- Áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là thể hiện việc đề cao, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quy định của pháp luật về căn cứ cũng như thủ tục áp dụng, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm cho thấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này không chỉ là để đạt được mục tiêu giải quyết vụ án, mà yêu cầu còn phải bảo đảm tính khách quan, thận trọng trong khi vận dụng, đó là phải tuân thủ theo những quy định về căn cứ, thủ tục, thẩm quyền được quy định trong pháp luật.
- Áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm góp phần bảo vệ sự an toàn và vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản, tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, đồng thời thể hiện sự mềm dẻo, của các chính sách của Nhà nước trong trấn áp tội phạm. Tước bỏ những điều kiện thuận lợi, không cho phép người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, gây nguy hại cho xã hội.
- Áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm còn góp phần tăng cường pháp chế và củng cố pháp luật ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thông qua biện pháp bắt khẩn cấp đã góp phần giáo dục và nâng cao được ý thức pháp luật cho người dân sống trong xã hội phải tôn trọng, chấp hành pháp luật nếu không thì sẽ bị pháp luật trừng trị.
1.1.3. Phân biệt biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong pháp luật tố tụng hình sự với biện pháp đặt cọc, bảo lãnh, thế chấp trong pháp luật dân sự
Tại điều 318 của Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lãnh; Tín chấp.
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong Tố tụng hình sự - 1
- Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong Tố tụng hình sự - 2
- Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong Tố tụng hình sự - 4
- Thực Tiễn Áp Dụng, Những Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Về Lập Pháp, Thực Tiễn Áp Dụng Và Nguyên Nhân
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
Khi nghiên cứu các hình thức trên với hình thức đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm theo pháp luật tố tụng hình sự chúng ta thấy có một số điểm khác nhau sau:
- Chủ thể áp dụng
+ Chủ thể áp dụng của biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm trong tố tụng hình sự, gồm:
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
+ Chủ thể áp dụng của biện pháp Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lãnh; Tín chấp trong luật dân sự, là các bên ký kết các hợp đồng dân sự hoặc người thứ ba.
- Đối tượng áp dụng
+ Đối tượng áp dụng của biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm, gồm: bị can, bị cáo đang bị tạm giam, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
+ Đối tượng áp dụng các biện pháp Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lãnh; Tín chấp trong luật dân sự: Gồm các bên tham gia ký kết hợp đồng dân sự hoặc người thứ ba
- Căn cứ áp dụng
+ Căn cứ áo dụng của biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm, gồm:
Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu ; có nơi cư trú rõ ràng ; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ;
Có căn cứ xác điṇ h , sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu huỷ , che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;
Viêc cho bi ̣can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an n,intrhật tự;
+ Căn cứ áp dụng của các biện pháp Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lãnh; Tín chấp trong luật dân sự: là khi hợp đồng dân sự được xác lập.
1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng hình sự về đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm từ 1945 đến nay
1.2.1. Thời kỳ từ 1945 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988
Trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, mặc dù chưa có các quy phạm định nghĩa về khái niệm biện pháp ngăn chặn, nhưng các biện pháp ngăn chặn đã được quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự nước ta ngay từ sau Cách mạng tháng tám, trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 14/01/1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh số 131 ngày 20/7/1946 về tổ chức bộ máy Tư pháp, Công an, Sắc lệnh số 85 ngày 07/11/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, đề có quy định về thẩm quyền bắt người; đặc biệt Sắc lệnh 85 còn quy định cụ thể: “quyền ký lệnh tạm giam bị cáo thuộc về ông giám đốc ty liêm phóng” và “tư pháp Công an có nhiệm vụ bắt người phạm pháp và giao cho các Tòa án xét xử” [13].
Ngày 20/5/1957 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã ký Luật số 103-SL/L005 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Tại chương 2 và chương 3 quy định rõ việc bắt người phạm pháp, việc tạm giữ, tạm giam và tạm tha nhưng chưa quy định về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm.
Ngày 18/6/1957 Hội đồng chính phủ đã ký Sắc lệnh số 02-SL quy định
những biện pháp ngăn chặn: Bắt bình thường, bắt khẩn cấp, bắt người phạm pháp quả tang, tạm giữ và tạm giam.
Ngày 28/6/1988 Hội đồng Nhà nước đã ký luật số 7 – LCT/HĐNN ban hành luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tại chương V đã quy định rõ về các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Như vậy, đây là lần đầu tiên biện pháp ngăn chặn “đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm” được đưa vào trong luật tố tụng hình sự.
1.2.2. Từ năm 1988 đến khi bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được thông qua và có hiệu lực
Năm 2003 Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam được thông qua và tiến hành áp dụng thì tại Chương VI, quy định có các biện pháp ngăn chặn: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) quy định về các biện pháp ngăn chặn về cơ bản đã khắc phục được những khó khăn vướng mắc của BLTTHS nhưng qua một thời gian thực hiện, vẫn còn có những khó khăn vướng mắc nhất định, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để có quy định phù hợp thực tế, bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đạt hiệu quả.
Mặc dù đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn trước đây và đã có văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng trên thực tế vẫn còn có khó khăn, vướng mắc nhất là trong áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm.
Để bảo đảm tính khả thi và tránh tiêu cực, tuỳ tiện, bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã quy định cụ thể về các loại tội danh không được cho đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo. Đối với các loại tội danh mà bị can, bị cáo có thể được đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì phải quy định cụ thể khoảng mức tiền cho từng loại hoặc nêu rõ giao cho cơ quan chức năng nào hướng dẫn về mức tiền hoặc tài sản cần phải đặt tương ứng với từng trường hợp phạm tội.
Để áp dụng đúng và thống nhất quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch Số: 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn về việc đặt tiền để
bảo đảm theo quy định tại Điều93 của Bô ̣luâṭ tố tun
g hình sự năm2003.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 của Luận văn, chúng tôi đã nghiên cứu và giải quyết được vấn đề lý luận về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Cụ thể là:
Nghiên cứu các qui định của bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong Tố tụng hình sự từ đó đưa ra khái niệm về biện pháp này.
Trên cơ sở phân tích, làm rõ khái niệm cũng các quy định có liên quan đến biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm trong Tố tụng hình sự luận văn đã chỉ ra được vị trí, vai trò của biện pháp này.
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng nói chung và lịch sử phát triển của biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Những vấn đề nhận thức lý luận cơ bản đề cập trong chương 1, là cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn công tác áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị bảo đảm những năm qua được trình bày tại chương 2.
Chương 2
QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2003
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN HOẶC TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ ĐỂ BẢO ĐẢM
2.1. Qui định của pháp luật tố tụng hình sự về đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
- Quy định của pháp luật tố tụng hình sự
+ Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
+ Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
+ Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.
+ Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước và trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.