Thực Tiễn Áp Dụng Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2015

Sau khi điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, VKSND không điều tra bổ sung chứng cứ vật chất mới để chứng minh Trực thực hiện hành vi hiếp dâm. Việc thay đổi từ kêu oan, sang nhận tội của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 đều mâu thuẫn với các nhân chứng trực tiếp và giám tiếp, các nhân chứng đều khảng định không nghe tiếng cháu Trang kêu, không nhìn thấy cháu Trang vào và từ phòng đi ra, hiện trường trực tiếp có chị Thủy và 3 cháu nhỏ, phía sau có anh Thắng chủ nhà.

Án sơ thẩm xét xử lần 2, tại phiên Tòa sơ thẩm lần 1 bị cáo kêu oan xử 13 năm, phiên tòa lần 2 bị cáo nhận tội. Tòa án đã tuyên phạt Đinh Văn Trực, 7 năm tù (giảm 6 năm so với án sơ thẩm lần 1).

Nhận xét: Tuy vụ án đã kép lại, nhưng không mang sức thuyết phục về tính khoa học pháp lý, về đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm, cũng như áp dụng pháp luật khi lượng hình. Vụ án xử bằng lời nhận tội của bị cáo (tại phiên tòa phúc thẩm) nhưng không phù hợp với các chứng cứ khác, không phù hợp với lời khai của nhân chứng trực tiếp và giám tiếp; không phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự (năm 2003) tại Điều 72: “2. Lời nhận tội của bị can bị cáo chỉ có thể coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án. Không dùng lời nhận tội của bị can bị cáo làm căn cứ duy nhất để kết tội”. Bản án nêu trên không thỏa mãn được khoa học pháp lý.

Vụ thứ 7: vụ án “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em” xảy ra ở tỉnh Bắc Giang.

Nội dung vụ án: Khoảng 7 giờ ngày 27/6/2005, chị Hoa đi làm đồng phát hiện xác cháu Yến nằm dưới lòng mương nước thuộc Đồng Sắn. Kết quả giám định pháp y ngày 04/7/2005 kết luận: Các tổn thương sây sát bầm tím vùng chán; cổ ở hai bên ven giáp trạng là do ngoại lực tác động; tổn thương màng trinh và một phần da cơ tầng sinh môn phía sau là do ngoại lực tác động; vật tác động do nhiều khả năng do dương vật của đối tượng tạo nên; nạn nhân chết do ngạt nước, trên cơ thể có nhiều tổn thương xây xát, da bầm tím vùng trán, cổ ở hai bên ven giáp; rách tuần hoàn màng trinh và một phần da cơ tầng sinh môn.

Viện Khoa học hình sự kết luận: “Không phát hiện xác tinh trùng người trên miếng bông thu dịch âm đạo nạn nhân; miếng bông và mảnh xi măng thu tại hiện

trường có tinh trùng người, lượng dấu vết ít và chất lượng dấu vết kém nên không thu được gen; có vết tế bào người, phân tích gen chỉ cho kết quả là máu của một người phụ nữ (xx), các gen khác không cho kết quả. Sợi lông thu ở hiện trường đều không phải lông người, trong đó chỉ có một sợi có gốc, nhưng ít tế bào gốc, nên không phân tích được gen. Trên cọng rơm thu tại hiện trường không có tinh trùng người, nhưng có máu người, phân tích gen (AND) từ bốn sợ tóc dấu vết máu trên cọng rơm và mẫu máu thu trong dịch âm đạo nạn nhân cho thấy bốn sợi tóc và máu trên cọng rơm là tóc và máu của nạn nhân Nguyễn Thị Yến”

Ngày 12/10/2005, chị Nguyễn Thị Chung (con dâu bà Khuyến) có đơn tố cáo khoảng tháng 2/2005 (âm), Hàn Đức Long có hành vi hiếp dâm bà Ngô Thị Khuyến sinh năm 1930. Ngày 13/10/2005 chị Trương Thị Năm (con gái bà Khuyến) có đơn tố cáo khoảng tháng 6/2004 và tháng 7/2005 (âm) 2 lần chị bị Hàn Đức Long hiếp dâm (cả 2 đơn này đều do chị Chung viết). Ngày 19/10/2005, tại công an huyện Tân Yên, Bắc Giang, Long thừa nhận hành vi hiếp dâm bà Khuyến và chị Năm. Công an Bắc Giang đã khởi tố và bắt tạm giam Hàn Đức Long về tội hiếp dâm bà Khuyến và chị Năm, còn vụ án đối với cháu Nguyễn Thị Yến, do hết thời hạn điều tra nên ngày 27/10/2005 cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ.

