Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

này. Đặc biệt là chưa tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn ở địa bàn cụ thể là tỉnh Đồng Nai để tìm ra những vướng mắc, bất cập và đưa ra những đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng các quy định của BLHS năm 2015 về tội hủy hoại tài sản. Đây là nội dung mà tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu trong phạm vi luận văn này.

3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rò những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật hình sự Việt Nam, áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đồng Nai để đưa ra những đề xuất, kiến nghị một số giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội phạm này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

- Phân tích, làm rò những vấn đề lý luận và lịch sử pháp luật về tội hủy hoại tài sản, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan.

- Đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản, chỉ ra những khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó.

- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự về tội hủy hoại tài sản và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản.

Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi lý luận chuyên ngành Luật hình sự về: “Tội hủy hoại tài sảnthực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong xét xử tại tỉnh Đồng Nai.

Phạm vi về thời gian: luận văn nghiên cứu thời gian từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa vào cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước về áp dụng pháp luật hình sự trong công tác phòng, chống và đấu tranh với tội phạm.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp của khoa học luật hình sự, thống kê, khoa học lịch sử, so sánh kết hợp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp chuyên gia, phương pháp quy nạp, diễn dịch, dự báo.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận chuyên ngành luật hình sự về một tội phạm cụ thể.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa trong thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này; có thể dùng làm tài liệu tham khảo để học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản tại tỉnh Đồng Nai

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI HỦY HOẠI TÀI SẢN


1.1. Những vấn đề lý luận về tội hủy hoại tài sản

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tội hủy hoại tài sản

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ thì “Hủy hoại” là động từ ghép, có nghĩa là: “làm cho hư hỏng đi, phá đi, cho tan nát” [34, tr.208].

Hủy hoại tài sản được thực hiện bằng các phương pháp, cách thức khác nhau làm cho tài sản bị biến dạng hoặc làm cho tài sản mất hẳn không còn giá trị sử dụng như hiện trạng ban đầu. Hình thức thực hiện hành vi hủy hoại tài sản có thể được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội như đập phá tài sản, đốt tài sản,… nhưng cũng có thể thực hiện dưới dạng không hành động phạm tội như cố ý không tắt máy, không ngắt điện khi có sự cố dẫn đến máy hư hỏng hoàn toàn….

Chương XVI Các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015), về số lượng các điều luật (gồm 13 Điều luật) không thay đổi so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong BLHS năm 2015 từ Điều 168 BLHS đến Điều 180 BLHS.

Tội phạm là một trong những chế định quan trọng được nghiên cứu trong pháp luật hình sự. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tội phạm:

Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS.Lê Thị Sơn thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt” [10, tr.259]. Đồng quan điểm trên, trong cuốn giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, theo định nghĩa nội dung về tội phạm, thì “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt” [30,tr.60].

Theo TS.Trịnh Tiến Việt thì “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến một hoặc nhiều quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ” [36, tr.2].

Dựa vào các định nghĩa về tội phạm nêu trên có thể đưa ra khái niệm tội hủy hoại tài sản như sau: “Tội hủy hoại tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, được thực hiện một cách cố ý như đốt, đập phá… tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của chủ sở hữu và theo quy định phải bị xử lý hình sự”.

Từ khái niệm tội hủy hoại tài sản, tội phạm này có 4 đặc điểm, đó là:

- Thứ nhất, về tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội hủy hoại tài sản được hiểu là những hành vi cố ý đốt, đập, phá tài sản trái phép của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản, xâm phạm tới quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) của chủ tài sản, đây là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Hành vi hủy hoại tài sản bị coi là tội phạm trước tiên phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể. Nếu hành vi hủy hoại tài sản có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội chưa đến mức đáng kể thì không được xem là tội phạm. [30, tr.62-64].

- Thứ ba, về tính được quy định trong BLHS. Tội hủy hoại tài sản được được quy định trong BLHS cụ thể tại Điều 178 BLHS. Đây là đặc điểm thể hiện hình thức pháp lý của tội phạm. Hành vi hủy hoại tài sản tuy có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể nhưng không được quy định trong BLHS thì cũng không phải là tội phạm [30, tr.67-68].

- Thứ tư, về tính phải chịu hình phạt của tội phạm này. Hành vi hủy hoại tài sản có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể, hành vi đó do chủ thể thực hiện với hình thức lỗi cố ý và được quy định trong BLHS coi là tội phạm thì tất yếu người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý hình sự tức là phải chịu hình phạt và có thể bị áp dụng các biện pháp tư pháp. Hình phạt đối với

hành vi hủy hoại tài sản chính là hình thức thể hiện bản chất nguy hiểm của tội hủy hoại tài sản, thể hiện tính cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất nhằm răn đe và phòng ngừa đối với loại hành vi nguy hiểm đáng kể này [30, tr.69-70]. Giữa tính phải chịu hình phạt với các đặc tính ở trên có mối quan hệ với nhau, qua đó tạo cơ sở để phân biệt tội hủy hoại tài sản với hành vi hủy hoại tài sản vi phạm pháp luật khác không bị xử lý bằng chế tài nghiêm khắc của pháp luật hình sự.

Như vậy, tội hủy hoại tài sản có đầy đủ các đặc điểm chung của tội phạm. Từ đó, là cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội hủy hoại tài sản quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015.

Tội hủy hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn khả năng khôi phục lại được” [11, tr.306]. Hành vi hủy hoại tài sản cấu thành tội phạm khi tài sản bị hủy hoại phải có trị giá từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 178 BLHS mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội hủy hoại tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật.

1.1.2. Phân biệt tội hủy hoại tài sản với một số tội phạm khác có liên quan

1.1.2.1. Phân biệt tội hủy hoại tài sản với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS)

- Thứ nhất, hành vi khách quan của tội hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản mất hoàn toàn giá trị sử dụng hoặc làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản. BLHS năm 2015 quy định những hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm nếu tài sản bị hủy hoại có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015.

Đối với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản thì hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng, không đầy đủ) những quy định của pháp luật hoặc quy tắc sinh hoạt xã hội thông thường liên quan đến bảo vệ tài sản. Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho tài sản của người khác có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

- Thứ hai, về mặt chủ quan của tội phạm. Về dấu hiệu lỗi, ở tội hủy hoại tài sản quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015, lỗi của người thực hiện hành vi hủy hoại tài sản thực hiện với lỗi cố ý.

Còn ở tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại Điều 180 BLHS năm 2015 thì lỗi của người phạm tội thực hiện với lỗi vô ý. Dưới hình thức lỗi vô ý do quá tự tin, người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác trị giá 100.000.000 đồng trở lên nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Còn dưới hình thức vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 100.000.000 đồng trở lên, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó [40, tr.214].

- Thứ ba, chủ thể của tội hủy hoại tài sản là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu TNHS.

Chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 180 BLHS năm 2015 là bất kỳ người nào có năng lực TNHS. Theo đó, chủ thể của tội phạm nay phải là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.

- Thứ tư, hình phạt áp dụng đối với người phạm tội hủy hoại tài sản nặng hơn so với hình phạt áp dụng đối với người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Cụ thể, các hình phạt chính áp dụng trong tội hủy hoại tài sản có hình phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Đối với hình phạt chính trong tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là

hình phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ. Đối với hình phạt tù, tội hủy hoại tài sản quy định mức phạt cao nhất đến 20 năm, còn tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định mức phạt cao nhất đến 02 năm. Ngoài ra, tội hủy hoại tài sản còn quy định người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 178 BLHS năm 2015.

1.1.2.2. Phân biệt tội hủy hoại tài sản với tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242 BLHS)

Khách thể của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là các quan hệ xã hội về bảo vệ và sử dụng hợp lý những nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản [40, tr.464]. Còn khách thể của tội hủy hoại tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đối tượng tác động trực tiếp của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là các loài thủy sản sinh sống dưới nước. Còn đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản là tài sản bao gồm vật, tiền và giấy tờ có giá. Như vậy đối tượng tác động của tội phạm này không bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên và nguồn nước, các loại động vật, thực vật trong quần thể của hệ sinh thái dưới nước (ao, hồ, biển, sông, suối, kênh, rạch,...) Nếu có hành vi hủy hoại các tài nguyên thiên nhiên (rừng nguyên sinh, nguồn nước tự nhiên….) thì bị xử lý về các tội phạm tương ứng trong Chương XIX của BLHS.

1.1.2.3. Phân biệt tội hủy hoại tài sản với tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS)

Thứ nhất, Về khách thể, tội hủy hoại tài sản xâm hại đến quan hệ sở hữu, còn tội hủy hoại rừng xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Về đối tượng tác động, tội hủy hoại tài sản có đối tượng tác động là tài sản. Còn tội hủy hoại rừng có đối tượng tác động là các loại thực vật, thảm

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí