Những Bất Cập Xuất Phát Từ Việc Tuyên Truyền, Giáo Dục

hàng năm, Viện kiểm sát là ngày 30 tháng 11 hàng năm, còn Tòa án là ngày 30 tháng 9 hàng năm, hay phương tiện thống kê chưa đầy đủ, trình độ cán bộ thống kê còn chưa cao để sai sót số liệu.

Từ đó dẫn đến tình trạng đánh giá không đúng tình hình tội phạm, các biện pháp phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không đạt hiệu quả cao. Bởi vậy, tuy có nhiều văn bản pháp luật được xây dựng nhưng vẫn còn bất hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng.

3.1.3. Những bất cập xuất phát từ việc tuyên truyền, giáo dục

pháp luật

Có thể nói công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng chống tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng. Những hạn chế trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vi phạm pháp luật của một số người. Con người luôn có nhu cầu, nhưng đồng thời cũng có ý thức về nhu cầu và cách thức để thỏa mãn nhu cầu. Nên nếu những biện pháp tuyên truyền, giáo dục kém hiệu quả dẫn đến con người có ý thức sai lệch về cách thức để thỏa mãn nhu cầu, đây chính là nguyên nhân trực tiếp của hành vi phạm tội. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân tiềm ẩn trong con người phạm tội, đó là do sự tham lam, ích kỷ nên chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên tâm lý tiêu cực, vụ lợi, sự tham lam, tính ích kỷ, khát vọng làm giàu cũng như sự coi thường pháp luật không phải bẩm sinh có sẵn trong con người, vì vậy cần phải quan tâm tới vấn đề giáo dục con người trong xã hội, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu của người khác, nâng cao ý thức làm chủ bản thân trước những tác động của ngoại cảnh. Do vậy các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tội phạm.

Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kẻ phạm tội dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra các thông tin không đúng để người khác tin đó là sự thật, nếu người bị lừa dối tin vào các thông tin đó sẽ giao tài sản và kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản đó. Ngược lại nếu người bị lừa dối không tin vào các thông tin giả đó thì kẻ phạm tội không những không chiếm đoạt được tài sản mà còn có thể bị tố giác. Như vậy kẻ lừa đảo có chiếm được tài sản hay không còn phụ thuộc vào nhận thức của người bị lừa dối trước những thông tin giả. Do đó một số nguyên nhân của tội phạm này lại xuất phát từ chính tâm lý, nhận thức của người bị hại

Ví dụ như người bị hại ít hiểu biết, có trình độ học vấn thấp nên khả năng suy đoán kém, không có khả năng đánh giá các thông tin là thật là giả, bên cạnh đó các thủ đoạn lừa đảo của kẻ phạm tội thường rất đa dạng và ngày càng tinh vi, nên nếu người bị lừa dối không có ý thức cảnh giác thì dễ bị lừa. Mặt khác do lòng tham, tính hám lợi của người bị hại dễ bị lóa mắt trước các lợi ích vật chất, kẻ lừa dối chỉ cần đưa ra những lợi ích hấp dẫn sẽ dễ dàng dụ dỗ được họ để chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra có nhiều lý do khác nữa mà người bị hại không tố giác tội phạm như: ngại phiền hà, mất thời gian, không tin có thể thu hồi lại được tài sản, sợ trả thù... cũng là điều kiện để cho tội phạm này phát triển.

3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH.

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của BLHS

Bộ luật hình sự năm l999 bắt đầu có hiệu lực pháp luật vào ngày 1/7/1999, và được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đây là cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, như tác giả đã phân tích ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

trên, các quy định của Bộ luật hình sự về hành vi phạm tội này cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng, là một loại tội có tính truyền thống nên các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ít thay đổi. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mặc dù bản chất pháp lý của hành vi không thay đổi, vẫn là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nhưng các hình thức và thủ đoạn đã có sự thay đổi cần phải có sự nghiên cứu điều chỉnh lại các dấu hiệu pháp lý để đáp ứng với tình hình tội phạm mới. Cụ thể:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định - 11

a) Cân nhắc để quy định lại hình phạt tử hình đối với các trường hợp lừa đảo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc trong hệ thống hình phạt của Nhà nước ta và chỉ được áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy địn h. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân

loại, viêc

thu hep

hình phaṭ tử hình và tiến tới loaị bỏ hoàn toàn hình phaṭ tư

hình là xu hướng chung của thế giới hiện nay . Viêṭ Nam không nằm ngoài xu hướng này. Chủ trương hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình của Nhà

nước ta đươc

ghi nhân

taị các văn kiên

của Đảng cũng như thưc

tiên

xây dưng

các chính sách về hình phạt tử hình của Nhà nước ta từ năm 1985 đến nay. Bô

luâṭ hình sự đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào năm 1985, sau bốn lần

̉ a đổi, bổ sung, số lương các điêù luâṭ quy điṇ h hình phaṭ tử hình đối với các

tôi

pham

cu ̣thể lên tới 44 Điều (chiếm tỉ lê ̣ 14,89%). Để đáp ứ ng điều kiên

phát triển mới của tình hình kinh tế , xã hội thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế, Bô ̣luâṭ hình sự năm 1999 thay thế Bô ̣luâṭ hình sự năm 1985 đã loaị bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh cụ thể , đưa số điều lu ật quy định

hình phạt tử hình xuống còn 29 điều luâṭ , chiếm tỉ lê ̣ 11%. Ngày 24/5/2005, Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng

đến năm 2020 đươc

thông qua , trong đó nhấn maṇ h chủ trương “thu h ẹp

phạm vi áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít trường hợp phạm một số loại tội đặc biệt nghiêm trọng.”.

Thể chế hoá yêu cầu của Nghi ̣quyết 48/NQ-TW và để bảo đảm phù hơp

hơn

́i sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế cũng như yêu

cầu đấu tranh phòng chống tôi

pham

trong thời kỳ ́i , Luâṭ sô

37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sử a đổi, bổ sung môt số điêù của Bô ̣luâṭ hình

sự năm 1999 tiếp tuc

thu hep

pham

vi áp dun

g hình phaṭ tử hình xuống còn 22

điều luâṭ trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo xảy ra đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội đã lợi dụng kẽ hở của các cơ quan quản lý Nhà nước (trong đó không loại trừ có sự tiếp tay của các cán bộ nhà nước) chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng, gây hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế. Do đó, để tăng cường tính răn đe, theo chúng tôi, ít nhất là trong thời gian trước mắt, cần quy định lại hình phạt tử hình đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt nghiêm trọng.

b) Nghiên cứu quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân (pháp nhân kinh tế) có hành vi lừa đảo

Ở Việt Nam vấn đề TNHS của tổ chức, pháp nhân chưa được quy định trong luật hình sự. Qua nghiên cứu các công trình đã được công bố, thực tiễn tình hình kinh tế xã hội và thực trạng hệ thống pháp luật nước ta và tham khảo pháp luật của nhiều nước cũng như các công ước quốc tế về vấn đề này, chúng tôi thấy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế. Pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh thương mại ngày càng thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Cùng với những lợi ích đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là mặt trái của kinh tế thị trường như các hành vi

vi phạm quy định về độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt thuế, lừa đảo xuất khẩu lao động....gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Những hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đó không phải do một hoặc những cá nhân nào đó, mà chủ yếu là do tập thế (hội đồng quản trị) các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác nhau thuộc mọi thành phần gây ra.

Vì vậy, rõ ràng, trong những trường hợp này, việc xử lý vi phạm bằng pháp luật dân sự, pháp luật hành chính đối với tổ chức và chỉ truy cứu TNHS một số cá nhân điều hành nhân danh, thay mặt và vì lợi ích tổ chức là chưa đủ để đạt được mục đích răn đe, phòng ngừa ngăn chặn tái phạm, vi phạm pháp luật; không công bằng trong việc xử lý đối với các cá nhân bị truy cứu TNHS.

Ngoài ra,việc không truy cứu TNHS đối với pháp nhân ảnh hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của việc xử lý vi phạm pháp luật, đến việc giải quyết việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả vật chất cũng như tinh thần do tội phạm gây ra đối với tổ chức, cá nhân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, pháp nhân vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính, bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại gây ra. Cán bộ, công chức phạm tội trong khi thi hành công vụ hoặc liên quan đến công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại; còn người phạm tội chỉ có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiến bồi thường đó. Theo đó, tổ chức, pháp nhân chỉ là bị đơn dân sự mà không thể là bị cáo nên ngoài trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng; tổ chức, pháp nhân đó không chịu bất kỳ biện pháp cưỡng chế pháp lý nào khác. Bên cạnh đó,việc không truy cứu TNHS đối với pháp nhân trong nhiều trường hợp đã gây nên những khó khăn trong việc xử lý vi phạm. Ví dụ, nếu truy cứu TNHS pháp nhân thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền chủ động khởi tố vụ án hình sự, chứng minh và truy cứu TNHS đối với chủ thể TNHS,

còn theo luật tố tụng dân sự, cho đến nay vẫn chưa xác định được ai là người chịu trách nhiệm khởi kiện yêu cầu công ty Vedan bồi thường thiệt hại và nếu khởi kiện thì những người nông dân không có đủ khả năng để chứng minh được thiệt hại gây ra theo quy định của luật tố tụng dân sự là đương sự phải chứng minh cho yêu cầu của mình.

Cuối cùng, hành vi phạm tội của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của một hay nhiều cá nhân là thành viên của tổ chức, pháp nhân đó. Các cá nhân đó thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt, vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân hoặc ít nhất là hành vi đó được tổ chức, pháp nhân chấp nhận và chịu sự kiểm soát của tổ chức, pháp nhân mà người đó là thành viên. Thế nhưng, nếu pháp luật hình sự quy định cá nhân đó có thể phải chịu TNHS, còn pháp nhân có thể được hưởng lợi từ hành vi đó thì lại không phải chịu TNHS là một điều bất hợp lý, thiếu thuyết phục.

Như vậy, cùng một hành vi nguy hiểm cho xã hội như nhau, nhưng nếu hành vi đó do cá nhân thực hiện thì có thể bị truy cứu TNHS còn pháp nhân thì chỉ có thể bị xử phạt hành chính, mà không phải chịu TNHS. Đó chính là sự thiếu thống nhất, sự bất bình đẳng trong pháp luật nước ta nói chung, trong pháp luật hình sự nói riêng. Điều này, theo PGS.TS. Phạm Hồng Hải, vô hình chung trở thành sự khuyến khích cho những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của pháp nhân .

Ngoài ra, hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong đó có hội nhập về pháp luật, tư pháp đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đòi hỏi sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước. Trong khi pháp luật của rất nhiều quốc gia trên thế giới quy định và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, pháp nhân phạm tội thì Việt Nam cũng cần tiếp thu và vận dụng một cách phù hợp vấn đề này.

Những phân tích trên, cùng với xu thế quy định TNHS của tổ chức, pháp nhân ngày càng phổ biến trên thế giới cho thấy quy định TNHS của tổ chức, pháp nhân là một nhu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn trong luật hình sự Việt Nam nhằm đáp ứng các mục đích sau đây của thực tiễn lập pháp cũng như áp dụng pháp luật: 1/ Ngăn ngừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng ngày càng phổ biến của tổ chức, pháp nhân; 2/ Đảm bảo xử lý hiệu quả, công bằng, bình đẳng đối với công dân, tổ chức trước pháp luật; 3/ Đảm bảo tính hệ thống trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

c) Sửa đổi, bổ sung quy định tịch thu tài sản nhằm thu hồi triệt để tài sản do lừa đảo (do phạm tội) mà có

Theo chúng tôi, ngay cả khi quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm này, nếu không thay đổi quan niệm về các biện pháp tịch thu, thu hồi tài sản do phạm tội mà có thì các vụ lừa đảo có giá trị đặc biệt lớn vẫn xảy ra. Do đó, điều cần làm là phải thay đổi tư duy về các biện pháp thu hồi tài sản trong BLHS. Đó có thể là việc: (1) quy định lại hình phạt tử hình đối với tội phạm này; (2) là việc cho phép các cơ quan tố tụng xem xét tịch thu tài sản đối với người thân của các đối tượng này: (i) mà không cần phải chứng minh hành vi phạm tội của người thân của họ; (ii) khi mà người thân không thể chứng minh tài sản đó lấy từ đâu ra; (iii) nếu người thân tựgiác nộp lại tài sản thì có thể xem xét đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội; (3) cân nhắc đến việc cho phép quy đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù theo tỷ lệ thích hợp để buộc người bị áp dụng hình phạt tiền phải thực thi việc nộp phạt; (4) quy định chế định hoãn thi hành án tử hình: (i) trong khoảng thời gian 2 năm mà (ii) người bị kết án tử hình khắc phục ít nhất 80% giá trị tài sản đã chiếm đoạt (iii) thì có thể xem xét đổi hình phạt từ hình thành hình phạt tù chung thân.

d) Phân biệt rõ hơn trong Bộ luật hình sự giữa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Là người trực tiếp làm công tác xét xử án hình sự trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả thấy rằng có không ít trường hợp đã không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Như đã phân tích ở trên thì để phân biệt hai tội này thì chỉ có thể dựa vào mặt khách quan của tội phạm, phải xác định được mục đích chiếm đoạt tài sản có trước hay sau khi giao kết hợp đồng. Do đó, cần xác định cụ thể hơn trong BLHS dấu hiệu này để các cơ quan tố tụng xử lý một cách thống nhất

Ví dụ: Do có mối quan hệ quen biết với nhau nên Trần Văn M có vay của Vũ Văn H 300 triệu đồng để sử dụng vào mục đích kinh doanh buôn bán, lãi suất do hai bên thỏa thuận. Sau khi vay được tiền M sử dụng vào việc kinh doanh buôn bán và hàng tháng trả lãi đầy đủ cho H. Tuy nhiên sau một năm M làm ăn thua lỗ và lâm vào tình trạng mất các điều kiện để kinh doanh và không còn khả năng trả nợ cho H và một số người khác. Lúc này M mới nghĩ cách tiếp tục thỏa thuận vay tiền của H để kinh doanh (M nói với H là do mở rộng sản suất kinh doanh nên thiếu vốn và hỏi vay tiếp 200 triệu đồng, H tin nên cho M vay) và trả lãi cao hơn. Sau đó M dùng số tiền vay được để trả các khoản nợ của mình và cuối cùng mất khả năng thanh toán. Sau đó M bỏ trốn khỏi địa phương, H đã làm đơn tố cáo M ra trước cơ quan pháp luật. Trong vụ án này để xác định M có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì phải làm rõ được mục đích chiếm đoạt tài sản của M có trước hay sau khi giao kết hợp đồng với H.

Do đó việc nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách toàn diện và chi tiết các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự tạo cơ sở quan trọng trong việc áp dụng pháp luật xử lý đúng người, đúng tội và đưa ra chế tài xác đáng. Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa các hành vi phạm tội có những dấu hiệu giống nhau trong quá trình xét xử nhằm

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí