Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Đồng thời, vật là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu. Vì BLHS quy định các tội xâm phạm sở hữu là nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản của họ. Vì vậy, đối với các tài sản bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, tài sản không có chủ thì nhà nước không cần phải bảo vệ và hành vi tác động lên các tài sản này không xâm phạm quyền sở hữu của bất kỳ chủ thể nào.

Tiền

Tiền là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải là tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận.

Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là những loại giấy tờ mà trên đó thể hiện giá trị thanh toán hoăc quy đổi được thành tiền như tín phiếu, trái phiếu, công trái, séc, thư bảo lãnh của ngân hàng, sổ tiết kiệm… Những giấy tờ có giá có thể quy đổi trực tiếp thành tiền, có khả năng thanh toán trực tiếp (như công trái, séc vô danh…) là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Những giấy tờ có giá mà trên đó ghi tên chủ sở hữu thì không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu mà chỉ có thể là công cụ, phương tiện phạm tội (như sổ tiết kiệm, séc có ghi tên người được nhận tiền…).

Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Có một số loại tài sản không thể trở thành đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Hành vi phạm tội gây thiệt hại cho chủ sở hữu của các tài sản này có thể phạm tội trong những chương khác của BLHS.

Khi xác định đối tượng tác động tội hủy hoại tài sản cần chú ý: Đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản là tài sản hữu hình (tài sản này không có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, không phải là vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự, không phải là tài nguyên rừng, không phải nguồn lợi thủy sản,…) có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định.

So với Điều 143 BLHS năm 1999 thì khách thể của tội hủy hoại tài sản tại Điều 178 BLHS năm 2015 được quy định không có gì thay đổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

Tội hủy hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được [29, tr.50]. Tài sản bị hủy hoại phải có trị giá từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015.

Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

Hành vi khách quan của tội hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được hoặc làm cho tài sản bị mất một phần giá trị sử dụng khó có thể khôi phục lại được như giá trị của tài sản lúc ban đầu chưa bị hủy hoại. Hình thức thực hiện hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội hoặc dưới dạng không hành động phạm tội. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, được thực hiện bằng phương pháp nào, sử dụng bằng phương tiện hoặc công cụ nào thì hành vi hủy hoại tài sản đó làm cho tài sản của người khác bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được [14, tr.20].

Hành vi khách quan của tội hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Hành vi khách quan của tội cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị giảm giá trị sử dụng ở mức độ còn khả năng khôi phục lại được.

Sự khác nhau giữa hai hành vi hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản là ở mức độ giá trị tài sản bị mất đi, đối với tội hủy hoại tài sản giá trị sử dụng tài sản bị mất hoàn toàn hoặc khó có thể khôi phục lại như cũ; còn ở tội

cố ý làm hư hỏng tài sản giá trị tài sản bị chỉ bị mất đi ở mức độ nhất định và còn có khả năng khôi phục lại được. Hậu quả của tội hủy hoại tài sản là tài sản bị hủy hoại, còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản là tài sản bị hư hỏng. Các dấu hiệu của mặt khách quan tội cố ý làm hư hỏng tài sản tương tự mặt khách quan tội hủy hoại tài sản.

Để phân biệt hai hành vi này, chúng ta không chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra mà còn phải căn cứ vào ý chí chủ quan của người phạm tội và phương thức thực hiện hành vi phạm tội. Nếu thông qua cách thức thực hiện hành vi phạm tội thể hiện người phạm tội mong muốn tài sản đó bị mất giá trị sử dụng, thì dù trên thực tế tài sản đó vẫn còn khả năng sử dụng hành vi này được coi là hủy hoại tài sản [30, tr.210].

Tội hủy hoại tài sản có cấu thành tội phạm vật chất nên dấu hiệu hậu quả của tội phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu định tội. Dấu hiệu hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội hủy hoại tài sản. Tội phạm hủy hoại tài sản hoàn thành khi hậu quả tài sản bị hủy hoại. Đồng thời tài sản bị hủy hoại có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS [23, tr.136].

Do đó, tội hủy hoại tài sản là tội phạm cấu thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi gây thiệt hại về tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới

2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS.

Về cơ bản mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản quy định tại Điều 143 BLHS năm 1999 và Điều 178 BLHS năm 2015 là giống nhau: Hành vi khách quan là các hành vi đập, phá, đốt tài sản của người khác trái phép. Ngoài quy định trường hợp“đã bị xử phạt vi phạm hành chính”, “Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” như Điều 143 BLHS năm 1999 thì Điều 178 BLHS năm 2015 quy định thêm trường hợp “gây ảnh

hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật” trong trường hợp trị giá tài sản hủy hoại dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 178 BLHS thì vẫn bị truy cứu TNHS, đây là quy định mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Đã cụ thể hóa quy định về định lượng định tính “gây hậu quả nghiêm trọng” tại Điều 143 BLHS năm 1999.

- Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Đối với tội hủy hoại tài sản, tội phạm chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Điều này đã thể hiện ở tên tội danh “hủy hoại” và trong cách diễn đạt của điều luật này. Từ tên gọi “Hủy hoại tài sản” đã phản ánh ý thức chủ quan của người phạm tội nhận thức rò hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Rò ràng, BLHS quy định ngay ở tên điều luật là tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” nhà làm luật chỉ quy định cố ý làm hư hỏng tài sản chứ không quy định cố ý hủy hoại tài sản. Do đó đối với các trường hợp vi phạm về thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản thì bị truy cứu theo Điều 179 hoặc Điều 180 BLHS năm 2015 chứ không thể truy cứu TNHS về Điều 178 tội hủy hoại tài sản.

Các dấu hiệu khác như động cơ phạm tội, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội hủy hoại tài sản. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại bất kỳ loại tài sản nào, nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ bị xử lý về các tội phạm tương ứng trong Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Mặt chủ quan của tội hủy hoại tài sản được quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 so với Điều 143 BLHS năm 1999 không có gì thay đổi.

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội hủy hoại tài sản là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Theo quy định tại Điều 21 BLHS Tình trạng không có năng lực TNHS và Điều 12 BLHS Tuổi chịu TNHS thì tội hủy hoại tài sản có chủ thể thường. Người phạm tội hủy hoại tài sản quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do BLHS quy định.

Trường hợp người phạm tội không có năng lực TNHS theo Điều 21 BLHS năm 2015 sẽ không phải là chủ thể của tội phạm nói chung cũng như tội hủy hoại tài sản nói riêng. [18, tr.40].

Đồng thời theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015, đối với tội hủy hoại tài sản, nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh. Điểm a khoản 1 quy định trường hợp cấu thành tội phạm này đòi hỏi người phạm tội phải có dấu hiệu đặc điểm nhân thân là “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính”; điểm b khoản 1 quy định là “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” được áp dụng độc lập, hay nói cách khác, người “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” về hành vi hủy hoại tài sản nếu tái phạm sau này, dù vi phạm chưa đến mức định lượng về trị giá tài sản bị thiệt hại được quy định chưa đủ 2.000.000 đồng để cấu thành tội phạm vẫn phải chịu TNHS khi trước đó người phạm tội “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” về hành vi hủy hoại tài sản.

* Các dấu hiệu định khung hình phạt

Đối với tội hủy hoại tài sản được quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 bên cạnh khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 thì có ba khung hình phạt tăng nặng được ghi nhận tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015.

Theo khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015, phạm tội thuộc quy định của khoản này thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Việc vụ thể hóa các dấu hiệu định khung “gây hậu quả nghiêm trọng” ở tội hủy hoại tài sản bằng các dấu hiệu định lượng cụ thể “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”; “Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”; “Tài sản là di vật, cổ vật”.

Việc cụ thể hóa các dấu hiệu định khung “gây hậu quả nghiêm trọng” là hợp lý và cũng là kết quả thực tiễn xét xử được phản ánh trong văn bản hướng dẫn về các tội xâm phạm sở hữu theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT ngày 25/12/2001 của Bộ Tư pháp- Bộ Công an- Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng các quy định tại Chương XVI- Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999.

Người phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 178 BLHS năm 2015 thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Có tổ chức là trường hợp có từ 02 người trở lên cố ý cấu kết chặt chẽ với nhau cùng tham gia tội hủy hoại tài sản.

+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Khi xác định giá trị tài sản cần chú ý một số điểm sau: giá trị tài sản bị hủy hoại được xác định theo giá trị thị trường tại địa phương vào thời điểm tài sản bị hủy hoại. Trường hợp tài sản không còn nữa, thì cần xác định: đó là tài sản gì; nhãn mác của tài sản đó; giá trị tài sản theo thời giá tại địa phương; tài sản đó còn bao nhiêu %,… để kết luận về giá trị tài sản bị xâm phạm.

+ Tài sản là bảo vật quốc gia là hiện vật đặc biệt quý hiếm, được lưu truyền lại, mang giá trị về lịch sử, văn hóa,…cho đất nước.

+ Dùng chất nguy hiểm về chất nổ, chất cháy là trường hợp thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên bằng chất nổ hoặc chất cháy. Chất nổ là chất có

khả năng gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng, đồng thời sinh khí và tạo ra tiếng nổ như kíp mìn, các loại thuốc nổ, dây nổ, dây cháy chậm, thuốc phóng,…Chất cháy là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ bị bốc cháy ở nhiệt độ cao, diêm tiêu, phốt pho, thuốc đạn, … Sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm; sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người đang quản lý, trông coi để thực hiện việc hủy hoại tài sản được dễ dàng được xem là tình tiết người phạm tội dùng thủ đoạn nguy hiểm khác để phạm tội. [40, tr.209].

+ Trường hợp hủy hoại tài sản nhằm mục đích che giấu một tội phạm khác đã được thực hiện được hiểu là tình tiết để che giấu tội phạm khác khi thực hiện tội phạm. Những vật, tiền bạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội, bao gồm: vật, tiền bạc do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật khác mang dấu vết của tội phạm mà người hủy hoại tài sản nhằm mục đích che giấu chính là tài sản bị hủy hoại. [40, tr.210].

+ Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại tài sản xuất phát từ việc người chủ sở hữu hoặc quản lý tài sản thực hiện công vụ của mình được xem là tình tiết vì lý do công vụ của người bị hại khi thực hiện tội phạm. Mục đích của việc hủy hoại tài sản là để trả thù người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản [40, tr.211].

Tại khoản 3 Điều 178 BLHS, người phạm tội thuộc quy định của khoản này thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với trường hợp gây thiệt cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên quy định tại khoản 4 Điều 178 BLHS thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

So với Điều 143 BLHS năm 1999 thì Điều 178 BLHS năm 2015 có những điểm mới về tình tiết định tội và định khung hình phạt, đó là:

Tại khoản 1, nếu so điều luật cũ với điều luật mới quy định thì thấy rằng, điều luật mới đã bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” và bổ sung thêm ba tình tiết: “...c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật”. Theo quy định tại khung hình phạt này, trường hợp người phạm tội hủy hoại tài sản, với tài sản bị xâm hại có giá trị dưới 2.000.000 đồng mà hành vi hủy hoại đó làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn công cộng, làm náo động một địa bàn nhất định, gây xáo trộn cuộc sống bình thường của người dân, tạo tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân; hành vi đó làm hủy hoại hoặc làm hư hỏng phương tiện kiếm sống, mưu sinh chính của người bị hại mà nếu mất đi tài sản đó thì người bị hại và gia đình sẽ bị lâm vào tình trạng khó khăn. Hành vi hủy hoại tài sản làm ảnh hưởng tới cuộc sống thu nhập của người sinh sống bằng nghề kiếm sống, mưu sinh…; hành vi đó làm mất giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản là di vật, cổ vật thì người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 178 BLHS.

Cách xác định hậu quả, mức độ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội? Xác định tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người sở hữu tài sản hoặc là phương tiện kiếm sống chính của gia đình họ? Cách nhận định và thu thập vật chứng là tài sản bị xâm phạm là di vật, cổ vật khi chưa có kết luận giám định?… các tình tiết này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để thống nhất xét xử trong thực tiễn, tránh tùy tiện, chủ quan khi áp dụng.

Về tình tiết định khung hình phạt, trong khoản 2 Điều 178 BLHS năm 2015 quy định thêm điểm c “Tài sản là bảo vật quốc gia”. Theo quy định tại Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì “Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”. Bảo vật quốc gia là những vật đặc định, được công nhận bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, khi hành vi

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí