Ý Nghĩa, Mục Đích Của Quy Định Tội Hủy Hoại Tài Sản

thực vật, các loại sinh vật trong môi trừng sinh thái rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Thứ hai, về chủ thể của tội phạm, tội hủy hoại tài sản do cá nhân có năng lực TNHS và đạt từ đủ 14 tuổi trở lên. Còn chủ thể của tội hủy hoại rừng có thể là cá nhân có năng lực TNHS và đạt 16 tuổi trở lên hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu TNHS.

Thứ ba, hành vi khách quan của tội hủy hoại tài sản được thực hiện bằng các hành vi phá, đập, đốt… tài sản làm cho tài sản mất hoàn toàn giá trị sử dụng hoặc làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản. Những hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm nếu tài sản bị hủy hoại có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015.

Đối với tội hủy hoại rừng hành vi khách quan là các hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng, những hành vi này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ sự phát triển và hoạt động bình thường của môi trường sinh thái.

1.1.2.4. Phân biệt tội hủy hoại tài sản với tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về ANQG (Điều 303 BLHS)

Khi nghiên cứu dấu hiệu pháp lý đặc trưng mô tả trong cấu thành tội phạm hủy hoại tài sản và tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về ANQG, có vấn đề liên quan đến đối tượng tác động cần lưu ý:

Đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản không bao gồm các công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Hành vi phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 303 BLHS. Vì vậy, trong quá trình định tội danh đối với hành vi hủy hoại tài sản, cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định đối tượng bị xâm hại có phải là công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an

ninh quốc gia hay không? Trước khi ban hành Pháp lệnh số 32/2007/PL- UBTVQH11 và Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, việc định tội danh đối với tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia gặp nhiều khó khăn trong quá trình định tội danh. Các cơ quan tiến hành tố tụng không có tiêu chí cụ thể để xác định đâu là công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chỉ có một số lĩnh vực cụ thể có văn bản hướng dẫn để xác định nhưng cũng chưa bao quát hết tất cả công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, làm cho quá trình xác định công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trong một số lĩnh vực còn nhiều cảm tính, chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng do đó làm cho thực tiễn định tội danh đối với hành vi này khác nhau ở các địa phương.

Theo quy định của Điều 11 Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11, tiêu chí để xác định công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia gồm: “1. Công trình tập trung bí mật nhà nước hoặc là nơi lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng hoặc là nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái hoặc là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia. 2. Công trình đòi hỏi phải áp dụng công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý và sử dụng” [33, tr.2].

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 và Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2008/NĐ- CP, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành các Công văn số 99/TANDTC- KHXX ngày 01-7-2009, Công văn Số 144/TANDTC-KHXX ngày 20/08/2009 yêu cầu các Tòa án địa phương khi xét xử về tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia thì “để được coi là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì công trình đó phải nằm trong danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định”, trong trường hợp chưa được quy định trong danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

chỉ được coi là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. Những quy định này đã tạo sự thống nhất trong quá trình xác định công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 303 BLHS. Đây là căn cứ quan trọng để phân biệt tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS) với tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

1.1.2.5. Phân biệt tội hủy hoại tài sản với tội hủy hoại vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 413 BLHS)

Tội hủy hoại tài sản từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

Đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản, về nguyên tắc, không bao gồm vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự. Nếu quân nhân tại ngũ hoặc người khác (công nhân, viên chức quốc phòng; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được trưng tập vào phục vụ trong Quân đội) từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực TNHS mà có hành vi hủy hoại vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 114 và Điều 303 của BLHS, thì phạm tội hủy hoại vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự theo Điều 413 BLHS [40, tr.994].

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, nếu có hành vi phá vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự mà người thực hiện hành vi này không phải là quân nhân tại ngũ hoặc người khác (công nhân, viên chức quốc phòng; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được trưng tập vào phục vụ trong Quân đội), không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 114 và Điều 303 của BLHS, thì phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS).

1.1.3. Ý nghĩa, mục đích của quy định tội hủy hoại tài sản

1.1.3.1. Ý nghĩa của quy định tội hủy hoại tài sản

Ngay từ khi tuyên bố độc lập, Nhà nước ta cũng rất chú trọng trong việc xây dựng pháp luật. Bằng việc Nhà nước ta ban hành những văn bản pháp luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt trừng trị những hành vi xâm phạm đến sở hữu của Nhà nước và công dân, góp phần bảo vệ các quan hệ xã hội. Pháp luật hình sự thời kỳ này tuy chỉ là những quy định rất cơ bản nhưng đã khái quát và luật hóa cụ thể một số tội phạm về những hành vi xâm phạm sở hữu của Nhà nước và công dân xảy ra trên thực tế làm căn cứ, cơ sở pháp lý cho Tòa án xét xử. Tội hủy hoại tài sản được xem xét và được quy định trong các văn bản pháp luật ban hành thời kỳ đầu. Việc sớm quy định tội hủy hoại tài sản trong luật hình sự Việt Nam cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của tội danh này. Nó không chỉ góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội mà còn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức và Nhà nước [18, tr.19].

Việc ghi nhận tội hủy hoại tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước và nhân dân. Điều này đã được ghi nhận trong tinh thần của Điều luật qua các bản Hiến pháp ở các thời kỳ khác nhau cũng như trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Quyền sở hữu đối với tài sản là quyền quan trọng được pháp luật bảo vệ, Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của Nhà nước, của tổ chức và mọi công dân.

Hơn nữa, việc ghi nhận tội hủy hoại tài sản trong Bộ luật Hình sự còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm nói chung và tội hủy hoại tài sản nói riêng.

Ngoài ra, việc quy định tội hủy hoại tài sản trong BLHS Việt Nam còn góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật

trong việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của Nhà nước và nhân dân. Đồng thời việc hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng quy định tội hủy hoại tài sản của các cơ quan có thẩm quyền còn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nắm vững nội dung, bản chất pháp lý, từ đó thực hiện đúng đắn những quy định về tội phạm này trong thực tiễn. BLHS là luật nội dung, việc quy định tội hủy hoại tài sản có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở thống nhất khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội hủy hoại tài ản, căn cứ chủ yếu là BLHS [18, tr. 20].

1.1.3.2. Mục đích của qui định tội hủy hoại tài sản

Việc quy định tội hủy hoại tài sản trong luật hình sự Việt Nam ngoài mục đích tạo cơ sở thiết lập hành lang pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản còn có mục đích thể chế hóa tinh thần của các bản Hiến pháp trước đó cũng như trong Hiến pháp năm 2013. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Và tại Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”. Quyền sở hữu đối với tài sản là quyền quan trọng được pháp luật bảo vệ, Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của Nhà nước, của tổ chức và mọi công dân.

Việc quy định tội hủy hoại tài sản nhằm mục đích đảm bảo Nhà nước ta thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người, vì quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của con người mà pháp luật quốc gia và quốc tế đều quan tâm bảo vệ. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam tại Điều 32 cũng quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [20, tr. 32].

Quy đinh tội hủy hoại tài sản trong BLHS nhằm mục đích đảm bảo tính công minh có căn cứ đúng pháp luật, cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, tránh bỏ lọt tội phạm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và phòng, ngừa tội phạm.

Trong khoa học pháp lý hình sự, một hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm trong BLHS. Việc quy định tội hủy hoại tài sản trong BLHS nhằm mục đích đánh giá về mặt pháp lý của Nhà nước đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội hay nói cách khác là việc xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm trong BLHS. Quy định dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại tài sản sẽ là cơ sở pháp lý thống nhất để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự [18, tr.19].

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hủy hoại tài sản

1.2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội hủy hoại tài sản

Theo quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015, cấu thành tội hủy hoại tài sản có các dấu hiệu pháp lý:

1.2.1.1. Các quy định về cấu thành tội phạm của tội hủy hoại tài sản Điều 178 BLHS năm 2015 quy định tội hủy hoại tài sản với 5 điều

khoản gồm: Khoản 1 quy định các dấu hiệu cơ bản của tội hủy hoại tài sản; khoản 2, khoản 3 và khoản 4 quy định các dấu hiệu định khung hình phạt; khoản 5 quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành tội phạm có 04 yếu tố là: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. Đối với mỗi tội phạm cụ thể, thì các yếu tố này có nội dung quy định khác nhau ở từng dấu hiệu trong các yếu tố. Sự khác nhau này sẽ quyết định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi tội phạm cụ thể và được áp dụng ở một khung hình phạt nhất định tương ứng của từng khoản, điều luật của tội đó. Tội hủy hoại tài sản được quy định tại Điều 178 BLHS

năm 2015 là một tội phạm cụ thể thuộc nhóm tội phạm về sở hữu nên có đầy đủ các dấu hiệu định tội và các dấu hiệu định khung hình phạt.

* Các dấu hiệu định tội

- Khách thể của tội pham

Khách thể của tội hủy hoại tài sản là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị các hành vi: Đốt, đập, phá hủy tài sản, xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ của chủ sở hữu [29, tr.6]. Nếu trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản trên thực tế được chuyển giao từ chủ sở hữu sang người phạm tội thì trong tội hủy hoại tài sản, quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ tài sản bị mất đi trên thực tế và không ai có được quyền này.

Như vậy khách thể của tội hủy hoại tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Tội phạm được thực hiện bằng hành vi hủy hoại tài sản, xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân [18, tr.32].

Đối tượng tác động của tội hủy hoại tài sản là tài sản có trị giá từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 178 BLHS mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội hủy hoại tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật. Theo quy định tại khoản 1, Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Ngoài ra, trường hợp tài sản bị hủy hoại là tài sản đồng sở hữu của người thực hiện hành vi hủy hoại và người khác. Điều 207 BLDS quy định: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản”. Và khoản 2 Điều 210 BLDS quy định: “Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ

ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung”. Tài sản chung của các đồng sở hữu được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, bảo hộ. Tại khoản 2, Điều 218 BLDS quy định: “Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật”. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hợp nhất phải do các bên định đoạt. Việc cá nhân tự định đoạt tài sản chung mà không được sự đồng ý của người đồng sở hữu khác thì sự định đoạt đó là trái pháp luật. Do đó, người nào có hành vi tự mình cố ý hủy hoại phần tài sản trong khối tài sản chung có thể cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định Điều 178 BLHS.

Tuy nhiên, các tài sản trên chỉ trở thành đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội hủy hoại tài sản nói riêng khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định [30, tr.50].

Vật

Vật - đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải thỏa mãn các điều kiện sau: là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể; có thể đang đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai [28, tr.193].

Vật là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu thì không có tính năng đặc biệt. Nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt những vật có tính năng đặc biệt như công trình quan trọng về an ninh quốc gia, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất ma tuý, tiền chất ma tuý, vật liệu nổ, chất độc, chất phóng xạ… thì quan hệ sở hữu không phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên nó không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

Vật - với tư cách là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu - phải là vật có giá trị. Nếu vật không có giá trị thì không đáp ứng được nhu cầu vật chất của con người, không được coi là tài sản nên không thể trở thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022