Những Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Biện Pháp Đặt Tiền Hoặc Tài Sản Có Giá Trị Để Bảo Đảm

điều tra, truy tố, xét xử, không bị những hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo lĩnh cản trở.

1.3.5. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS, Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập [32, Điều 93].

Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Quyết định của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 BLTTHS phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành [32, Điều 80].

Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can, bị cáo một bản.

Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được CQĐT, VKS, Tòa án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung công quỹ nhà nước và trong trường hợp này, bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

Trình tự, thủ tục, mức tiền hay giá trị tài sản phải đặt để đảm bảo việc tạm giữ, hoàn trả, không hoàn trả số tiền hay tài sản đã đặt sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là biện pháp để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo, là sự ràng

buộc pháp lý giữa quyền và lợi ích của bị can, bị cáo với trách nhiệm pháp lý chứ không phải là hoạt động cầm đồ, cầm cố, thế chấp vì mục đích kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trên đây là các biện pháp ngăn chặn do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc những người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ là tiền đề, cơ sở cho hoạt động tố tụng hình sự đạt hiệu quả, tránh được những vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân, vừa thể hiện được tính quyền uy của nhà nước, vừa tăng cường pháp chế XHCN. Đồng thời góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội một cách có hiệu quả.

Tại Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 7

Tòa án cấp sơ thẩm có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định. Đối với bị cáo đang tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa [32, Điều 177].

Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm sau khi thụ lý vụ án, nếu xét thấy cần tiếp tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo như Viện kiểm sát đã áp dụng thì Tòa án giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn và ra văn bản phù hợp với biện pháp ngăn chặn đó. Nếu xét thấy cần thiết thì thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cho phù hợp với thực tế.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05.11.2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn:

- Áp dụng biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án theo đề nghị của Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra lệnh tạm giam bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết và căn cứ vào quy định tại Điều 88 của BLTTHS, xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo.

- Thay đổi biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án theo đề nghị của Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh; đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm).

- Huỷ bỏ biện pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án theo đề nghị của Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị can, bị cáo và cũng không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

- Sau khi quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam, nếu xét thấy cần thiết thì Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án vẫn có quyền huỷ bỏ hoặc áp dụng lại biện pháp tạm giam [53].

Kết luận chương 1

Các biện pháp ngăn chặn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình giải quyết các vụ án hình sự, nhưng nó cũng tác động ảnh hưởng lớn đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân, đến môi trường xã hội xung quanh người bị áp dụng. Để tránh những tác động xấu của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đến uy tín của Đảng, các cơ quan Nhà nước, đối với mọi đối tượng, ngoài những yêu cầu chung mà BLTTHS đã quy định, Đảng và Nhà nước cũng như Tòa án nhân dân tối cao còn đề ra những yêu cầu nhằm chỉ đạo sát sao, đảm bảo tính toàn diện khi tiến hành là rất cần thiết.

Những nghiên cứu trong chương này cho thấy, với đặc điểm và ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn, việc áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn đối với mỗi người phạm tội là rất quan trọng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, Đảng, Nhà nước và Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều văn bản trong đó chứa đựng các nội dung liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Từ các văn bản này cho thấy, bên cạnh những yêu cầu về pháp lý, thì những yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ cũng rất quan trọng, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội cần cân nhắc kỹ lưỡng về mọi yếu tố, căn cứ áp dụng.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 01/01/2008 ĐẾN HẾT NĂM 2012


2.1. Thực trạng

Trước tháng 8/2008, Thủ đô Hà Nội có diện tích 920,10 km2, được chia thành 9 quận, 5 huyện với 128 xã. Vào thời điểm này, Hà Nội là một thành phố có dân số đứng vào hàng thứ 5 trong cả nước, với mật độ dân cư cao nhất toàn quốc (gấp 12 lần so với mật độ dân cư trung bình). Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, tháng 8/2008, Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây và một số huyện của tỉnh Hòa Bình hợp nhất, diện tích của thủ đô được mở rộng, dân số tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc địa bàn ngày càng phức tạp, tình hình tội phạm có nhiều biến động sau khi hợp nhất.

Hơn nữa, Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội có các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể cũng như các tổ chức xã hội; thành phố Hà Nội còn được xác định là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Trên địa bàn, có nhiều cơ sở, nhà máy, xí nghiệp lớn, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Đồng thời là trung tâm văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của nước ta. Ở Hà Nội có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng cũng như các danh lam, thắng cảnh, thu hút lượng khách du lịch trong nước và ngoài nước đến Hà Nội để tham quan du lịch. Theo thống kê của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, hàng năm có hơn 100 nghìn lượt du khách nước ngoài đến Hà Nội để tham quan, du lịch, hoạt động kinh tế...

Hiện nay, Hà Nội có hơn 100 học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với số lượng sinh viên, giáo viên đông đảo; Địa bàn thủ đô còn là nơi tập trung nhiều cơ quan thường trú và các đoàn lâm thời như: Đại

sứ quán, văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế hoạt động về các lĩnh vực khác nhau. Hiện nay có hơn 700 văn phòng đại diện với hơn 1200 người nước ngoài đang làm việc ở Hà Nội.

Hà Nội là một trong ba trung tâm của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam là Thiên chúa giáo, Phật giáo và Tin Lành. Ở Hà Nội có trụ sở Toà Tổng giám mục của Giáo hội thiên chúa giáo Việt Nam, có trụ sở Tổng Hội Tin Lành và Trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, ở Hà Nội còn có một số nhà thờ Hồi giáo và một thánh thất đạo Cao Đài. Hiện nay Hà Nội có gần 30.000 tín đồ các tôn giáo (chiếm khoảng 1% dân số Thủ đô), không kể hàng vạn người thường xuyên đi lễ chùa. Hoạt động tôn giáo của một số tôn giáo hiện có tại địa bàn có quan hệ mật thiết với các cá nhân, tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.

Từ thực tiễn trên, tình hình tội phạm trên địa bàn Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, đe doạ đến an ninh quốc gia.

Xuất phát từ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Hà Nội, việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội cho Thủ đô Hà Nội là điều hết sức cần thiết. Do vậy, trong quá trình bảo vệ pháp luật, bảo vệ thủ đô, việc áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn chặn góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, ngăn ngừa tội phạm và giáo dục công dân.

Hiện nay, trên các Tòa án trên địa bàn Hà Nội, trong quá trình thực thi pháp luật các Toà án luôn cẩn trọng khi áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên cụ thể mỗi biện pháp ngăn chặn được áp dụng như thế nào?

Từ năm 2008 đến 2012, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, năm 2008 toàn ngành Tòa án Hà Nội thụ lý 6147 vụ/11061 bị cáo; năm 2009 toàn ngành thụ lý 7247 vụ/12537 bị cáo; năm 2010 toàn ngành thụ lý 6910 vụ/12492 bị cáo; năm 2011 toàn ngành thụ lý 7635 vụ/14652 bị cáo; năm 2012 toàn ngành thụ lý 8430 vụ/15851 bị cáo.

Với số liệu thụ lý như trên cho thấy, từ năm 2008 đến 2012 trung bình mỗi năm tăng 1.000 vụ, bên cạnh đó, không chỉ tăng về số vụ án mà số lượng bị cáo mỗi vụ cũng tăng theo, tính chất các vụ án ngày càng phức tạp.

Ví dụ: vụ án Cao Thị Lan, Trần Thị Thuận và đồng phạm mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, các bị cáo phạm tội trong thời gian dài với số lượng lớn, có sự tiếp tay của chính những người bảo vệ pháp luật là Công an quận Hai Bà Trưng, công an phường Thanh Nhàn, quá trình giải quyết vụ án rất khó khăn vì gặp phải nhiều cản trở từ các bị cáo cũng như các thế lực khác nhau tác động; gần đây nhất có thể kể đến là vụ án Giết người, hiếp dâm trẻ em của Đặng Trần Hoài, với hành vi man rợ, không lý do bị cáo đã cướp đi sinh mạng của một em bé và hiếp một em; vụ án cướp tiệm vàng ngay tại đường Nguyễn Thái Học-trung tâm thủ đô; những kẻ phạm tội ngày càng manh động và liều lĩnh, rất đáng sợ, việc ổn định an ninh trật tự trên địa bàn thủ đô là việc làm bức thiết, mang tính lâu dài, việc xem xét, dự báo tình hình tội phạm chính xác giúp cho việc dự liệu và đưa ra các biện pháp, giải pháp trấn áp tội phạm, ngăn ngừa tội phạm và giáo dục, răn đe tội phạm là điều tối quan trọng. Năm 2008, toàn ngành Tòa án thành phố Hà Nội quyết 6190 vụ- 11189 bị cáo, trong đó Toà án Hà Nội giải quyết 908 vụ- 2369 bị cáo; năm 2009 toàn ngành Tòa án thành phố Hà Nội giải quyết 7189 vụ- 12364 bị cáo, trong đó Toà án Hà Nội giải quyết 593 vụ- 1580 bị cáo; năm 2010 toàn ngành Tòa án thành phố Hà Nội giải quyết 6756 vụ- 12097 bị cáo, trong đó Toà án Hà Nội giải quyết 417 vụ- 1467 bị cáo; năm 2011 toàn ngành Tòa án thành phố Hà Nội giải quyết 7527 vụ- 14267 bị cáo, trong đó Toà án Hà Nội giải quyết 456 vụ- 1116 bị cáo; năm 2012 toàn ngành Tòa án thành phố Hà Nội giải quyết 8402 vụ- 15761 bị cáo, trong đó Toà án Hà Nội giải quyết

521 vụ- 1367 bị cáo.

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn được 100% các Tòa án áp dụng. Tuy nhiên, tùy từng vụ án cụ thể, ở mỗi cấp Toà án, đối với mỗi người có thẩm quyền, với mỗi Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án tuỳ vào vụ án cụ thể, với mỗi bị cáo cụ thể đều lựa chọn áp dụng biện pháp ngăn chặn cho phù hợp.

Trong các biện pháp ngăn chặn thì biện pháp "tạm giữ" Tòa án không được quyền áp dụng, mà chỉ áp dụng các biện pháp như: bắt tạm giam để đảm bảo công tác xét xử và thi hành án, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp bảo lĩnh, biện pháp Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo.

Đối với Tòa án, là cơ quan duy nhất có quyền phán xét một người có tội hay không có tội, vì thế thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Tòa án cũng có nhiều điểm khác biệt so với cơ quan điều tra hay cơ quan truy tố. Tòa án là cơ quan duy nhất khi đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì không có cơ quan nào có quyền thay đổi hay hủy bỏ biện pháp mà Tòa án đã áp dụng đối với người phạm tội.

Về thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Chánh án hoặc Phó chánh án được uỷ quyền là người có thẩm quyền ký lệnh áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với các bị cáo.

Trong số các biện pháp ngăn chặn, biện pháp được các Tòa án áp dụng nhiều nhất đó là biện pháp tạm giam để đảm bảo công tác xét xử và thi hành án.

Khi thụ lý vụ án, sau khi xem xét nội dung tính chất vụ án, thông thường, Tòa án thường giữ nguyên biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo đã được áp dụng trong giai đoạn trước đó; nếu bị cáo đang bị tạm giam thì Toà án để đảm bảo việc xét xử và thi hành án tiếp tục ra lệnh tạm giam theo thời hạn mà pháp luật cho phép, nếu là loại tội đặc biệt nghiêm trọng thì Tòa án ra lệnh tạm giam bị cáo 3 tháng 15 ngày, nếu loại tội rất nghiêm trọng thì Tòa án ra lệnh tạm giam bị cáo 2 tháng 15 ngày; nếu loại tội nghiêm trọng thì Tòa án ra lệnh tạm giam bị cáo 2 tháng; nếu tội phạm ít nghiêm trọng thì Tòa án ra

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí