Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


NGUYỄN THỊ NHUNG


TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN

TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƯỢNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Luật học “Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rò nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của cô PGS.TS. Đỗ Thị Phượng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Nhung

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN 7

1.1. Những vấn đề lý luận về tội hủy hoại tài sản 7

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản 17

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 33

2.1. Tình hình xử lý tội phạm tại tỉnh Đồng Nai 33

2.2. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản tại tỉnh Đồng Nai 34

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng quy định về tội hủy hoại tài sản 41

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN 59

3.1. Yêu cầu áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản 59

3.2. Giải pháp đảm bảo áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản 63

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ CA: Bộ TP: NĐ: NĐ-CP: NXB: TAND:

TANDTC: TNHS: TTLT: VKSND: VKSNDTC:


Bộ luật Hình sự Bộ Công an

Bộ Tư pháp Nghị định

Nghị định Chính phủ Nhà xuất bản

Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao Trách nhiệm hình sự Thông tư liên tịch

Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Tình hình về một số tội danh đã xét xử trong giai đoạn 2016 - 2020 344 Bảng 2.2. Tội hủy hoại tài sản được xét xử theo các khoản của Điều 143

BLHS năm 1999 từ năm 2016 đến năm 2017 của tỉnh Đồng Nai 37

Bảng 2.3. Tội hủy hoại tài sản được xét xử theo các khoản của Điều 178

BLHS năm 2015 từ năm 2018 đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai 37

Bảng 2.4. Hình phạt áp dụng cho Tội hủy hoại tài sản 39

Bảng 2.5. Hình phạt áp dụng cho Tội hủy hoại tài sản 40


.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành được chính quyền, pháp luật luôn là công cụ sắc bén để bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được. Hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự là rất cần thiết.

Cùng với các ngành luật khác, pháp luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nước thông qua việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm và quy định các mức hình phạt tương ứng. Bộ luật Hình sự quy định các tội xâm phạm sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Mặc dù các cơ quan tư pháp hình sự trong quá trình áp dụng quy định của các điều luật thuộc Chương. Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật Hình sự nhìn chung là thuận lợi nên kết quả điều tra, truy tố, xét xử nhóm tội xâm phạm sở hữu trong thời gian qua từng bước được nâng cao, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ đất nước nhưng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế trong khi đó diễn biến của tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và đang có xu hướng gia tăng. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung các quy định về tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS) cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại tài

sản còn tồn tại những vướng mắc, bất cập, hạn chế, sai sót dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đặc biệt là việc phân định ranh giới giữa tội hủy hoại tài sản với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chưa được rò ràng. Đồng thời, còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc định tội danh, quyết định hình phạt đối với Tội hủy hoại tài sản khi áp dụng các quy định của pháp luật hình sự; vẫn còn tồn tại bất cập trong việc xác định giá trị tài sản bị hủy hoại.

Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong khoa học pháp lý hình sự, việc nghiên cứu Tội hủy hoại tài sản thực sự được các nhà khoa học và các cán bộ làm công tác thực tiễn quan tâm.

- Ở cấp độ giáo trình: Các giáo trình Luật hình sự chỉ đề cập, bình luận về tội hủy hoại tài sản một cách khái quát như: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, “Chương XX-Các tội xâm phạm sở hữu” Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập II) do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010; GS.TS. Vò Khánh Vinh (chủ biên), “Chương XX-Các tội xâm phạm sở hữu”, TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên), Chương XIV-Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam, phần các tội phạm, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2013; …

- Ở cấp độ bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, có cuốn sách của ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm), Tập II- "Các tội xâm phạm sở hữu", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tái bản 2010; Bình luận khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và TS. Phan Anh Tuấn (đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Chương XIII- "Những điểm mới về các tội xâm phạm sở hữu", Nxb Hồng Đức, 2017; Bình luận khoa học của TS.

Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Phần các tội phạm), Chương XVI - "Các tội xâm phạm sở hữu", Nxb Thế Giới, 2017; PGS.TS. Trần Văn Luyện, PGS.TS. Phùng Thế Vắc, TS. Lê Văn Thư và tập thể tác giả, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017;... trong đó có bình luận tội hủy hoại tài sản.

- Ở cấp độ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: Hiện nay chưa có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu về tội phạm này. Chủ yếu tội phạm này được nghiên cứu chung với các tội phạm khác trong luận án nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu như "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu" của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2000; “Định tội danh tội hủy hoại tài sản theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thanh Hòa, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2019.

- Ở cấp độ các bài báo cáo khoa học: có một số bài viết đơn lẻ đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội hủy hoại tài sản và nhóm tội xâm phạm sở hữu, như: Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2007 của ThS. Mai Bộ; Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 178 BLHS về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử (19/12/2020) của tác giả Nguyễn Tất Trình (Tòa án quân sự khu vực I, quân khu 5); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo BLHS năm 2015, Tòa án Kiểm sát online (04/5/2018) của Ths Vũ Thị Hiền, ...

Các công trình trên đã nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại tài sản như khái niệm, khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm; đồng thời nghiên cứu về đường lối xử lý, vấn đề TNHS đối với người phạm tội hủy hoại tài sản. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu các quy định về tội hủy hoại tài sản theo quy định của BLHS năm 1999 mà chưa nghiên cứu các quy định của BLHS năm 2015 về tội phạm

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí