Phân Biệt Tội Giao Cấu Hoặc Thực Hiện Hành Vi Quan Hệ Tình Dục Khác Với Người Từ Đủ 13 Đến Dưới 16 Tuổi (Điều 145) Với Tội Cưỡng Dâm Người

Hành vi dùng thủ đoạn khác: người thực hiện hành vi phạm tội dùng thủ đoạn cho người bị hại uống thuốc ngủ, uống bia, rượu, thuốc mê…làm cho họ mất khả năng nhận thức, khả năng chống cự để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn .

+ Đối với tội giao cấu giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: hành vi khách quan chỉ có một dấu hiệu duy nhất đó là người phạm tội có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác có sự thuận tình, đồng thuận của người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân như là ở tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đây là điểm khác nhau cơ bản của hai tội này.

- Về chủ thể: Chủ thể của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi phải là người đủ 18 tuổi trở lên (người đã thành niên), có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi lại là người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

- Về mặt chủ quan: lỗi của người thực hiện hành vi tội là lỗi cố ý. Đây là điểm tương đồng về mặt lỗi khi khi so sánh giữa tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

1.1.2.2. Phân biệt tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145) với tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 144)

“Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình hoặc quan hệ tình dục khác với mình”[27, tr.271]

Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 144) và tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145) có dấu hiệu tội phạm giống và khác nhau như sau:

- Về khách thể: Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi và tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi đều xâm phạm khách thể là danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của con người, đối tượng tác động là trẻ em có độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm. Cụ thể là:

Đối với tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: hành vi khách quan là hành vi của người phạm tội lợi dụng nạn nhân đang lệ thuộc vào mình (ví dụ như giữa thầy và trò, nạn nhân là người làm thuê cho người phạm tội, nạn nhân là người được người phạm tội nuôi dưỡng… ) hoặc là nạn nhân đang trong hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách (ví dụ như nạn nhân là người đang nợ tiền của người phạm tội, nạn nhân đang gặp khó khăn về tài chính để chữa bệnh cho người thân …) không tự mình khắc phục được mà cần có sự giúp đỡ của người người phạm tội nên buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Đối với tội giao cấu giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: hành vi khách quan là người phạm tội có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác có sự thuận tình, tự nguyện của nạn nhân mà không có hành vi lợi dụng nạn nhân đang lệ thuộc vào mình hoặc đang trong tình trạng quẫn bách mà nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác như là ở tội cưỡng dâm với người dưới 16 tuổi. Đây là điểm khác nhau cơ bản của hai tội này.

- Về chủ thể: Chủ thể của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi phải là người đủ 18 tuổi trở

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 4

lên (người đã thành niên), có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chủ thể của tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi lại là người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

- Về mặt chủ quan: lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý. Đây là điểm tương đồng về mặt lỗi khi khi so sánh giữa tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

1.1.2.3. Phân biệt tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145) với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146)

“Dâm ô với người dưới 16 tuổi là hành vi của người đã đủ 18 tuổi trở lên đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” [27, tr.271]

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145) và tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) có dấu hiệu tội phạm giống và khác nhau như sau:

- Về khách thể: cả hai tội này đều xâm phạm khách thể là danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của trẻ em dưới 16 tuổi.

Cả hai tội này có đối tượng tác động đều là trẻ em nhưng khác nhau về giới hạn độ tuổi như: Đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi có đối tượng tác động là trẻ em nằm trong độ tuổi này còn đối tượng tác động của tội dâm ô với người dưới 16 tuổi trẻ em có độ tuổi dưới 16 tuổi.

- Về mặt khách quan: Hai tội phạm này khác nhau chủ yếu ở hành vi khách quan của tội phạm, là dấu hiệu để phân biệt giữa hai tội. Cụ thể:

Đối với tội dâm ô với người dưới 16 tuổi: Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh

dục của nạn nhân, dùng bộ phận sinh dục của mình chà sát vào bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng nhưng không có ý định giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân”[27, tr.292]. Đây là hành vi kích thích tình dục nhưng không có mục đích giao cấu của người phạm tội và người bị hại có thể bị ép buộc, có khi đồng tình với người phạm tội để thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự mình thực hiện hành vi để thỏa mãn cho người phạm tội.

Đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì người phạm tội và người bị hại đều thuận tình thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

- Về chủ thể: cả hai tội phạm này đều có chủ thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Về ý thức chủ quan: Người phạm tội đối với hai tội này đều thực hiện hành phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1.2.1. Khái quát lịch sử quy định tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015

1.2.1.1. Quy định trong giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính quyền mới thành lập phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại

xâm vì thế nhà nước ta chưa đủ điều kiện để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Do đó, các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người cũng chưa có văn bản pháp luật hình sự nào qui định.

Trong báo cáo tổng kết rút kinh nghiệp xét xử đối với tội Hiếp dâm giai đoạn 1961-1966, Tòa án nhân dân Tối cao có hướng dẫn xử lý đối với tội dâm ô và tội cưỡng dâm… mà trước đây chưa đề cập đến.

Trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử các tội phạm xâm hại tình dục, năm 1967 Tòa án nhân dân Tối cao đã thông qua Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967, trong đó đề cập một cách toàn diện bốn hình thức phạm tội: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với người dưới 16 tuổi và dâm ô với người dưới 16 tuổi. Như vậy, theo Bảng tổng kết này thì tội giao cấu với trẻ em được ghi nhận là một trong những tội xâm phạm tình dục trẻ em. Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên đề cập đến hành vi giao cấu với trẻ em. Sự ra đời của Bản tổng kết 329 đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta mặc dù những quy định về hành vi, thủ đoạn phạm tội của các tội phạm xâm phạm tình dục còn rất đơn giản, chỉ mang tính chất liệt kê, nhưng là tiền đề cho những quy định tiếp theo về các tội phạm về xâm hại tình dục trong đó có tội giao cấu với người dưới 16 tuổi.

Ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật 03/SL. Trong Sắc luật này có qui định về các tội xâm phạm thân thể và nhân phẩm con người nhưng không quy định cụ thể tội giao cấu với người dưới 16 tuổi. Để hướng dẫn thi hành Sắc luật trên, tháng 4 năm 1976, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/BTP, trong đó chỉ rò hành vi xâm phạm tình dục bao gồm: hiếp dâm, cưỡng dâm, thông gian với gái vị thành niên, dâm ô… Có thể thấy, hành vi thông gian với gái vị thành niên khá tương đồng với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em sau này được qui định trong BLHS của nước ta.

1.2.1.2. Quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985

Ngày 27/6/1985, Quốc Hội thông qua BLHS năm 1985. Bộ luật hình sự 1985 được ban hành trên cơ sở pháp điển hoá các văn bản pháp luật trước đó. Đây là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt.

Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội giao cấu với trẻ dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 114, Chương 2 các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với nội dung như sau: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Sau gần 15 năm áp dụng, BLHS năm 1985 bốn lần sửa đổi vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Qua bốn lần sửa đổi, tiêu đề của Điều 114 được đổi thành “Tội giao cấu với trẻ em” với 03 khung hình phạt, ở khung cơ bản được sủa đổi theo hướng tăng nặng từ “ba tháng đến ba năm” thành “từ một năm đến năm năm”. Khung hình phạt thứ hai “giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” được đổi thành “Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Phạm tội nhiều lần; b) Có tính chất loạn luân; c) Làm nạn nhân có thai; d) Gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân”, tăng hình phạt từ “hai năm đến bảy năm” thành “năm năm đến mười năm” và quy định khung hình phạt thứ ba từ “mười đến mười lăm năm” với các trường hợp nhiều tình tiết qui định tại khoản 2 điều này.

1.2.1.3. Quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999

Trong gần 15 năm tồn tại, Bộ luật hình sự năm 1985 với bốn lần sửa đổi góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Mặc dù vậy, để phù hợp với tình hình đổi mới đất nước, Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự năm 1999. Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý, tích cực của BLHS năm 1985. So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi cơ bản mang tính tương đối toàn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình sự Việt Nam. Các tội xâm

phạm về tình dục đã được Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung nhiều trong đó có tội giao cấu với trẻ em. Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi qui định tại Điều 114 BLHS năm 1985 được sửa đổi thành Điều 115 với tên gọi là tội “giao cấu với trẻ em”, quy định ba khung hình phạt, mức phạt thấp nhất là tù một năm và mức phạt cao nhất đến 15 năm tù, thêm một số tình tiết tăng định khung hình phạt tại khoản 2 “đối với nhiều người” và thay tình tiết “gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân” bằng tình tiết “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%”, bỏ tình tiết “có nhiều tình tiết” tại Khoản 3, thêm tình tiết “Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” và “Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên”. Đến năm 2009 Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều. Tuy nhiên, tội giao cấu với trẻ em qui định tại Điều 115 vẫn được giữ nguyên tên gọi.

1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình đổi mới đất nước. Tuy nhiên, qua các lần sửa đổi đó cũng chưa thể chế hóa được những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, BLHS năm 2015 tiếp tục kế thừa và phát huy những ưu điểm, tiến bộ của BLHS năm 1999 và bổ sung một số quy định mới, tội phạm mới phù hợp với giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay và một trong những điều bổ sung đó có tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. So sánh với nội dung qui định tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145) BLHS năm 2015 có sự thay đổi, bổ sung phù hợp với thực tế tình hình diễn biến và tính chất của loại tội phạm

này, nhằm xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Cụ thể:

Thứ nhất, về tên gọi của điều luật và tội danh: Được đổi tên từ Tội giao cấu với trẻ em thành “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”. Việc thay đổi này giúp thể hiện rò hơn các dấu hiệu pháp lý của tội phạm ngay trong tên điều luật. Đây là điều kiện thuận lợi giúp các cơ quan hành pháp, tư pháp điều tra xử lý đúng hành vi, đúng tội đảm bảo tính nghiêm minh, tính răn đe của pháp luật.

Thứ hai: cụ thể hoá một số cụm từ khác như: “người” thay cho cụm từ “trẻ em” xác định và cụ thể hóa đối tượng được bảo vệ của Điều luật này là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và không phân biệt là trẻ em trai hay trẻ em gái đều được pháp luật bảo vệ, như vậy tránh được cách hiểu như một số quan điểm trước đây chỉ coi trẻ em trong Điều 115 của BLHS năm 1985 chỉ là trẻ em gái; từ “người đã thành niên” được thay bằng “người đủ 18 tuổi trở lên”; “nhiều người” được thay bằng “từ 02 người trở lên”; “nhiều lần” được thay bằng “từ 02 lần trở lên”… việc thay đổi này đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu và quá trình áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, quy định thêm hành vi phạm tội đó là các “Hành vi quan hệ tình dục khác”. Đây là một hành vi mới được bổ sung vào mặt khách quan của các tội xâm hại tình dục nói chung cũng như tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhằm tránh bỏ lọt hành vi phạm tội, là phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Tuy nhiên, nhà làm luật không qui định rò hành vi quan hệ tình dục khác bao gồm những hành vi nào trong điều luật. Để thống nhất trong việc giải quyết các vụ án đối với loại tội phạm này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 về việc hướng dẫn áp dụng quy định từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS và việc xét xử các vụ án xâm

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí