Dấu Hiệu Định Khung Của Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi

cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hay mọi hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác đối với người dưới 13 tuổi là mặt khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Trên thực tế, việc xác định có trái ý muốn hay không cần dựa vào thực tế của người phạm tội có dùng vũ lực hay thủ đoạn khác hay không, thái độ của nạn nhân trước, trong và sau khi bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, trái ý muốn của nạn nhân được thể hiện ra bên ngoài, có thể nhìn thấy được như các vết thương trên cơ thể, vết cào cấu, tiếng kêu cứu, trầy xước hoặc vết cắn, vùng vẫy nhằm trốn thoát, vết bẩn bùn đất... Nhưng cũng có trường hợp nạn nhân sợ hãi, hoặc sức khỏe yếu không có khả năng kháng cự, nên để xác định việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân thường căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau: mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, thủ đoạn thực hiện tội phạm, hoàn cảnh cụ thể xảy ra giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, nhân thân của nạn nhân và người phạm tội…v..v…cho nên một vài trường hợp việc chứng minh trạng thái tâm lý trái ý muốn nạn nhân có thể gặp trở ngại, khó khăn. Có trường hợp nạn nhân và người phạm tội có quan hệ tình cảm với nhau nhưng khi bị người khác phát hiện nạn nhân sợ ảnh hưởng đến bản thân mà khai mình bị hiếp dâm, có trường hợp do gia đình người phạm tội tác động đến gia đình nạn nhân để nạn nhân cho lời khai có lợi cho người phạm tội chuyển từ tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thành tội Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi; có trường hợp tội phạm ẩn diễn ra đã lâu nhưng vì thiếu hiểu biết pháp luật hoặc gia đình nạn nhân sợ ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân, hoặc bị đe dọa về tinh thần của nạn nhân mà không tố giác nên khi cơ quan chức năng phát hiện thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, có những trường hợp do thiếu hiểu biết pháp luật nên bản thân người phạm tội và nạn nhân đều không biết hành vi giao cấu

của cả hai dẫn đến việc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, .... Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đánh giá cẩn trọng, khách quan, phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhằm hạn chế việc chủ quan, đánh giá phiến diện, tránh trường hợp xử lý oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Hành vi trái với ý muốn của nạn nhân có thể hiểu là hành vi mà người phạm tội thực hiện nhưng nạn nhân không đồng ý, nạn nhân chống cự không thành nên phó mặc cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội hoặc nạn nhân còn quá nhỏ tuổi không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.

Như vậy, để thực hiện được mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn nạn nhân trong Tội hiếp dâm nói chung được thực hiện thông qua các biểu hiện cụ thể sau:

Hành vi dùng vũ lực thông thường là hành vi làm thế nào để buộc nạn nhân phải để cho người phạm tội thực hiện giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Là những hành vi chủ yếu làm tê liệt hoặc vô hiệu hóa sự kháng cự của nạn nhân để người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác như: vật lộn, giữ chân tay, dùng hung khí de dọa, bịt miệng nạn nhân, dùng dây trói, bóp cổ, đánh đấm vào cơ thể nạn nhân,.... Thực tế có trường hợp nạn nhân bị người phạm tội dùng vũ lực tới mức làm cho nạn nhân bất tỉnh nhưng chưa chết, sau khi người phạm tội thực hiện xong hành vi đã thỏa mãn được dục vọng thì nạn nhân đã chết thì người phạm tội có thể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, ngoài tội hiếp dâm mà người phạm tội đã thực hiện.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động nhằm uy hiếp về tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt ý chí kháng cự, buộc nạn nhân phải chịu cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác mà không kháng cự như: dọa giết chết, dọa gây thiệt hại tính mạng sức khỏe người thân, dọa đánh, dọa

chém, dọa bắn hay các hành vi đe dọa khác ....Điều luật không quy định đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nên có thể hiểu hành vi đe dọa dùng vũ lực ở đây bao gồm đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp đe dọa dùng vũ lực sau đó cách một thời gian, tuy nhiên thông thường đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được hiểu là hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc, không có khoản cách về mặt thời gian và sức mạnh của sự đe dọa đã đến mức làm cho nạn nhân bị tê liệt hoàn toàn ý chí kháng cự lại với người phạm tội.

Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: là hành vi lợi dụng tình trạng sẳn có của nạn nhân khi nạn nhân bị đau ốm, bệnh tật, hay ngất xỉu, say rượu,….với tình trạng này thì nạn nhân không thể kháng cự được nếu như bị người khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Tình trạng không thể chống cự được là ngẫu nhiên, sẳn có từ chính nạn nhân chứ không phải do người phạm tội thực hiện hay tạo ra tình trạng không thể chống cự được như việc lợi dụng nạn nhân bại liệt, bệnh tật, thiểu năng về trí tuệ,…. để thực hiện hành vi. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác: Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị bệnh tật, tai nạn, bị ngất xỉu, bị trói, bị khuyết tật.... dẫn đến không thể chống cự được); Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến nạn nhân bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).

Hành vi dùng thủ đoạn khác: là hành vi mà phạm phạm tội thực hiện giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác không được sự đồng ý của nạn nhân. Là những thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Về hậu quả thiệt hại: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là tội cấu thành hình thức, tức là chỉ cần người phạm tội sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, lợi dụng tình trạng không tự vệ được của nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn với nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thực hiện các hành vi giao cấu, quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì đã cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 3

Việc thực hiện xong hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác trong Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi không nên được xem là căn cứ để xác định chủ thể thực hiện tội phạm đã phạm tội. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là tội cấu thành hình thức, tức là trong ý nghĩ của chủ thể thực hiện hành vi phải thể hiện mong muốn giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân. Các hành vi để thực hiện được ý đồ đó trên thực tế phải được diễn ra trước, hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác không nhất thiết phải ở tình trạng hoàn thành mà có thể được diễn ra ở giai đoạn chuẩn bị, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành hoặc phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội trái ý muốn đối với nạn nhân, để đánh giá điều này rất khó khăn. Nên trên thực tế chỉ cần dựa vào việc đối tượng đã thực hiện đủ các thủ đoạn khác nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác (như cho nạn nhân uống thuốc kích thích, thuốc mê nhằm để nạn nhân không kháng cự khi người phạm tội thực hiện giao cấu nhưng vì một lý do gì đó mà không thực hiện được) trước khi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác,

không kể hành vi đã kết thúc về mặt sinh lý hay chưa là đã đủ cấu thành tội phạm đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Nhóm dấu hiệu khách quan khác không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm như: công cụ phạm tội, phương tiện thực hiện phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội... Tuy nhiên việc xác định các dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Do những dấu hiệu này góp phần xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng, đồng thời thông qua đó làm rò được nguyên nhân và điều kiện phạm tội (nguyên nhân khách quan là mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những luồng văn hóa không chính thống, lối sống thực dụng, việc tiếp xúc với phim ảnh bạo lực khiêu dâm và văn hóa phẩm đồi trụy đã tác động tiêu cực đến con người dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội, nguyên nhân chủ quan là từ phía nạn nhân, nhóm nạn nhân dưới 16 tuổi là còn trẻ, thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức về những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, đặc biệt những mối quan hệ qua mạng internet, sự thiếu quan tâm của gia đình cha mẹ đối với nạn nhân, lối sống không lành mạnh…v..v..), để từ đó tìm ra các phương pháp hữu hiệu cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Với những đặc điểm phân tích như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có cấu thành tội phạm hình thức.

Chủ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

Chủ thể của tội phạm là nam giới và nữ giới là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn hai điều kiện: Có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi là những dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm. Lý do có chủ thể là nữ giời bởi vì Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có đã có sự thay đổi là xử lý cả các hành vi quan hệ tình dục khác, đây là các hành vi không bị trói buộc bởi quan điểm về hành vi giao cấu thông thường

giữa nam giới và nữ giới. Như vậy người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Do đó, chủ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải đảm bảo được 03 yếu tố sau: Chủ thể phải là cá nhân một con người đang sống; đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Từ những phân tích trên có thể đưa ra kết luận chủ thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự - BLHS không có quy định trực tiếp như thế nào là trách nhiệm hình sự nhưng có quy định thế nào là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - và từ đủ 14 tuổi - khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - mà thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều 142 BLHS 2015 (tại Điều 142 BLHS 2015 cho thấy không có trường hợp phạm tội nào tương ứng tội ít nghiêm trọng) thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội đó của mình theo quy định của điều luật.

Mặt chủ quan của Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội, mặt chủ quan thuộc về suy nghĩ của người thực hiện hành vi phạm tội chưa được thể hiện ra bên ngoài, vì vậy người khác không thể cảm nhận được những điều đó thông qua việc tiếp xúc thông thường mà cần phải có một quá trình nhận thức theo phương pháp biện chứng. Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là mặt bên trong không thể thấy được nếu nó không thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội, bằng hậu quả tác hại, bằng thời gian, địa điểm, phương pháp công cụ thực hiện phạm tội…. bao gồm các dấu hiệu là lỗi, động cơ và mục đích của tội phạm.

Dấu hiệu lỗi là dấu hiệu bắt buộc quan trọng nhất, được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Vì tội phạm nào cũng thực hiện do lỗi cố ý hay vô ý. Lỗi của người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý do tội danh này có cấu thành hình thức vì người phạm tội nhận thức rò hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn với nạn nhân hay không trái ý muốn với nạn nhân mà nạn nhân dưới 13 tuổi bằng một trong những thủ đoạn đã phân tích ở mặt khách quan của Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác) hoặc không quan tâm đến độ tuổi của nạn nhân.

Dấu hiệu động cơ phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý, động cơ phạm tội làm ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng không làm thay đổi cơ bản về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trên thực tế xã hội thường thấy động cơ phạm tội của những người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thường là do ham muốn dục vọng của bản thân người phạm tội, nhu cầu tình dục hoặc các lý do khác như mâu thuẫn cá nhân nên muốn hủy hoại cuộc đời của nạn nhân, bị xúi giục thực hiện hành vi phạm tội vì tiền hay lợi ích khác. Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định khung và định tội.

Dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc là kết quả mà trong ý thức mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân. Tuy nhiên, việc làm rò động cơ, mục đích phạm tội có ý nghĩa cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội gây ra, đồng thời góp phần đánh giá mức độ lỗi nhằm quyết định hình phạt tương xứng.

1.2.2 Dấu hiệu định khung của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Các hiệu định khung của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là gồm ba dạng: Dạng hành vi thuộc khung cơ bản, hành vi thuộc khung tăng nặng thứ nhất và hành vi thuộc khung tăng thứ hai.

Dấu hiệu thuộc khung tăng nặng thứ nhất:

Hành vi thuộc khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 142 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các dấu hiệu:

- Có tính chất loạn luân:

Đối với dấu hiệu là có tính chất loạn luân được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; thì đây là tình tiết định khung cần thiết nhất, và hành vi có tính chất loạn luân là đáng lên án nhất, cần phải xử lý nghiêm minh vì tính chất nguy hiểm khôn lường về mặt hậu quả dài lâu của nó. Về mặt sinh học do có cùng dòng máu (bộ gen), nếu hành vi giao cấu của người phạm tội này nếu dẫn đến nạn nhân có thai và sinh con thì hậu quả những đứa bé được sinh ra có nhiều khả năng sẽ bị quái thai, dị tật, khuyết tật, đần độn… đó là điều không tốt đối với thế hệ tương lai, sẽ là một gánh nặng cho gia đình nạn nhân, gánh nặng cho xã hội. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội có tính chất loạn luân ảnh hưởng tới tập quán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục, bởi hành vi đó đi ngược lại những giá trị về đạo đức xã hội, bị xã hội lên án kịch liệt. Vì vậy, việc quy định hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân là tình tiết định khung tăng nặng cho Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với khung hình phạt như tại khoản 2 là đúng đắn và nghiêm minh của pháp luật.

- Làm nạn nhân có thai:

Đối với dấu hiệu làm nạn nhân có thai là thai nhi được hình thành từ hành vi hiếp dâm của người phạm tội đối với nạn nhân, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định thai nhi là kết quả của việc giao cấu giữa người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022