Ngày 29/10/2005, Hàn Đức Long viết đơn đầu thú về hành vi hiếp và giết cháu Yến, sau đó phục hồi điều tra ngày 06/6/2006 thực nghiệm điều tra theo bản tự thú cho kết quả: Thời gian sát 40kg thóc hết 17 phút 45 giây, đoạn đường Long gây án bắt, bế, hiếp, vứt xác, vấp ngã và rửa chân tay trên đoạn đường dài 1.756,60 m và Long khai hết 19 phút 23 giây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Hành vi nêu trên Hàn Đức Long bị truy tố với 3 tội: Đối với cháu Nguyễn Thị Yến là Giết người theo điểm c, g khoản 1 Điều 93 và tội Hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 BLHS. Đối với bà Ngô Thị Khuyến và chị Trương Thị Năm về tội hiếp dâm theo điểm d, đ khoản 4 Điều 111 BLHS.

Án sơ thẩm số 05/2007/HSST ngày 31/01/2007, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang áp dụng khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự tuyên xử Hàn Đức Long không phạm tội hiếp dâm (đối với bà Ngô Thị Khuyến và chi Trương Thị Năm); áp dụng điểm c, g khoản 1 Điều 93 và khoản 4 Điều 112 BLHS xử phạt Hàn Đức Long tử hình về tội “Hiếp dâm trẻ em” tù chung thân về tội “Giết người”.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 14

Kháng nghị số 01/KNPT ngày 14/02/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang về phần tuyên án Hàn Đức Long không phạm tội hiếp dâm (đối với bà Khuyến và chị Năm) và tăng hình phạt lên tử hình đối với tội “Giết người”.

Ngày 27/6/2007 bị cáo Long kháng cáo kêu oan, các biên bản nhận, thư viết do bị điều tra viên ông Thu, ông Tùng, ông Biên đe dọa đánh đập ép bắt phải nhận, phải nghi rò, ký vào các bản cung, viết thư cho vợ và ông Báu (bác cháu Yến).

Án phúc thẩm số 504/2007/HSST ngày 25/6/2007 của Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, không chấp nhận kháng nghị, kêu oan, tuyên giữ nguyên quyết định án sơ thẩm.

Tại kháng nghị số 08/2009/HS-TK ngày 03/3/2009 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đối với bản án sơ thẩm và phúc thẩm.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 09/2009/HS-GĐT ngày 29/7/2009, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định hủy bản án phúc thẩm số 504 ngày 25/6/2007 và bản án sơ thẩm số 05 ngày 31/01/2007 và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra lại theo thủ tục chung.

Kết quả điều tra lại có nhiều nội dung nhưng đáng lưu ý rất quan trọng là ngày 05/01/2011 ông Hà Văn Quang là đội phó tham mưu tổng hợp PC45 công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra tủ hồ sơ của ông Dương Khương Duy (chết) để lại từ năm 2006, lúc đó ông Duy là phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Hàn Đức Long, phát hiện trong tủ có 1 tập hồ sơ có 49 bút lục liên quan đến vụ án gồm: “sơ đồ hiện trường tự vẽ, bản tự khai, các biên bản lấy lời khai của Long, biên bản hỏi cung…”

Tại cáo trạng số 29/KSĐT ngày 16/6/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, truy tố Hàn Đức Long với ba tội danh như cáo trạng số 44/ 27/02/2006.

Bản án sơ thẩm số 48/2011/HSST ngày 24/9/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên xử như bản án sơ thẩm lần một.

Bản án phúc thẩm số 706/2011/HSPT ngày 29/11/2011 của Tòa phúc thẩm - Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng nghị, kêu oan, tuyên giữ nguyên quyết định án sơ thẩm.

Ngày 01/12/2011, Hàn Đức Long có đơn kêu oan trình lên chủ tịch nước cho rằng mình bị điều tra viên đánh đập, nhục hình nên phải ký nhận còn bà Khuyến, chị Năm do có tranh chấp lối đi nên đã vu khống hiếp dâm.

Tại công văn số 07/2012 CV-KN-TTTVPL ngày 05/06/2012 cảa Trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị hủy án phúc thẩm số 706/2011/HSPT ngày 29/11/2011 của Tòa phúc thẩm.

Kháng nghị số 29/2014/KN-HS ngày 09/05/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án phúc thẩm số 706/2011/HSPT ngày 29/11/2011 của Tòa phúc thẩm và Bản án sơ thẩm số 48/2011/HSST ngày 24/9/2011.

Quyết định giám đốc thẩm số 20/2014/HS-GĐT ngày 22/11/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hủy hai bản án: Bản án phúc thẩm số 706/2011/HSPT ngày 29/11/2011 của Tòa phúc thẩm và Bản án sơ thẩm số 48/2011/HSST ngày 24/9/2011 để điều tra lại làm rò 6 nội dung: Làm rò tư cách của chị Sở và chi Yên. Long bị dị tật, kích thước trọng lượng cháu Yến (hình nộm) không tương xứng, cần thực nghiệm điều tra lại. Điều tra làm rò vết bầm tím hình cung trên vùng trán (tử thi cháu Yến). Cần có giải thích chính thức về tác động của hành vi làm “ tổn thương rách màng trinh và một phần da cơ tần sinh môn phía sau” của cháu Yến. Làm quãng đường từ nơi sát gạo đến nơi thực hiện tội phạm có lội nước không, nước sâu bao nhiêu, quần áo ướt không, nếu ướt bao nhiêu thời gian khô, có ai thấy khi Long về sát gạo không, quần áo lúc đó như thế nào. Việc điều tra viên cho ông Báu bác ruột của cháu Yến vào buồng giam Long, dụ dỗ, thuyết phục, tác động Long nhận tội là vi phạm quy chế trại giam. Ngoài ra quá trình điều tra xác định được việc bỏ 49 bút lục ra ngoài hồ sơ là dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ trong đó có lời khai của Long. Người giết hại cháu Yên có tên là Giang, đây là chứng cư rất quan trọng. Vậy Giang là ai?

Việc thực hiện điều tra không thực hiện được, không chứng minh được hành vi Long giết hiếp cháu Yến, cơ quan điều tra đình chỉ vụ án đối với Hàn Đức Long. Như vậy Hàn Đức Long bị giam cầm oan ức 11 năm với 4 lần bị tuyên tử hình.

Nhận xét: Vụ án đặc biệt nghiêm trọng quá trình giải quyết hơn 10 năm, qua các bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm cho thấy từ mỗi giai đoạn có nhiều

thiếu sót khác nhau, từ những người có trách nhiệm chỉ đạo, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, việc thu thập chứng cứ, việc chứng minh tội phạm, việc bức cung, nhục hình, đến việc bỏ ra ngoài 49 bút lục, việc cho người ngoài vào thuyết phục ông Hàn Đức Long nhận tội, những lời khai ngoại phạm của Long không được xem xét và bị bỏ các tài liệu ra ngoài hồ sơ, việc kết luận giám định còn chung chung, như dấu vết “tổn thương rách màng trinh và một phần da cơ tầng sinh môn phía sau” của nạn nhân…

Qua vụ án Hàn Đức Long cho thấy, ý thức trách nhiệm việc không tuân thủ các nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự, với thái độ mặc cảm với nghi phạm, theo hướng suy đoán có tội, bỏ bớt (49) tài liệu ra ngoài để hợp thức hóa hồ sơ buộc tội.

3.2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực ngày 01/07/2016), qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác giải quyết án trong các năm. Về nội dung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được kế thừa sửa đổi hoàn thiện hơn, quy định cụ thể rò ràng hơn, nhưng quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng vẫn để xảy ra những vi phạm trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tuy vụ án xảy ra trước đây, nhưng từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và được quán triệt, triển khai thực hiện áp dụng trên thực tiễn, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quy định cụ thể tại điều 13 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đây là một trong những nguyên tắc được nhìn nhận xuyên suốt quá trình tố tụng, nên quá trình thực hiện nguyên tắc này đã giải quyết các vụ án oan sai, bảo vệ được quyền con người, quyền công dân, thông qua các vụ án sau:

Vụ thứ 1: Vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” xảy ra tại tỉnh Đắk Lắk

Nội dung vụ án: Khoảng 19g 15 phút ngày 10/4/2010, tại km 672 + 200 m quốc lộ 14, xảy ra tai nạn giữa xe máy Lê Quang Linh và xe máy đèo nhau có Trần Đức Thọ và Trần Thanh Sang. Hậu quả: Linh (chết), Sang mất 55% sk. Quá trình đều tra Sang và Đức không ai thừa nhận là người cầm tay lái, các nhân chứng và dựng lại hiện trường không phản ảnh chính xác. Sang khai Đức điều khiển xe máy. Ngày 08/3/2016, Tòa án nhân dân huyện Krông Buk, áp dụng khoản 1 Điều 202

BLHS năm 1999 xử phạt Trần Thanh Sang 10 tháng 16 ngày tù về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Sang kháng cáo với lý do Đức là người lái xe máy, Sang ngồi sau.

Bản án số 105/2017/HSPT ngày 29/3/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắc kiểm tra chứng cứ tại tòa, đối chất các nhân chứng, kết quả tranh tụng. Viện kiểm sát nhân dân đề nghị hủy án điều tra lại. Hội đồng xét xử phúc thẩm nghị án tuyên bố Trần Thanh Sang không phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đình chỉ vụ án.

Nhận xét: Qua vụ án trên cho thấy việc chứng minh sự thật của vụ án còn có nhiều lúng túng nên cấp sơ thẩm không đánh giá đúng sự việc. Tòa phúc thẩm đã thực hiện và sử dụng kết quả kiểm tra chứng cứ, kết quả tranh tụng để tuyên án là chính xác.

Vụ thứ 2: Vụ án “Buôn bán hàng cấm” xảy ra tại tỉnh Hà Nam

Nguyễn Văn Hải (tên gọi khác Nguyễn Văn Du) sinh năm 1986; Trú tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; Tiền án, tiền sự: không.

Khoảng 13 giờ ngày 14/01/2016, Hải điều khiển xe máy trở 6 dàn pháo hoa ( khoảng 48 đến 51 quả) và 8 quả pháo hoa nổ rời, trên đường đi thì bị kiểm tra giao thông bắt giữ. Ngày 16/3/2016, Tòa án huyện Thanh Liêm xử phạt Hải 09 tháng tù về tội buôn bán hàng cấm theo khoản 1 Điều 155 BLHS năm 1999. Hải kháng cáo xin giảm hình phạt. Ngày 29/5/2017, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử với nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng đầy đủ pháp luật vì đối với hành vi vận chuyển buôn bán pháo nổ từ 0 giờ 00 ngày 01/7/2015 đến 0 giờ 00 ngày 02/7/2015 thì tuyên không phạm tội.

Bản án số 28/2017/HSPT ngày 29/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã tuyên bố Nguyễn Văn Hải (tức Du) không phạm tội và đình chỉ giải quyết vụ án do chính sách hình sự mới nhân đạo của nhà nước. Trường hợp này không có quyền yêu cầu bồi thường nhà nước.

Nhận xét: Như vậy Tòa án sơ thẩm đã không cập nhật chính sách pháp luật kịp thời dẫn đến xét xử có tội đối với trường hợp được hưởng lợi từ chính sách khoan hồng của Nhà nước.

Vụ thứ 3: Vụ án “Thượng úy (Nữ cảnh sát) cùng đồng phạm bỏ ma túy vào vào xe ôtô, vu oan” xảy ra ở quận Nam Từ Liên, thành phố Hà Nội.

Nội dung vụ án: Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 28/10/2016, Tổ công tác Trung đoàn cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại phố Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội phát hiện xe ô tô BKS 30A- 80501 do anh Nguyễn Văn Thiện điều khiển chở chị Nguyễn Thị Vân. Trong xe nghi có ma túy, qua kiểm tra thu giữ 01 gói giấy bên ngoài bọc băng dính, bên trong có 05 túi nilon chứa chất bột tinh thể màu trắng nghi là ma túy và tạm giữ người cùng xe để điều tra làm rò.

Kết quả điều tra: Từ năm 2014, Thiện và Vân có quan hệ tình cảm cùng chung sống với nhau tại căn nhà thuê số 35 Trịnh Công Sơn, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Do Vân nghĩ anh Thiện có người phụ nữ khác nên hay xảy ra mâu thuẫn. Đến tháng 9/2016, Vân nói chuyện hay bị Thiện đánh đập và có tranh chấp về tài sản muốn cho Thiện đi tù với Nguyễn Thị Vững, là Công an (C03-P2) Bộ công an. Vân hỏi Vững “Em mua ma túy bỏ vào xe có được không” Vững nói: “Ok, nếu làm như thế chỉ cần có hàng trong xe là chết. Hiện tại từ trước đến giờ, chị bảo với rất nhiều người, mà cũng có cái trường hợp mà chỉ có hai gam thôi là chết bình thường” tức là đi tù. Vân và Vững thỏa thuận, sau khi bỏ ma túy vào xe anh Thiện, Vân đưa cho Vững 1 tỷ đồng nhờ Vững báo Công an bắt giữ Thiện. Ngày 10/10/2016, Vững yêu cầu Vân viết giấy nợ Vững 1 tỷ đồng và sẽ đưa Vững giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà P712 CT 13B khu đô thị Ciputra Nam Thăng Long, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Sau khi thỏa thuận Vân đưa cho Vững giấy có ghi đặc điểm, biển số xe của anh Thiện. Ngày 26/10/2016, Vững găp anh Nguyễn Đình Đô là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1, trung đoàn cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội báo về có ma túy trên xe có đặc điểm như Vân đưa cho Vững. Khoảng 8 giờ 30 phút ngày 28/10/2016, Vững gọi điện nói với Vân vào số điện thoại đó sẽ có một người đưa cho một thứ “Vân hiểu là ma túy” đến 12 giờ cùng ngày Vân nhận được điện thoại của một người đàn ông nói: “Em để dưới gốc cây gần xe ô tô của chị có hòn đá đè lên” rồi Vân ra lấy 1 gói bọc bằng băng dính và đưa vào cốp xe ô tô của Thiện bên ghế phụ. Lúc này, Vững nói với đối tương là Nguyễn Lê Giang gọi hẹn gặp anh Thiện ở siêu thị Fivimart, anh Thiện đi rủ Vân đi cùng. Vân điện báo

cho Vững, Vững điện báo cho Đô. Khi anh Nguyễn Văn Thiện đang điều khiển xe ô tô BKS 30A- 80501 chở chị Nguyễn Thị Vân trên đường đi đến phố Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội thì bị Công an tiến hành kiểm tra tại cốp xe bên ghế phụ một gói giấy kích thước 5x6 cm màu trắng. Thiện ghi ngờ là ma túy nên nói “ Sao các anh bỏ ma túy vào xe của tôi”. Tổ công tác đã tạm giữ người xe cùng tang vật bàn giao cho Công an quận Nam Từ Liêm. Lúc này, Vững yêu cầu Vân đưa 1 tỷ đồng như thỏa thuận, do không đủ tiền nên Vân đã đưa 200.000.000 đồng và giấy chứng nhận sở hữu quyền sở hữu nhà P712 CT 13B khu đô thị Ciputra Nam Thăng Long, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Sau thời gian tạm giữ hình sự, anh Thiện không nhận không ma túy trong xe là của mình, không có tài liệu chứng minh. Ngày 04/11/2016, Viện kiểm sát cùng cấp không phê chuẩn lệnh giữ lần hai, anh Thiện được trả tự do. Do nghi ngờ Vân bỏ ma túy vào xe, qua nói chuyện Vân đã thừa nhận bàn bạc cùng Vững bỏ ma túy vào xe Thiện. Ngày 11/11/2016, Thiện đã tố cáo đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao sự việc Vân và Vững đã thực hiện như đã nêu trên. Kết luận giám định ngày 06/01/2017 phòng kỹ thuật Công an thành phố Hà Nội: Tang vật thu giữ tại xe anh Thiện 4 túi có khối lượng 7,003 gam là heroin; 01 gói tinh thể màu trắng là ma túy loại Methamphetamine, có khối lượng là 1,484 gam. Tổng là 8,487 gam và kết quả giám định file ghi âm trong các mẫu M1, M2, M3, M4 không bị cắt ghép là giọng nói của Nguyễn Thị Vững trong so sánh B2 là giọng của cùng một người. Hành vi nêu trên.

Bản án hình sự sơ thẩm 03/2020/HS-ST ngày 08/01/2020, Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm áp dụng điểm n khoản 2 khoản 5 Điều 249 BLHS, xử phạt Nguyễn Thị Vững 6 năm tù về tội tàng trữ ma túy và 01 năm tù về tội vu khống, tổng hợp hai tội là 7 năm tù. Nguyễn Thị Vân 5 năm tù về tội tàng trữ ma túy và 01 năm 06 tháng tù về tội vu khống, tổng hợp hai tội là 6 năm 6 tháng tù;

Nguyễn Thị Vững kháng cáo không thừa nhận hai tội mà do vân khai oan

Bản án phúc thẩm số: 443/2020/HS-PT ngày 06/7/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội bác bỏ kháng cáo và tuyên xử giữ nguyên án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Vững.

Nhận xét: Để giải quyết mâu thuẫn tình cảm cá nhân giữa Vân và Thiện, Vân đã cùng Vững nghĩ ra kế cho ma túy vào xe mục đích để anh Thiện đi tù. Qua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022