Bảng 2.4: Bảng thống kê đặc điểm chủ thể tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định
Đặc điểm người phạm tội | |||||||
Tái phạm, tái phạm nguy hiểm | Nghiện ma túy | Cán bộ, công chức | Đảng viên | Nữ | Người nước ngoài | Tổng | |
2008 | 7 | 10 | 0 | 0 | 7 | 0 | 24 |
2009 | 6 | 7 | 1 | 0 | 3 | 0 | 17 |
2010 | 8 | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 11 |
2011 | 5 | 6 | 0 | 1 | 7 | 0 | 19 |
2012 | 6 | 4 | 1 | 1 | 6 | 0 | 18 |
Tổng | 32 | 29 | 2 | 2 | 24 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trách Nhiệm Hình Sự Của Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trong Blhs 1999 (Sửa Đổi Năm 2009)
- Thực Tiễn Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Kết Quả Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định Từ Năm 2008 Đến Năm 2012
- Những Bất Cập Xuất Phát Từ Việc Tuyên Truyền, Giáo Dục
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 12
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.
Nghiên cứu đặc điểm người phạm tội lừa đảo thì không thể bỏ qua độ tuổi. Đặc điểm về độ tuổi có vị trí hết sức quan trọng, nó đánh dấu khả năng nhận thức xã hội, hiểu biết cuộc sống và đủ tư cách chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Cùng một số biến đổi của độ tuổi là quá trình diễn ra sự thay đổi của bản thân. Độ tuổi có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của nhân thân và từ đó ảnh hưởng lớn tới tính chất, mức độ, loại tội phạm, đến việc thực hiện các hành vi phạm tội. Các nhà khoa học xã hội đã có nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi. Tâm lý trẻ vị thành niên và nhiều hành vi phạm tội.
Số trẻ vị thành niên là tội phạm cũng chiếm vị trí đáng kể. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại vì ở độ tuổi này vị thành niên chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, chưa hoàn toàn trưởng thành, dễ tiếp thu cái mới, dễ bị các hiện tượng tiêu cực bên ngoài tác động tới. Hiện nay rất nhiều học sinh bị các thú vui lôi kéo như đi sàn, karaoke, ăn diện hoặc mắc phải tật xấu rồi bỏ học, nghiện trò chơi điện tử, rượu, thuốc lá, bài bạc, ma túy... trẻ vị thành niên
thường dễ bị kích động, lôi kéo, nhưng chưa thấy hết được hậu quả của hành vi của mình gây ra, nên hành vi nhiều khi táo bạo và trắng trợn.
Qua thực tế xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định có thể khái quát độ tuổi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua bảng sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu độ tuổi người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi | Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi | Từ đủ 18 trở lên | |
2008 | 0 | 23 | 55 |
2009 | 0 | 29 | 67 |
2010 | 0 | 15 | 49 |
2011 | 1 | 21 | 70 |
2012 | 0 | 17 | 58 |
Tổng | 1 | 105 | 299 |
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.
Theo bảng 2.5, về độ tuổi thì trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử phần lớn đều ở độ tuổi từ 18 trở lên chiếm 76%, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm 20%. Còn về trình độ văn hóa, đa số đối tượng phạm tội thường không có nghề nghiệp ổn định, trình độ văn hóa thấp, kém hiểu biết, thiếu thông tin.
2.2.5. Địa bàn hoạt động
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở tỉnh Nam Định diễn ra trên hầu khắp các địa phương, các huyện trong tỉnh, không kể thành thị hay nông thôn, và ở mỗi nơi người phạm tội lại lợi dụng những đặc điểm riêng của từng vùng để phạm tội. Tuy nhiên qua thực tế xét xử cho thấy các vụ án lớn, có tính chất nghiêm trọng thường diễn ra ở thành phố Nam Định, các huyện có điều kiện kinh tế phát triển hơn và các huyện có khu du lịch như: Huyện Hải Hậu, huyện Giao Thủy...
Ví dụ: Tại thành phố Nam Định có chợ Rồng là trung tâm thương mại tập trung nhiều hộ kinh doanh. Lợi dụng sự quen biết giữa những người buôn bán trong chợ, từ tháng 9/2011 đến tháng 2/2012, Ông Nguyễn Văn B trú tại phường Trần Hưng Đạo - Thành phố Nam Định đã vay tiền, vàng của nhiều người buôn bán trong chợ với lãi suất 3,5%/ tháng, những tháng đầu B trả lãi rất đầy đủ để tạo lòng tin với mọi người. Với lãi suất hấp dẫn đó nhiều người còn đi thế chấp sổ đỏ vay tiền Ngân hàng sau đó mang đến cho B vay, số tiền B vay được lên tới hơn 15 tỷ đồng, sau đó B cầm tiền bỏ trốn. Đây là một trong những vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn, có tính chất nghiêm trọng diễn ra ở thành phố Nam Định.
Chương 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. MỘT SỐ BẤT CẬP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN Ở TỈNH NAM ĐỊNH
3.1.1. Một số bất cập của Bộ luật hình sự
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hình thành, củng cố, phát triển và xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, mặc dù BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhưng vẫn còn một số bất cập. Cụ thể là:
a/ Bộ luật hình sự hiện hành chưa hình sự hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân (pháp nhân lừa đảo chiếm đoạt tại sản)
Theo quy định tại Điều 2 của BLHS hiện hành thì chỉ truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân người phạm tộị mà không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Thực tiễn cho thấy không ít tổ chức kinh tế, doanh nghiệp (pháp nhân) vì chạy theo lợi ích cục bộ đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng có tính chất tội phạm (như: đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu hoặc vi phạm các quy định về tài chính, ngân hàng, chứng khoán, gây ô nhiễm môi trường, lừa đảo...) nhưng cũng chỉ có thể xử lý bằng các chế tài xử phạt khác (hành chính, kinh tế, dân sự). Việc xử lý bằng các chế tài này tỏ ra chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa các pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm.
Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS vào năm 2009, vấn đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân đã được đặt ra và nhiều ý kiến cho rằng cần bổ
sung vấn đề này vào BLHS để xử lý nghiêm đối với các pháp nhân có những vi phạm hết sức nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế như: lừa đảo, rửa tiền, gây ô nhiễm môi trường, trốn thuế, buôn lậu, ... Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp mà phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS chỉ giới hạn trong một số điều, do vậy, trong Nghị quyết số: 33/2009/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã giao cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao "phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu các điều khoản của BLHS có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm mà chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung để chuẩn bị phương án cho việc sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện BLHS".
Hiện tượng “lừa đảo tập thể” đã và sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng, (như đối với các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để đầu tư, dùng thủ đoạn thế chấp đất đai để vay tiền của ngân hàng Việt Nam rồi trốn khỏi Việt Nam...). Do đó, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là hết sức cần thiết để không những xử lý doanh nghiệp đến trực tiếp đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể xử lý cả “công ty mẹ” ở nước ngoài.
b) Các dấu hiệu định tội, định khung của tội lừa đảo còn thiếu tính minh bạch, gây khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật
Như chúng tôi phân tích ở trên, dấu hiệu đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm tài sản. Nói cách khác, người phạm tội có mục đích chiếm đoạt từ trước, nên đã sử dụng thủ đoạn gian dối để đánh lừa người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhận thức và vận dụng không đúng dấu hiệu này đã dẫn đến trong một số trường hợp việc định tội không chính xác. Các cơ quan tố tụng thường hay nhầm lẫn giữa hành vi lừa đảo và hành vi lạm dụng tín nhiệm.
Mặt khác, một số tội phạm mà hành vi chủ thể cũng sử dụng thủ đoạn gian dối như: “cờ bạc bịp”, hành vi lừa dối khách hàng, buôn bán hàng giả...cũng là những trường hợp cần có sự phân biệt rạch ròi ngay trong luật. Đặc biệt là hành vi mua bán vàng giả, “cờ bạc bịp”. Các trường hợp này phải được truy tố về hành vi lừa đảo. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, nên truy tố về các hành vi tướng ứng. Đây là điều cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường tính minh bạch của BLHS.
Bên cạnh đó, việc quá thiên về dấu hiệu hậu quả của tội phạm (biểu hiện nhất là giá trị tài sản bị chiếm đoạt) là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt dẫn đến sự lệ thuộc quá nhiều của BLHS và các cơ quan tố tụng vào việc định giá tài sản mà quên mất các dấu hiệu khác như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng chính sách, các hộ nghèo (lừa đi xuất khẩu lao động), sử dụng tài sản chiếm đoạt để hối lộ. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc cần giảm bớt sự phụ thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt và thay vào đó là các tình tiết tăng nặng khác nhằm tăng cường hiệu quả đối với các trường hợp phạm tội này.
c) Các quy định của BLHS về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra
Vấn đề này bộc lộ rõ nét khi mà các trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng xảy ra trong thời gian gần đây có nguy cơ không thể thu hồi hoặc chỉ thu hồi một phần rất nhỏ. Kết quả là, người phạm tội (một cá thể) thì bị phạt tù chung thân (theo quy định hiện nay sau 12 năm có thể được xem xét giảm án). Còn một sự thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng không thể thu hồi (làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người) thì có nguy cơ bị mất vĩnh viễn. Điều này đặt ra cho BLHS cũng như các cơ quan chức năng phải suy nghĩ lại về hiệu quả của BLHS và việc truy cứu TNHS. Theo quy định hiện nay, muốn tịch thu tài sản thì phải chứng
minh đầy đủ hành vi phạm tội và phải tìm cho được mối liên hệ giữa tài sản đó với hành vi phạm tội. Ai cũng biết là, một phần lớn tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt được đã được chuyển đổi chủ sở hữu, nhưng lại không cho phép truy thu số tài sản này. Do đó, đã từ lâu, tâm lý thậm chí là triết lý: “hy sinh đời bố để củng cố đời con” vẫn và sẽ tồn tại trong xã hội Việt Nam. Chúng ta như đang cùng nhau thừa nhận một sự bất công mà không thể làm khác được và thông thường người ta hay đổ lỗi cho việc BLHS chưa đủ sức răn đe, làm cho các đối tượng phạm tội không sợ. Và đó là lý do mà nhiều chuyên gia cho rằng cần phải tính đến việc quy định lại hình phạt tử hình đối với tội này.
3.1.2 Những bất cập xuất phát từ hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật
Trong quá trình tiến hành tố tụng, chủ thể tiến hành tố tụng đã có lúc thiếu trách nhiệm, chủ quan, sai lầm trong việc điều tra, truy tố, xét xử. Nguyên nhân do trình độ, năng lực nhận thức của cán bộ các cơ quan tư pháp về pháp luật, nhất là những tội phạm có mặt khách quan tương đối giống nhau như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc do chủ quan, duy ý chí, lợi ích vật chất dẫn đến việc áp dụng pháp luật hình sự không đúng quy định, chủ trương, chính sách. Có rất nhiều quan điểm khi đánh giá về một hành vi, nảy sinh những vướng mắc trong xử lý các vụ phạm tội giữa các cơ quan thi hành pháp luật. Việc vận dụng quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ... trong Bộ luật hình sự khi truy tố, xét xử các vụ án còn thiếu chính xác. Đặc biệt trong quá trình xét xử việc quyết định hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội, không đạt mục đích giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm. Việc áp dụng Bộ luật tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự còn nhiều thiếu sót nhất là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp nghiệp vụ điều tra... Những
thiếu sót này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều tra, truy tố, xét xử và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.
Một mặt khác, do trình độ lập pháp của ta chưa cao. Các văn bản pháp luật khi ban hành chưa thực hiện được ngay mà còn phải chờ hướng dẫn nên người dân và ngay cả bản thân người công tác làm tư pháp không nắm được tinh thần, quy định của pháp luật. Các văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn thường chậm, không có tính ổn định lâu dài do không có sự dự báo chính xác tình hình tội phạm. Thực tế yêu cầu phổ biến pháp luật rộng rãi trong nhân dân ngày càng cao, trong khi đó công tác giáo dục pháp luật chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do thiếu hiểu biết pháp luật mà người dân dễ dẫn đến vi phạm pháp luật. Như vậy, ý thức pháp luật kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phạm tội.
Mặt khác đất nước bước vào công cuộc đổi mới trong điều kiện cơ chế quản lý chưa thật đồng bộ, chính sách kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Hệ thống pháp luật của chúng ta tuy đã có nhiều về số lượng, thay đổi về chất lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm của xã hội, thiếu tính ổn định, đồng bộ. Trước ngưỡng cửa gia nhập kinh tế thế giới, chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật đầy đủ để điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ cho quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực quản lý nhà nước còn chậm ban hành, làm cho các ngành, các cơ quan hành chính lúng túng trong công tác quản lý. Mặt khác, do kinh nghiệm lập pháp của ta còn có phần hạn chế, năng lực dự báo và nắm bắt tình hình tiến triển của các nhà làm luật còn yếu. Công tác thống kê của các cơ quan tư pháp không thống nhất, các số liệu thống kê báo cáo chưa chính xác do nhiều nguyên nhân như quy định về thời gian thống kê không đồng bộ như: Ngành Công an thời hạn thống kê từ ngày 20 tháng 11