VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
TRẦN THỊ QUYÊN
TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Có thể bạn quan tâm!
- Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Phân Biệt Tội Giao Cấu Hoặc Thực Hiện Hành Vi Quan Hệ Tình Dục Khác Với Người Từ Đủ 13 Đến Dưới 16 Tuổi Với Các Tội Phạm Khác Có Liên Quan
- Phân Biệt Tội Giao Cấu Hoặc Thực Hiện Hành Vi Quan Hệ Tình Dục Khác Với Người Từ Đủ 13 Đến Dưới 16 Tuổi (Điều 145) Với Tội Cưỡng Dâm Người
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, thông tin trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rò ràng bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn là kết quả quá trình tìm tòi nghiên cứu!
Tác giả luận văn
Trần Thị Quyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ
13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI 7
1.1. Những vấn đề lý luận về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 7
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 22
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 ĐẾN DƯỚI
16 TUỔI TẠI QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30
2.1. Tổng quan tình hình áp dụng qui định của pháp luật hình sự trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành tình dục vi khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh 30
2.2. Thực trạng và kết quả đạt được trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh... 35
2.3. Những hạn chế, sai sót trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và nguyên nhân 44
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI
NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI 55
3.1. Yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng qui định của pháp luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 55
3.2. Giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 60
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS :Bộ luật hình sự
BLTTHS :Bộ luật tố tụng hình sự
CTTP :Cấu thành tội phạm
ĐTD :Định tội danh
GS. TS :Giáo sư Tiến sĩ
QĐHP :Quyết định hình phạt
TNHS :Trách nhiệm hình sự
TAND :Tòa án nhân dân
TANDTC :Tòa án nhân dân tối cao
VKSNDTC :Viện kiểm sát nhân dân tối cao
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ án xâm hại tình dục trẻ em đã khởi tố, điều tra, truy tố từ
năm 2016-2020 31
Bảng 2.2: Tỷ lệ số vụ án bị xét xử về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi so với tổng các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em 33
Bảng 2.3: Tỷ lệ số vụ án và bị can bị xét xử so với số vụ án và bị can bị khởi tố, điều tra, truy tố về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 33
Bảng 2.4: Số liệu các bị cáo đã bị xét xử về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo khung hình phạt từ năm 2016-2020 34
Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ các bị cáo bị xét xử áp dụng hình phạt qui định tại Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 115 BLHS năm 1999, Điều 145
BLHS năm 2015 43
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là thế hệ kế thừa, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì thế, bảo vệ trẻ em luôn luôn là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em. Điều này được thể hiện rò tại Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 với nội dung: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được tham gia vào các vấn đề bảo vệ về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bó lột sức lao động và những hành vi khác xâm phạm quyền trẻ em”[30, tr. 22]. Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật Hình sự nước ta từ trước đến nay luôn coi trẻ em là khách thể cần được bảo vệ đặc biệt.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình trẻ em bị lạm dụng tình dục xảy ra ngày càng nhiều và diễn biến rất phức tạp, nhất là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Để có cơ sở pháp lý thống nhất cho việc điều tra, truy tố, xét xử hành vi này, BLHS hiện hành đã qui định hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi là tội phạm và qui định hình phạt đối với tội này tại Điều 145. Tuy nhiên, qua 03 năm áp dụng BLHS năm 2015 cho thấy, qui định của Điều 145 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế gây khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
Trong thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự của Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế mức thấp nhất của quyết định, bản án bị sửa, bị hủy do lỗi chủ quan. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn có một số trường hợp việc áp dụng pháp luật hình sự giải quyết vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi chưa thật sự chính xác, việc
định tội danh cũng như quyết định hình phạt đối với tội phạm này còn những sai sót nhất định cần khắc phục.
Trước thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống những vẫn đề lý luận qui định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng để giải quyết vụ án về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp bách nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả chọn đề tài “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trên các phương diện, góc độ khác nhau, do vậy đề cập đến vấn đề này có:
Các giáo trình, sách chuyên khảo của: TS. Phạm Mạnh Hùng - TS. Lại Viết Quang (đồng chủ biên) (2018), Giáo trình Luật hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; GS. TS Vò Khánh Vinh (chủ biên) (2008), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - phần Các tội phạm, Tập 1, Nxb thành phố Hồ Chí Minh; GS. TSKH Lê Cảm và TS. GVC Trịnh Quốc Toản, Sách 500 bài tập Định tội danh (2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội…
Các công trình luận văn có: Hồ Thị Nhung (2014), “các tội xâm phạm tình dục trẻ em - Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu so sánh với một số nước, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Tuấn Thiện (2015), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam, từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Khoa Luật - Đại