Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 7

trình, phương tiện này đủ tiêu chuẩn để xếp vào danh mục các công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, dẫn đến tình trạng xác định sai tính chất của đối tượng tác động và xác định sai khách thể của tội phạm. Do đó, tác giả cho rằng Chính phủ cần sớm ban hành danh mục các công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

- Định tội danh theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản.

+ Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất trong việc định tội danh khi có nhiều hành vi xâm hại đến tài sản, trong đó có hành vi hủy hoại tài sản. Trong đó tồn tại những trường hợp bất cập trong việc định tội danh như: vừa có hành vi hủy hoại, vừa có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản thì định tội danh như thế nào? Và trong trường hợp hành vi hủy hoại tài sản nhằm thực hiện tội phạm khác (như trộm cắp tài sản) thì xử lý về mấy tội? ...

Ví dụ: Khoảng 22 giờ ngày 12/5/2016; Nguyễn Quang T và Lê Anh H (đều có tiền án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích) đã rủ nhau đến văn miếu Trấn Biên (thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để trộm cắp tài sản. Đến nơi, T dùng đèn pin soi qua khe cửa sổ, thấy bên trong phòng thờ có hòm gỗ ghi chữ “Hòm công đức”; T và H dùng thanh sắt mang theo từ trước, cùng nhau cậy phá một góc cửa sổ bằng gỗ lim (Giá trị thiệt hại là 4.250.000 đồng), chui vào trong phòng thờ, bê “Hòm công đức” ra ngoài, mở hòm lấy được số tiền 1.550.000đ. Trong quá trình giải quyết vụ án, hiện có hai quan điểm chưa thống nhất về việc xác định tội danh đối với Nguyễn Quang T và Lê Anh H.

Quan điểm thứ nhất: T và H chỉ phạm một tội Trộm cắp tài sản; hành vi của T và H đã đáp ứng đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản: Số tiền trộm cắp dưới hai triệu nhưng đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích (định lượng, định tội); dấu hiệu đặc trưng của hành vi khách

quan là lén lút, bí mật; đặc biệt là yếu tố chủ quan của tội phạm - động cơ, mục đích thể hiện rò nhằm chiếm đoạt tài sản, lấy tiền trong “hòm công đức”. Về hành vi hủy hoại tài sản (cửa sổ gỗ lim) chưa đáp ứng đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm, vì mục đích phá cửa để trộm cắp, chứ không phải hủy hoại.

Quan điểm thứ hai: Nguyễn Quang T và Lê Anh H đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Hủy hoại tài sản. T và H đã có hành vi cố ý trực tiếp tác động vật chất (cậy, phá) và có hậu quả xẩy ra, giá trị thiệt hại của tài sản là

4.250.000 đồng.

Tác giả nhất trí với quan điểm thứ hai: Nguyễn Quang T và Lê Anh H đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Hủy hoại tài sản, vì: Về tội trộm cắp tài sản của T và H đã rò, tác giả không phân tích thêm. Còn hành vi hủy hoại tài sản: Mặc dù mục đích của T và H là đến đền thờ để trộm cắp tài sản, nhưng muốn lấy được tài sản, thì phải cậy phá cửa mới chui vào được. Tuy T và H không có mục đích chính nhằm vào “hủy hoại”, nhưng hành vi khách quan “cố ý” dùng thanh sắt cậy phá làm hư hỏng cửa sổ, buộc T và H phải nhận thức rò được tác động bằng cơ học của mình sẽ làm biến dạng, hư hỏng cửa sổ (đây là hành vi khách quan của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). Mặc dù ý thức chủ quan ban đầu của T và H không có ý thức cố ý làm hủy hoại tài sản, nhưng bằng hành vi khách quan của mình, T và H đã thể hiện rò hai mục đích đó là phải cậy phá cửa thì mới chui vào lấy tài sản được. Tội Trộm cắp tài sản và tội hủy hoại tài sản là hai tội độc lập, được quy định tại hai điều luật khác nhau; Hậu quả là yếu tố bắt buộc đối với cả 02 tội đều đã đáp ứng đủ, T và H đã thực hiện hai hành vi có cấu thành riêng biệt, vì vậy Nguyễn Quang T và Lê Anh H đã phạm cả hai tội Trộm cắp tài sản và Tội hủy hoại tài sản [13, tr. 30].

Thứ hai, về vấn đề xác định tài sản bị xâm hại trong vụ án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 quy đinh: “Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác giá trị từ 2.000.000 đồng….”.

Vì vậy đối với vấn đề “tài sản thuộc sở hữu của người khác” không xác định rò thì cũng gặp khó khăn trong giải quyết vụ án.

Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 7

Ví dụ: Hồ Văn T có vợ là Y và có 2 con (lớn 6 tuổi, nhỏ 3 tuổi). Vào 23 giờ, ngày 14/2/2018. Sau khi uống rượu cùng một số người bạn T trở về nhà, khi về đến nhà thấy vợ con không có ở nhà. Do bực tức với vợ từ trước (trước đó vợ chồng có xảy ra xô xát), cộng thêm bản thân T đang trong trạng thái say rượu, nên T đã châm đóm tự đem ra châm lửa vào mái nhà của mình. Sau khi lửa cháy T quay vào trong nhà nằm ngủ. Khi phát hiện ra nhà của T bị cháy, mọi người xung quanh chạy đến và kéo được T ra khỏi nhà và tiến hành dập lửa, nhưng do lửa đã cháy quá to nên đã làm cháy toàn bộ ngôi nhà gỗ của vợ chồng T, ngoài ra còn làm cháy 1 chiếc lán của ông C (hàng xóm). Tổng thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra được xác định là 17,5 triệu đồng (trong đó tài sản chung của gia đình là 15,5 triệu; tài sản của ông C là 2 triệu).

Xung quanh vụ án này có nhiều quan điểm khác nhau như sau:

Quan điểm thứ nhất: T không phạm tội "Hủy hoại tài sản". Vì: T tự đốt nhà mình nên không phạm tội "Hủy hoại tài sản", theo quy định tại khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Hình sự thì "... Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác... ". Như vậy, ngôi nhà mà T đốt là tài sản của gia đình T và không phải là của người khác nên T không phạm tội. Đối với thiệt hại gây ra cho ông C, thì do T không cố ý đốt chiếc lán của ông C. Tội "Hủy hoại tài sản", quy định yếu tố lỗi cố ý là bắt buộc. Do đó, T không phạm tội "Hủy hoại tài sản".

Quan điểm thứ hai: T phạm tội "Hủy hoại tài sản" nhưng chỉ xác định thiệt hại gây ra cho ông C làm cơ sở cho việc xác định tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của T gây ra khi lượng hình.

Bởi vì: Mặc dù thiệt hại mà T gây ra là 17,5 triệu đồng nhưng trong trường hợp này T chỉ phải bồi thường thiệt hại 2.000.000 đồng và các chi phí khi dựng lán mới cho ông C mà thôi chứ không phải là 9.750.000 đồng. Vì tài

sản của chị Y chỉ được tính toán phân chia khi có yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi ly hôn, bởi tài sản ở đây là tài sản chung của vợ chồng (tài sản chung hợp nhất). Vì vậy, khi không có yêu cầu phân chia của chị Y thì khối tài sản đó vẫn được coi là tài sản của T (T có quyền quyết định khối tài sản đó nếu Y không phản đối gì)

Tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 quy định: "Người nào hủy hoại hoặc cố làm hư hỏng tài sản của người khác..." như vậy trong trường hợp này tài sản của Y không được coi là tài sản của người khác (vì không có sự phân chia ở đây mà nó vẫn đang là tài sản hợp nhất) và T chỉ chịu trách nhiệm tài sản với ông C mà thôi. Đối với thiệt hại gây ra cho ông C, thì do T không cố ý đốt chiếc lán của ông C. Tội "Hủy hoại tài sản", quy định yếu tố lỗi cố ý là bắt buộc. Do đó, T không phạm tội "Hủy hoại tài sản".

Quan điểm thứ ba: T phạm tội "Hủy hoại tài sản" và phải xác định thiệt hại do hành vi phạm tội của T gây ra là 9.750.000 nghìn đồng (trong đó thiệt hại gây ra cho chị Y vợ của T là 7.750.000đ và của ông C là 2.000.000đ) để làm cơ sở khi xác định trách nhiệm hình sự đối với T.

Bởi lẽ: Số tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng (T và Y) là ngôi nhà kể trên có tổng trị giá là 15.500.000đ, (quá trình điều tra đã xác định là công sức đóng góp vào khối tà sản trên là ngang nhau, 2 con của T còn nhỏ nên không có đóng góp gì vào số tài sản chung này). Như vậy, đã có đủ cơ sở để xác định phần tài sản của chị Y trong khối tài sản chung của gia đình là 7.750.000đ. Chị Y cũng là 1 công dân và có quyền sở hữu về tài sản trong phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng, vậy cần xác định chị Y cũng là bị hại và như vậy phải xác định là T tự đốt nhà của mình (trong trường hợp này tài sản là ngôi nhà mà T đốt là tài sản chung của vợ chồng) là đã phạm tội "Hủy hoại tài sản".

