Phân Biệt Tội Giao Cấu Hoặc Thực Hiện Hành Vi Quan Hệ Tình Dục Khác Với Người Từ Đủ 13 Đến Dưới 16 Tuổi Với Các Tội Phạm Khác Có Liên Quan

quan hệ tình dục khác với mình. Dấu hiệu “thuận tình”, là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) và tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi (Điều 144). Để tránh nhầm lẫn khi áp dụng pháp luật, Khoản 1 Điều 145 đã qui định dấu hiệu: “…nếu không thuộc trường hợp qui định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này”.

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện và điều khiển có ý thức hành vi đó

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Do vậy, năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định một người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể có lỗi và mới có thể là chủ thể của tội phạm khi đã đạt độ tuổi luật định (tuổi chịu trách nhiệm hình sự).

Về tuổi chịu TNHS, theo qui định tại Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì hầu hết người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng được qui định tại một trong các điều (28 điều) của BLHS (Khoản 2 Điều 12).

Tuy nhiên, theo qui định tại Điều 145 thì chỉ: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác…”. Như vậy, chủ thể của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể đặc biệt, theo đó người phạm

tội phải là đủ 18 tuổi trở lên (người đã thành niên), có năng lực TNHS và họ phải nhận thức rò được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện, mặc dù có được sự thuận tình của nạn nhân. Đây là là một trong những dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với một số tội xâm phạm tình dục trẻ em khác. Ngoài ra, do điều luật không quy định người phạm tội là nam hay nữ nên có thể hiểu là chủ thể của tội danh này có thể là nam hoặc có thể là nữ.

- Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong bao gồm những biểu hiện phản ánh trạng thái tâm lý, ý thức của người phạm tội đối với các tình tiết khách quan của tội phạm. Những biểu hiện này bao gồm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, trong đó, lỗi luôn là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của mọi loại tội phạm nói chung. Tuy nhiên, đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi về mặt chủ quan thì động cơ và mục đích phạm tội không phải dấu hiệu bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Do BLHS không quy định người phạm tội phải biết rò người bị hại là trẻ em hay không nên trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng pháp luật đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong một số trường hợp như:

Trường hợp thứ nhất: người phạm tội biết người bị hại là trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi thì họ phải chịu TNHS.

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 3

Trường hợp thứ hai: người phạm tội khi thực hiện hành vi không quan tâm đến người bị hại là trẻ trong độ tuổi 13 đến dưới 16 tuổi hay không nhưng nạn nhân là trẻ em nằm trong độ tuổi này thì họ vẫn phải chịu TNHS.

Với hai trường hợp này thì dễ dàng xác định lỗi cố ý của người phạm tội.

Trường hợp thứ 3: người phạm tội có ý thức chủ quan rằng người bị hại là trẻ em trong độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng trên thực tế nạn nhân không phải là trẻ em nằm trong độ tuổi này thì người phạm tội có phải chịu

TNHS hay không thì trên thực tế có những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng người phạm tội phải chịu TNHS vì người phạm tội mong muốn và đã có hành vi giao cấu với người mà họ cho là trẻ em nằm trong độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, việc người bị hại không nằm trong độ tuổi này là ngoài mong muốn của họ. Nếu không xử lý thì sẽ bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng nếu nếu truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội trong trườnghợp này là đi ngược lại lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học hình sự bởi hành vi của họ không gây ra nguy hiểm cho xã hội, không xâm phạm đến khách thể cần được bảo vệ được quy định trong BLHS. Đây là trường hợp sai lầm về khách thể tức là người phạm tội có hành vi nhằm xâm hại khách thể nhất định được luật hình sự bảo vệ nhưng không xâm hại được vì đã tác động nhầm vào đối tượng không thuộc khách thể đó. Do đó, trong trường hợp này, cần có sự thống nhất về quan điểm lý luận và hướng dẫn cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng không bị lúng túng khi xử lý vụ việc trên thực tế.

Trường hợp thứ 4: người phạm tội có ý thức chủ quan là người bị hại không phải là trẻ em trong độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng trên thực tế nạn nhân nằm trong độ tuổi này thì có phải chịu TNHS hay không cũng có những quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp này phải chịu TNHS vì họ đã xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng người thực hiện hành vi trong trường hợp này hoàn toàn không có lỗi nên không phải chịu TNHS. Theo tác giả, người thực hiện hành vi trong trường hợp này không phải chịu TNHS vì đối với tội giao cấu với trẻ em trong độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội phải biết người người mà mình giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi nhưng vẫn thực hiện hành vi giao cấu. Nếu

người phạm tội không biết và không thể biết hay nói cách khác là có sự nhầm tưởng về tuổi thì không không cấu thành tội này.

Với ý nghĩa là một thể thống nhất của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà còn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Trong cấu thành tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 BLHS năm 2015 thì lỗi là nội dung bắt buộc. “Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý” [48, tr.201]. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Lỗi của người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rò ràng hành vi giao cấu của mình, dù đủ điều kiện để lựa chọn thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có cấu thành hình thức nên lỗi của người tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp và việc xác định lỗi ở đây không phụ thuộc vào đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Người phạm tội biết hoặc có thể biết (nhưng để mặc) nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà vẫn giao cấu với nạn nhân. Theo nguyên tắc, trẻ em nói tại Điều này là một dấu hiệu khách quan. Việc người phạm tội có nhận thức được hay không việc nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không có ý nghĩa định tội. Tuy nhiên, thực tế chỉ xem xét người phạm tội này khi về về chủ quan, người phạm tội phải biết nạn nhân là trẻ em trong độ tuổi từ 13

tuổi đến dưới 16 tuổi. Nếu người phạm tội không biết hoặc không có cơ sở để buộc người phạm tội phải biết nạn nhân là trẻ em trong độ tuổi từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không coi tội phạm.

* Những dấu hiệu định khung hình phạt :

Ngoài những dấu hiệu định tội được mô tả trong cấu thành cơ bản của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi qui định tại Khoản 1, phản ánh đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 145 còn qui định các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng, nghĩa là những dấu hiệu làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội lên một cách đáng kể so với trường hợp thường. Cụ thể là:

- Khoản 2 Điều 145 qui định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với những trường hợp có những dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng sau:

+ Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ hai lần trở lên nhưng các lần đó phải có sự cách biệt về mặt thời gian nhất định.

+ Phạm tội với 02 người trở lên: được hiểu là người phạm tội đã thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với từ 02 người trở lên và tất cả những nạn nhân này đều trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

+ Có tính chất loạn luân: được hiểu người thục hiện hành vi phạm tội và nạn có cùng dòng máu trực hệ như: giữa ông bà, cha mẹ với con, cháu; giữa anh chị em với nhau…

+ Làm nạn nhân có thai: trường hợp này cũng tương tự trường hợp làm nạn nhân có thai trong các trường hợp đối với tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, chỉ khác ở chỗ trong trường hợp phạm tội này nạn nhân đã đồng tình để người

phạm tội giao cấu. Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Khi xác định tình tiết phạm tội này cần chú ý: Chỉ khi nào xác định người bị hại có thai do chính hành vi giao cấu của người phạm tội và khi có thai, người bị hại ở độ tuổi từ đủ mười ba đến dưới mười sáu tuổi. Nếu người bị hại có thai do kết quả của một lần giao cấu với người khác hoặc tuy có thai với người phạm tội nhưng do giao cấu nhiều lần trong đó có lần người bị hại đã đủ mười sáu tuổi và cái thai đó là kết quả của lần giao cấu khi người bị hại đã tròn mười sáu tuổi, thì không thuộc trường hợp phạm tội này”. [27, tr 283]

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật cơ thể từ 31% đến 60%: tức là trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đã gây tổn thương đến cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật 31%-60% đã được Hội đồng giám định pháp y kết luận.

+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh: Đây là là tình tiết định khung mới được qui định tại Khoản 2 Điều 145 BLHS năm 2015 và được hiểu là người thực hiện hành vi phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau: người phạm tội có trách nhiệm nhất định đối với người bị hại như chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh…; người bị hại tin tưởng, trông cậy vào người phạm tội.

- Khoản 3 Điều 145 qui định khung hình phạt tăng nặng thứ 2: Đây là khung hình phạt có mức khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và được áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Đây là trường hợp tương tự như quy định của điểm đ khoản 2 nêu trên, tức là phải căn cứ vào kết quả giám định tổn hại tổn thương cơ thể của bị hại do hành vi giao cấu gây ra (Quan hệ nhân quả giữa hành vi giao cấu với tổn thương cơ thể) để làm căn cứ xác định khung khoản truy tố đối với bị can.

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: nghĩa là người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đây là hành vi này nguy hiểm hơn rất nhiều so với trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác bình thường.

Ngoài hình phạt chính, Khoản 4 Điều 145 còn qui định hình phạt bổ sung, theo đó: “Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Đây là những hình phạt có thể được áp dụng nhằm bổ sung hỗ trợ cho hình phạt chính trong việc trừng trị, giáo dục cải tạo người phạm tội.

1.1.2. Phân biệt tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi với các tội phạm khác có liên quan

Các tội xâm hại tình dục trẻ em được quy định tại Chương XIV - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của BLHS năm 2015 bao gồm các tội như: Điều 142 “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, Điều 144 “Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”, Điều 145 “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và Điều 146 “Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”. Nhìn chung, các tội phạm này có điểm chung là xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và sức khỏe đối với người dưới 16 tuổi và lạm dụng tình dục người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, ở mội tội phạm cụ thể đều có những dấu hiệu, đặc trưng riêng để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Để định tội danh chính xác thì việc nắm vững các dấu hiệu này là rất cần thiết.

1.1.2.1. Phân biệt tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 112) và tội giao cấu hoặc thực

hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều

145) đều là những tội phạm vừa có dấu hiệu giống nhau vừa có dấu hiệu khác nhau ở một số yếu tố:

- Về khách thể: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi đều xâm phạm khách thể là danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của con người, đồng thời có cùng đối tượng tác động là trẻ em.

Tuy nhiên, nạn nhân của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi phải là trẻ em ở độ tuổi này. Còn đối với tội hiếp dâm với người dưới 16 tuổi, nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi.

- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm. Cụ thể là:

+ Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: hành vi khách quan của tội phạm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người bị hại hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với người bị hại (người dưới 16 tuổi). Như vậy, đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, hành vi khách quan bao gồm những hành vi sau:

Hành vi dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh làm tê liệt, đè bẹp sự kháng cự của người bị hại chống lại việc giao cấu như xô ngã, đạp, đánh, trói chân tay… để thực hiện hành vi giao cấu với người bị hại.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực: người thực hiện hành vi phạm tội có những hành vi như dùng lời nói, cử chỉ tác động làm tê liệt ý chí của người bị hại làm buộc họ phải giao cấu trái ý muốn.

Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: được hiểu là người phạm tội có những hành vi lợi dụng nạn nhân đang trong tình trạng không thể chống cự như bị tâm thần, bị tai nạn, bị khuyết tật, bị ốm đau…để giao cấu trái ý muốn của họ. Tuy nhiên, việc nạn nhân không thể chống cự được không phải do người phạm tội gây ra mà người phạm tội chỉ lợi dụng tình trạng sẵn có của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của họ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022