Kết Quả Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định Từ Năm 2008 Đến Năm 2012

2.2.2. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2008 đến năm 2012

Sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tình hình tội phạm cũng có sự biến đổi về số lượng, phạm vi, tính chất và mức độ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tình hình tội phạm trong cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng trong vài năm trở lại đây tuy đã được kiềm chế nhưng luôn tiềm ẩn xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mặt khác, qua nghiên cứu cho thấy, cơ cấu thành phần tội phạm có những biến đổi theo hướng đa dạng chứ không tập trung vào các đối tượng lưu manh, chuyên nghiệp.

* Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng số tội phạm

Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Nam Định, từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7698 vụ phạm tội, trong đó Công an tỉnh Nam Định đã điều tra được 6911 vụ, đạt 89,7%. Cũng trong khoảng thời gian này, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã xảy ra 421 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó công an tỉnh Nam Định đã điều tra khám phá được 356 vụ, bắt giữ 465 đối tượng đạt 86,6%. Trong đó, tỷ lệ tội phạm lừa đảo luôn dao động ở mức 4,2% đến 6,9%.

Bảng 2.1: So sánh thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định

Năm

Tổng số tội phạm

bị phát hiện

Số vụ lừa đảo

chiếm đoạt tài sản

Tỷ lệ (%)

2008

1.368

58

4,2

2009

1.285

60

4,6

2010

1.438

71

4,9

2011

1.547

78

5,0

2012

1.273

89

6,9

Tổng số

6.911

356

5,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 9

Nguồn: Công an tỉnh Nam Định.

* Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có diễn biến không đều, nhưng luôn có xu hướng gia tăng

Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, số vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử hàng năm so với tổng số vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà cơ quan Công an và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định thụ lý giải quyết là khá cao cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Thực trạng khởi tố, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định

Năm

Khởi tố

Truy tố

Xét xử

Vụ

Bị can

Vụ

Bị can

Tỷ lệ

Vụ

Bị cáo

Tỷ lệ

2008

58

78

56

76

96,5%

55

75

94,8%

2009

60

83

57

80

95%

57

79

95%

2010

71

99

69

97

97,1%

68

96

95,7%

2011

78

105

74

101

94,8%

72

99

92.3%

2012

89

121

88

120

98,8%

87

119

97,7%

Tổng

356

486

344

474

96,6%

339

468

95,2%

Nguồn: Công an tỉnh Nam Định, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.

Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 số vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử hàng năm có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2008 xét xử 55 vụ trong tổng số 1368 vụ chiếm tỷ lệ 4%, năm 2009 xét xử 57 vụ trong tổng số 1285 vụ chiếm tỷ lệ 4,4%, năm 2010 xét xử 68 vụ trong tổng số 1438 vụ chiếm tỷ lệ 4,7%, năm 2011 xét xử 72 vụ trong tổng số 1547 vụ chiếm tỷ lệ 4,6%, năm 2012 xét xử 87 vụ trong tổng số 1273 vụ chiếm tỷ lệ 6,8%. Như vậy có thể thấy số vụ án

lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xét xử hàng năm thấp nhất ở năm 2008, và cao nhất ở năm 2012.

Tính trung bình một vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khoảng 1,38 bị cáo. Cụ thể ở các năm là như sau: năm 2008 là 1,36 bị cáo / 1 vụ, năm 2009 là 1,38 bị cáo / 1 vụ, năm 2010 là 1,41 bị cáo / 1 vụ, năm 2011 là 1,37 bị cáo/ 1 vụ, năm 2012 là 1,36 bị cáo / 1 vụ. Căn cứ vào số bị cáo trên có thể thấy đa số các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm, có nhiều vụ bọn tội phạm còn tổ chức thành đường dây lừa đảo với nhiều đối tượng tham gia ở nhiều địa phương khác nhau.

* Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội khá nghiêm khắc, chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn

Về hình phạt được tòa án áp dụng đối với các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong 5 năm gần đây là như sau:

Bảng 2.3. Hình phạt được áp dụng đối với bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm 2008 - 2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định


Năm

Hình phạt Tòa án áp dụng

Cải tạo không giam giữ


Án treo

Tù từ 3 năm trở xuống

Từ trên 3 năm

đến 7

năm

Tù từ trên 7 năm đến

15 năm

Từ 15

năm đến 20 năm

Tù chung thân

Tù từ 20 năm đến 30 năm

2008

3

25

35

11

2

2

2

0

2009

2

15

53

12

5

2

1

1

2010

1

17

47

8

2

2

0

0

2011

2

22

65

16

6

4

1

0

2012

3

23

56

9

7

3

2

1

Tổng

11

102

256

56

22

13

6

2

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.

Từ năm 2008 đến 2012, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã xét xử được 339 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 468 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó có 02 bị cáo bị tổng hợp hình phạt tù từ trên 20 năm đến 30 năm, 06 bị cáo bị xử phạt tù chung thân, 13 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, 22 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm, 40 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm, 256 bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống, 102 bị cáo được cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ là 11 bị cáo. Ngoài áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính, tòa án còn áp dụng các hình phạt bổ sung như: phạt tiền, tịch thu tài sản,...

Như vậy có thể thấy thực tiễn việc áp dụng hình phạt cho các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định phổ biến là ở mức khung hình phạt theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự (từ 6 tháng đến 3 năm tù). Cụ thể theo bảng 2.3 thì hình phạt tù từ 3 năm trở xuống là 256 bị cáo chiếm tỷ lệ 54%, cho hưởng án treo (phạt tù không quá 3 năm) 102 bị cáo chiếm tỷ lệ 21,7%. Trong khi đó mức phạt cao nhất là tù chung thân chỉ được áp dụng với 6 bị cáo chiếm tỷ lệ 1,28%, tổng hợp hình phạt tù trên 20 năm đến 30 năm là 2 bị cáo chiếm tỷ lệ 0,42%.

2.2.3. Một số đặc điểm của loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trong những năm gần đây, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định có biểu hiện đa dạng, thủ đoạn ngày càng tinh

vi. Người phạm tội lợi dụng triệt để những sơ hở của chính sách pháp luật, chính sách quản lý kinh tế, nhằm vào tâm lý và nhu cầu của người bị hại, lợi dụng sự tha hóa về đạo đức của một số cán bộ cơ quan nhà nước, để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Một số thủ đoạn mà kẻ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt thường sử dụng trong thời gian gần đây là:

a) Thành lập các công ty “ma” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thông qua hình thức lấy danh nghĩa các công ty "ma" hoặc thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn để vay tiền ở các ngân hàng, hoặc vay tiền của cá nhân rồi chiếm đoạt luôn. Đây là thủ đoạn được sử dụng trong nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Thực tế tại tỉnh Nam Định có vụ án Công tycổ phần H H, do ông Hoàng Văn H làm giám đốc đã có hành vi chiếm đoạt củaNgân hàng, một số chủ cửa hàng ở Chợ Rồng và một số cá nhân hơn 4 tỷ đồng.

b) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng

Hình thức lừa đảo chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng thông qua việc lập hồ sơ khống chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng: Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước đã lập hồ sơ giả mạo để được hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Thủ đoạn này thường được những người làm việc trong lĩnh vực thương mại sử dụng. Ví dụ cụ thể tại tỉnh Nam Định như sau: Vụ án Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ HP cùng Kế toán trưởng là bà Phạm Thị H đưa tờ hóa đơn khống số NG/2008B 83384 của Công ty NH vào kê khai và để hợp thức hóa đơn đó, giám đốc đã chỉ đạo cho kế toán chuyển vào tài khoản của Công ty NH tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định với số tiền là 1.073.169.783 đồng.

c) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức vay với lãi xuất cao sau đó không có khả năng thanh toán hoặc bỏ trốn

Một hình thức cũng rất phổ biến trong thời gian vừa qua và cũng được đưa tin nhiều từ các phương tiện thông tin đại chúng đó là hình thức lừa đảo đưa ra lãi suất cao hơn với lãi suất của Ngân hàng để thu hút vốn nhàn rỗi của nhân dân và trả lãi suất ngay sau khi nhận tiền. Đây là trường hợp mà chủ thể

đã có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước nên đã đưa ra một mức lãi xuất cao để lừa những người nhẹ dạ, ham lợi nhuận. Sau khi thu được một một số vốn lớn thì chủ vay cao chạy xa bay. Nạn nhân của những vụ lừa đảo này thường là những người nhẹ dạ cả tin, thậm chí có máu tham tiền nên đã bị kẻ phạm tội lợi dụng nhược điểm đó để lừa đảo. Ví dụ tại Nam Định như sau: Vợ chồng ông Lê Văn H và bà Nguyễn Thị D trú tại đường Điện Biên - thành phố Nam Định đã vay tiền, vàng, đô la của nhiều người nhà, hàng xóm, bạn bè và một số người dân khác với lãi suất 3.5%/ tháng, với lãi suất hấp dẫn đó nhiều người còn đi thế chấp sổ đỏ vay tiền Ngân hàng sau đó mang đến cho vợ chồng H vay, số tiền vợ chồng H vay được lên tới hơn 7 tỷ đồng, sau đó vợ chồng H cầm tiền bỏ trốn. Ngày 27/10/2009 Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã tuyên phạt H tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

d) Lừa đảo thông qua hình thức môi giới xuất khẩu lao động

Thông qua hình thức môi giới lao động như hứa hoặc cam kết xin việc cho người xin việc vào các cơ quan doanh nghiệp, hoặc thông qua hình thức tuyển dụng xuất khẩu lao động đi nước ngoài để thu tiền rồi chiếm đoạt số tiền đó. Cụ thể tại Nam Định có vụ án của Bùi Văn T nguyên là cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Q - Vụ Bản - Nam Định đã nghỉ hưu, T tự giới thiệu là người có quen biết với nhiều người, có khả năng xin được việc. Qua lời giới thiệu đó được một số người tin tưởng giao tiền và hồ sơ cho T để nhờ xin việc cho con em mình. Sau khi nhận được tiền và hồ sơ của mọi người Bùi Văn T không xin việc cho ai mà đã sử dụng số tiền đó để chi tiêu, trả nợ cũ và nộp tiền vào mạng bán hàng đa cấp để kinh doanh, một thời gian sau bỏ trốn khỏi địa phương, sau đó đến ngày 31/3/2012 đã đầu thú tại Công an huyện Vụ Bản và khai nhận là đã chiếm đoạt của 18 người bị hại với số tiền 1 tỷ 278 triệu đồng đến nay không có khả năng trả nợ. Ngày 23/112/2012 Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tuyên phạt bị

cáo Bùi Văn T 14 năm 6 tháng tù giam theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự.

đ) Thông qua hình thức cố ý tạo niềm tin đối với chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản

Kẻ phạm tội lợi dụng mối quan hệ quen biết, họ hàng, bạn bè tạo niềm tin, mượn tài sản để sử dụng, hẹn chủ tài sản sau khi xong việc sẽ trả lại, xong không trả và bán hoặc cầm cố tài sản lấy tiền ăn tiêu. Tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp này thường là các tài sản có giá trị tương đối và dễ tiêu thụ như xe máy, láp tốp..... ví dụ vụ án của Nguyễn Văn T đã lừa đảo chiếm đoạt xe máy của chị Vũ Thu H có giá trị khoảng 20 triệu đồng. Toàn mượn xe của H và nói dối là mẹ đang bị cấp cứu ở bệnh viện cần xe để vào viện gấp, sau đó mang xe của H ra tiệm cầm đồ cắm lấy tiền tiêu xài. Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản - Nam Định đã xét xử Toàn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

e) Một số hình thức phạm tội khác

Thông qua hình thức hành nghề mê tín dị đoan như bói toán, cúng ma, lợi dụng sự mê tín của người khác để đặt ra các yêu sách về vật chất, qua đó chiếm đoạt tài sản, ví dụ trường hợp thanh đồng Lê Thị T tại Nam Trực - Nam Định đã dùng hành vi mê tín dị đoan chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng của các con hương đến cũng lễ.

Hoặc thông qua hình thức đánh bạc, đỏ đen lừa đảo khác. Đây là trường hợp người phạm tội có sự chuẩn bị trước những quân bài có đánh dấu hay những thủ thuật khác để kiểm soát cuộc chơi... những hành vi gian dối đó quyết định việc thắng thua theo ý muốn của họ và dụ dỗ, lôi kéo người khác vào chơi để chiếm đoạt tiền của họ. Đối với thủ đoạn này thì tùy trường hợp sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ trường hợp của Nguyễn Hồng Q ở Nam Hải - Nam Trực - Nam Định.

Trong giai đoạn hiện nay do áp dụng một số thành tựu khoa học tiên tiến của công nghệ thông tin và những ngành khoa học hiện đại khác đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để cho tội phạm công nghệ cao phát triển đặc biệt là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như lừa đảo qua internet...

Có thể nói, ngoài các phương thức và thủ đoạn trên, thì trong thực tế bọn phạm tội sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã chỉ ra rằng: thủ đoạn của lừa đảo của bọn tội phạm rất đa dạng và luôn luôn thay đổi, chúng luôn đưa người bị hại vào tình trạng không thể ngờ được. Người phạm tội luôn nghiên cứu các hình thức tâm lý của chủ tài sản để đưa ra các phương thức, thủ đoạn gian dối khác nhau, làm cho người chủ tài sản tin giả là thật, từ đó tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội và sau đó chiếm đoạt luôn tài sản đó.

2.2.4. Một số đặc điểm liên quan đến chủ thể tội phạm

Phân tích đặc điểm chủ thể người phạm tội qua các vụ án xét xử từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định, cho thấy số bị cáo tái phạm nguy hiểm và tái phạm chiếm tỷ lệ khoảng 7% trong tổng số bị cáo đưa ra xét xử. Về giới tính, bị cáo nữ chiếm tỷ lệ khoảng 8,5%. Đặc biệt số bị cáo là người nghiện ma túy cũng chiếm tỷ lệ là 9%. Trong đó có 2 trường hợp là cán bộ công chức, 2 trường hợp là đảng viên.

Từ kết quả phân tích đặc điểm chủ thể của tội phạm như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023