Phân Biệt Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi Với Tội Sử Dụng Người Dưới 16 Tuổi Vào Mục Đích Khiêu Dâm

nhẹ hơn. Mức hình phạt đầu tiên của khung hình phạt thứ nhất là 06 tháng và mức hình phạt cao nhất của khung thứ ba là 12 năm. Sự khác nhau về mức hình phạt giữa hai tội này cũng phù hợp vì tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau và hậu quả của hành vi mà người phạm tội gây ra của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng thấp hơn so với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

1.3.4 Phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

Đều là tội có hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em dưới 16 tuổi. Hậu quả đều gây ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bị hại là những trẻ em dưới 16 tuổi. Lỗi của người phạm tội đều là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi của mình là trái pháp luật, biết hành vi phạm tội của mình là xâm hại nhân phẩm, danh dự của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện hành vi bằng mọi cách nhằm đạt thỏa mãn mục đích của bản thân người phạm tội. Hậu quả đều là gây ra những thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm con người thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần. Còn giống nhau về qui định mức hình phạt bổ sung.

Giữa Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm có những điểm khác nhau cơ bản như:

- Về khái niệm:

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là người nào thực hiện một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác (các hành vi này đã được phân tích ở phần 1.2.1 Dấu hiệu định tội của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) nhằm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ hay giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi (không xét về sự đồng ý hay không đồng ý của nạn nhân).

+ Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

- Về hành vi:

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi gồm hai trường hợp: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của bị hại là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hay có hành vi giao cấu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác đối với người dưới 13 tuổi.

+ Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: hành vi khiêu dâm là việc kích thích sự ham muốn về xác thịt, hành vi của người phạm tội không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân (đây là dấu hiệu đặc trưng của tội này) mà thực hiện các hành vi như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Trình diễn khiêu dâm: là hành vi của một người hoặc một nhóm người thực hiện các hành động múa hay hình thức khác như dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm để người khác xem mang tính kích thích động tâm và nảy sinh ra dục vọng; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức để khiêu gợi sự dâm dục, hoạt động này thông thường người phạm tội đã dụ dỗ, lôi kéo như trả tiền cao, hứa thưởng về vật chất khác, về tình thần hoặc có sự đe dọa ép buộc …. Để buộc người dưới 16 tuổi tham gia trình diễn khiêu dâm.

Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm: là trường hợp người dưới 16 tuổi sẽ bị lôi kéo, dụ dỗ trực tiếp chứng kiến các hoạt động do người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 6

Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm: Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người

dưới 16 tuổi nhằm kích thích nạn nhân hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm nhầm kích thích dục vọng của người xem khác; Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi cho người khác xem hoặc cho người dưới 16 tuổi xem vì mục đích lợi nhuận hay bất kỳ mục đích nào khác; Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi tự chụp, quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán trên mạng xã hội; Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi khỏa thân và truyền tải trực tiếp âm thanh, hình ảnh qua internet (live stream); Trình chiếu các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng người dưới 16 tuổi (dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý) hoặc hình ảnh mô phỏng người dưới 16 tuổi (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số) cho người dưới 16 tuổi xem.

- Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Người từ đủ 14 tuổi trở lên.

+ Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: Người phạm tội là người đã thành niên là 18 tuổi trở lên (theo quy định Điều 20 BLDS 2015).

- Khác nhau về độ tuổi người bị hại:

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trái ý muốn của người bị hại; Người dưới 13 tuổi (không phân biệt trái ý muốn hay không)

+ Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: Nạn nhân đều là người dưới 16 tuổi, không phân biệt trường hợp đồng ý hay không đồng ý tham gia vào các hoạt động mục đích khiêu dâm như đã phân tích trong phần hành vi của tội phạm.

- Khác nhau về mức hình phạt:

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Mức hình phạt được chia thành ba khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung là Khung 1: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Khung 2: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; Khung 3: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

+ Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: Mức hình phạt được chia thành ba khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung là Khung 1 có mức phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm; Khung 2 có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; Khung 3 có mức phạt tù từ 07 đến 12 năm.

Sự khác nhau về mức hình phạt giữa hai tội danh này dựa vào mức độ nguy hiểm của hành vi của người phạm tội. Tuy nhiên vẫn còn chưa phù hợp vì hiện nay trẻ em là một trong những mục tiêu hàng đầu cần được bảo vệ, sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm thì hậu quả tức thì từ hành vi phạm tội mang lại là không lớn hơn so với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhưng về sâu xa thì những trẻ em là nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi, dễ bị lôi kéo vào những loại tội phạm khác. Do đó cũng cần xem xét lại đối với mức hình phạt của loại tội phạm này.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu, tổng hợp nêu ra những khái niệm, phân tích và so sánh các dấu hiệu đặc trưng của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 BLHS 2015 với các Tội xâm phạm tình dục khác đối với người dưới 16 tuổi. Điều 142 BLHS 2015 đã có những bước tiến vượt bậc trong việc lập pháp. Qua đó đã giải quyết được tình trạng hiếp dâm người dưới 16 tuổi giữa những người đồng giới. Đây cũng là cơ sở để nhà nước ta thực hiện tốt chức năng bảo vệ trẻ em, để trẻ em phát triển cả về thể chất và tinh thần trong tình trạng và môi trường tốt nhất, an toàn nhất. Nhận thấy được những ưu điểm, nhược điểm về việc ghi nhận tội phạm này trong Bộ luật Hình sự. Đây cũng là cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật đối với tội danh trong các hoạt động tố tụng, thấu hiểu những khía cạnh khác nhau của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tất cả điều đó là nền tảng để nghiên cứu và phân tích về thực tiễn áp dụng pháp luật một cách hiệu quả trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội danh này.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ KIẾN NGHỊ

2.1 Tổng quan áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng

Theo báo cáo tổng hợp kết quả công tác của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng từ năm 2015 đến năm 2020, tình hình tội phạm nói chung và “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” nói riêng diễn ra khá phổ biến hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng.

Thông qua công tác xét xử các vụ án hình sự về xâm hại trẻ em và kết quả thống kê đã xác định được: Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2020, tổng số trẻ em bị xâm hại là: 76 trẻ em có giới tính là nữ bị xâm hại về tình dục (chỉ tính án sơ thẩm). Trẻ em bị xâm hại tình dục có độ tuổi từ trên 05 tuổi đến dưới 16 tuổi, cụ thể: có 36 trẻ em có độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; 31 trẻ em có độ tuổi là dưới 13 tuổi. Đa số các trẻ em thuộc thành phần: học sinh, lao động phổ thông, không nghề nghiệp. [47]

Tổng số đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em từ ngày 01/01/2015 đến 30/6/2020 là 76 đối tượng, trong đó 05 đối tượng là người ruột thịt, người thân thích khác; 71 đối tượng là những người quen của trẻ em. Các đối tượng đều là nam giới, đa số ở độ tuổi thanh niên, trung niên, thậm chí có người đáng tuổi cha chú của nạn nhân. Thuộc thành phần: lao động phổ thông, không nghề nghiệp, các đối tượng đều có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ, là người dân tộc thiểu số, do học vấn thấp nên nhận thức pháp luật còn hạn chế.

Về phương thức, thủ đoạn xâm hại: Qua thực tiễn công tác xét xử các vụ xâm hại tình dục trẻ em cho thấy, phần lớn các trẻ bị xâm hại bởi những người quen biết với các thành viên trong gia đình và một số ít trường hợp trẻ

em bị xâm hại bởi chính người thân thích, ruột thịt. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình... để dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ.

Về địa bàn xảy ra hành vi xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu là ở các vùng nông thôn, cụ thể: từ ngày 01/01/2015 đến 30/6/2020 số vụ xảy ra ở nông thôn là 73 vụ, chiếm tỷ lệ 96,053%; số vụ xảy ra ở thành thị là 03 vụ, chiếm tỷ lệ 3,947%.

Đối với Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, qua công tác xét xử, thống kê số liệu từ ngày 01/01/2015 đến 30/6/2020, đã thụ lý tổng cộng 57 vụ/59 bị cáo phạm tội xâm hại tình dục trẻ em; Giải quyết 55 vụ/57 bị cáo; Tỷ lệ 96,5%; Tồn 02/02 bị cáo; trong đó:

- Án hình sự sơ thẩm: Thụ lý: 41 vụ/42 bị cáo; Giải quyết: 39 vụ/40 bị cáo (không tính án điều tra bổ sung 03 vụ/03 bị cáo);Tỷ lệ: 95,1%; Tồn 02 vụ/02 bị cáo.Trong đó loại tội phạm xâm hại trẻ em chủ yếu là tội “Hiếp dâm trẻ em”, “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là 41vụ/42 bị cáo. Trong tổng số 41 vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em có vụ án bị cáo phạm cùng lúc 02 tội về xâm hại tình dục trẻ em hoặc 01 tội xâm hại tình dục và 01 tội khác, cụ thể: 01 vụ/01 bị cáo phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giao cấu với trẻ em”; 01 vụ/01 bị cáo phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”; 01 vụ/01 bị cáo phạm tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”. Tỷ lệ án có kháng cáo, kháng nghị chiếm 48,7% tổng số án giải quyết(19vụ/20 bị cáo). Trong đó: số án bị sửa chủ quan là 05 vụ/06 bị cáo (sửa 01 phần); sửa khách quan là 02 vụ/02 bị cáo (sửa 01 phần).

- Án hình sự phúc thẩm: Thụ lý: 16 vụ/17 bị cáo; Giải quyết: 16vụ/17 bị cáo; Tỷ lệ: 100%. Trong đó: tội “Giao cấu với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” là 13vụ/ 14 bị cáo; tội “Dâm ô với trẻ em” là 02vụ/02 bị cáo; tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là 01 vụ/01bị cáo.

- Tỷ lệ án bị sửa: Chủ quan là 4,5% trên tổng số án xâm hại trẻ em; khách quan chiếm tỷ lệ 1,8% trên tổng án xâm hại trẻ em.

- Về hình phạt áp dụng đối với các bị cáo: Hình phạt tử hình và hình phạt tù đến 03 năm: không có; Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù chung thân: 01 bị cáo; Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên 15 năm đến 20 năm tù: là 05 bị cáo;Số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù là 23 bị cáo;Số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù là 11 bị cáo.

- Số vụ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là 03 vụ/03 bị cáo, tỷ lệ 5,26% trên tổng số án thụ lý, lý do trả: 02 vụ/02 bị cáo do cần xem xét các chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên Tòa; 01 vụ/01 bị cáo do có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Tòa Hình sự không phát sinh trường hợp trả hổ sơ điều tra bổ sung 02 lần trở lên và không có trường hợp Tòa án yêu cầu khởi tố tội phạm mới, người phạm tội mới.

- Số vụ án Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm:

+ Đối với án sơ thẩm cấp tỉnh: Số vụ án bị kháng nghị là 04 vụ/05 bị cáo, trong đó số vụ án bị kháng nghị được Tòa án chấp nhận là 03 vụ/04 bị cáo; 01 vụ/01 bị cáo Viện kiểm sát rút kháng nghị tại tòa phúc thẩm.

+ Đối với án phúc thẩm cấp huyện: Số vụ án có kháng nghị là 02 vụ/02 bị cáo, trong đó số vụ án bị kháng nghị được Tòa án chấp nhận là 01 vụ/01 bị cáo; 01 vụ/01 bị cáo Viện kiểm sát rút kháng nghị tại giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, TAND tỉnh Sóc Trăng đã xét xử các tội xâm phạm tình dục có 57 vụ/ 59 bị cáo, trong đó “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo BLHS 2015 (“Tội hiếp dâm trẻ em” theo BLHS 1999) có 16 vụ/16 bị cáo.

Đánh giá chung về thực trạng Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chiếm tỉ lệ 28,07% số vụ và chiếm 27.11% số bị cáo. So

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022