Như vậy, việc truy tố, xét xử T về tội "Hủy hoại tài sản" và xác định thiệt hại do hành vi phạm tội của T gây ra là 9.750.000 nghìn đồng (trong đó

thiệt hại gây ra cho chị Y vợ của T là 7.750.000đ và của ông C là 2.000.000đ) để làm cơ sở khi xác định trách nhiệm hình sự đối với T, là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thứ ba, về vấn đề quyết định cho hưởng án treo.

- Thực tiễn có nhiều vụ án bị kháng cáo về quyết định hình phạt ở cấp sơ thẩm khi đưa ra xét xử phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm, cho bị cáo được hưởng án treo. Điển hình các vụ án sau:

Ví dụ: Ngày 21/4/2019, bà Nguyễn Thị G tổ chức họp gia đình cùng các con để bàn bạc về việc mở đường đi trên phần đất do bà G và chồng là ông Nguyễn Văn P (đã chết) đứng tên chủ sở hữu và được mọi người đồng ý. Riêng Nguyễn Duy C và Nguyễn Thị Tuyết M là con thứ nhất và con thứ ba của bà G không đồng ý. Tuy nhiên, sau khi họp gia đình xong thì bà G vẫn quyết định nhờ anh Nguyễn Văn D là con rể bà G hợp đồng với anh Lê Văn Đ ở ấp C, xã CB, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuê máy xúc để làm đường. Sáng ngày 22/4/2019, anh Đ cử anh Trần Văn V là tài xế điều khiển xe máy xúc hiệu Yanmar đến nhà bà G để làm đường thì bị Nguyễn Duy C đe dọa đốt xe nên anh V không làm. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, gia đình bà G tiếp tục yêu cầu anh V làm việc thì Nguyễn Duy C cầm 02 chai nhựa loại 100ml có chứa dầu diezen bên trên bịt kín bằng vải và yêu cầu anh V không làm nữa. Khi anh V xuống xe và chưa tắt máy thì Nguyễn Duy C dùng bật lửa gas châm lửa chai dầu thứ nhất rồi ném vào xe máy xúc nhưng trúng phần xích xe nên dầu lan và cháy dưới đất. Sau đó C tiếp tục châm lửa chai thứ hai và ném vào bộ phận điểu khiển máy của xe làm cháy hoàn toàn bộ phận máy nên không sử dụng được.

Bản kết luận định giá tài sản ngày 23/7/2019 của Hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự huyện Long Thành kết luận: Một xe máy xúc hiệu Yanmar dung tích gàu 03 đã qua sử dụng có giá trị là 52.500.000 đồng.

Theo bản Cáo trạng số 02/CT-VKSLT ngày 06/12/2019, VKSND huyện Long Thành đã truy tố bị cáo Nguyễn Duy C về tội “Hủy hoại tài sản” theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 178 BLHS năm 2015.

Bản án hình sự sơ thẩm số: 08/2020/HS-ST ngày 07/02/2020 của Tòa án nhân dân huyện Long Thành đã quyết định: Nguyễn Duy C phạm tội “Hủy hoại tài sản”. Xử phạt bị cáo Nguyễn Duy C với mức án 20 (hai mươi) tháng tù về tội “Hủy hoại tài sản”.

Ngày17/02/2020, bị cáo Nguyễn Duy C có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt không áp dụng hình phạt tù để bị cáo được tiếp tục lao động nuôi sống gia đình vì bị cáo là lao động chính.

Quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo: Theo quy định tại Điều 65 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/HĐTP TANDTC 15/5/2018, bị cáo C có đủ điều kiện để được hưởng án treo do có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã bồi thường thiệt hại, có nơi cư trú rò ràng, nhân thân tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, người bị hại cũng có đơn xin cho bị cáo được hưởng án treo. Do vậy, Luật sư bào chữa có ý kiến đề nghị Hội đồng xét xử đồng ý chấp nhận kháng cáo của C, sửa bản án sơ thẩm, cho bị cáo C được hưởng án treo.

Quan điểm của đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai tại phiên tòa phúc thẩm: Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo kháng cáo và cung cấp chứng cứ mới thể hiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ bị bệnh nặng, bản thân là lao động chính trong gia đình được chính quyền địa phương xác nhận, về phía người bị hại cũng có đơn đề nghị xem xét cho bị cáo được hưởng án treo. Xét thấy không cần thiết cách ly bị cáo khỏi xã hội, kháng cáo của bị cáo là có cơ sở chấp nhận. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm, giữ nguyên mức hình phạt nhưng cho bị cáo được hưởng án treo.

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử: Xét bị cáo có nhân thân tốt; trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc

thẩm, bị cáo cung cấp tài liệu thể hiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ bị bệnh nặng, bản thân là lao động chính trong gia đình được chính quyền địa phương xác nhận, về phía người bị hại cũng có đơn xác nhận thiệt hại thực tế chỉ là 40.000.000 đồng vì trừ đi phần giá trị còn lại sử dụng được của xe và đề nghị xem xét cho bị cáo được hưởng án treo. Vì vậy, xét thấy không cần phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù nên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm, cho bị cáo được hưởng án treo.

Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Duy C, sửa bản án sơ thẩm. Áp dụng điểm b, điểm d khoản 2 Điều 178; điểm b, điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 65 BLHS năm 2015; Nghị quyết số 02/2018/NQ- HĐTP ngày15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Duy C với mức án 01 (một) năm 08 (tám) tháng tù về tội “Hủy hoại tài sản” nhưng cho bị cáo được hưởng án treo.

Một ví dụ khác: Bị cáo Trần Minh T có diện tích đất 1.440 m2 tại thửa đất số 31, thuộc ấp N, xã P, huyện T. Năm 1997 bị cáo mượn 06 chỉ vàng 24 kara của ông Trần Văn V (cha bị cáo) và giao diện tích đất trên cho ông V mượn canh tác. Việc mượn vàng, giao đất giữa bị cáo và ông V không làm văn bản, giấy tờ chỉ thỏa thuận miệng với nhau (đất vẫn đứng tên bị cáo). Đến năm 2010 ông V giao đất tcho vợ chồng bà Trần Thị N (em gái ruột bị cáo) và ông Lê Văn H canh tác, quá trình sử dụng không xảy ra tranh chấp. Năm 2018, ông V chết. Đến ngày 15/9/2019 bị cáo đến nhà bà N thỏa thuận đưa cho vợ chồng bà N số tiền 100.000.000 đồng, để bà N giao lại đất cho bị cáo nhưng bà N không đồng ý. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, sau khi uống rượu, do bực tức về chuyện bà N không trả đất, nên bị cáo mua 01 con dao (dài khoảng 50 cm) đến vườn mít do bà N trồng và chặt đứt 69 cây mít siêu sớm đã 18 tháng tuổi (kích thước cao từ 120cm đến 150cm) rồi bỏ về nhà.

Kết luận định giá tài sản số: 56/KL.HĐĐGTS ngày 04/10/2019 của huyện Tân Phú đã xác định 69 cây mít siêu sớm 18 tháng tuổi, kích thước

chiều cao 120cm đến 150cm, có giá trị 6.710.000 đồng. Quá trình điều tra: Bị cáo đã tự nguyện nộp 6.710.000 đồng (Biên bản giao nhận 27/11/2019 tại VKSND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 06/2020/TLPT-HS ngày 17/01/2020 của TAND huyện Tân Phú đã xử phạt bị cáo T với mức án 04 (bốn) tháng tù.

Ngày 20/01/2020, bị cáo T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa, bị cáo đề nghị HĐXX xem xét cho bị cáo hưởng án treo.

Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng: Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho hưởng án treo nhưng không cung cấp được tình tiết giảm nhẹ nào mới ngoài những tình tiết mà cấp sơ thẩm đã xem xét. Đề nghị Hội đồng xét xử bác đơn kháng cáo của bị cáo, y án sơ thẩm.

Quan điểm của luật sư Lê Thanh M bào chữa cho bị cáo: Do nhận thức hạn chế, thiếu hiểu biết pháp luật nên bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo đã rất ăn năn về hành vi của mình. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét không cách ly bị cáo ra khỏi xã hội, mà giao cho chính quyền địa phương quản lý là cũng đủ giáo dục răn đe.

Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo và áp dụng Điều 65 BLHS năm 2015 và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC cho bị cáo là có căn cứ, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật đối với người đã biết ăn năn hối cải. Do đó, quyết định: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Minh T sửa bản án sơ thẩm số 06/2020/HS-ST ngày 17/01/2020 của TAND huyện Tân Phú. Áp dụng khoản 1, Điều 178; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 BLHS năm 2015; Nghị quyết 02/2018 NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Xử phạt: Bị cáo Trần Minh T với mức án 04 (bốn) tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Hủy hoại tài sản”.

- Thực tiễn về quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm khi quyết định hình phạt đã bỏ sót các tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị cáo dẫn đến việc tuyên hình phạt quá nặng so với quy định của BLHS. Như vụ án sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022