Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 2

học Quốc gia Hà Nội; Vò Văn Lập (2017), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Lê Thị Mỹ Ly (2018), Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Phạm Vũ Minh Trang (2020), Định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Hà Quang Minh (2018), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội…

Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học khác như: Phạm Vũ Minh Trang (2019), Một số ý kiến về xử lý hành vi gây rối tình dục, Tạp chí kiểm sát, (số 18); Phạm Vũ Minh Trang (2020), Về các tội xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi, Tạp chí kiểm sát, (số 11); Phạm Minh Tuyên (2019), Một số vấn đề hành vi gây rối tình dục và xâm phạm tình dục trẻ em ở Việt Nam, Tạp chí khoa học Kiểm sát, (số 01) … Tuy nhiên, tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có đề tài nào nghiên cứu về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam (BLHS năm 2015). Do vậy, nội dung đề tài này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố ở cấp độ luận văn Thạc sĩ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn hướng tới mục đích đưa ra các giải pháp để đảm bảo áp dụng đúng qui định pháp luật hình sự

về loại tội phạm này. Qua đó, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận và qui định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, phân biệt tội này với các tội xâm phạm tình dục trẻ em khác.

- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những hạn chế, thiếu sót, vướng mắc trong thực tiễn.

- Đưa ra các yêu cầu và các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng qui định pháp luật về “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi” trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi từ thực tiễn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 2

Từ mục đích nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn lấy những quan điểm khoa học, qui định của pháp luật hình sự và thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung, đề tài được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Luật hình sự, trong đó tập trung nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Về thời gian, các số liệu và các bản án thực tế được thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

- Về không gian, tại địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp của khoa học luật hình sự, thống kê, khoa học lịch sử, so sánh kết hợp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp chuyên gia….. được tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ góp phần nâng cao nhận thức lý luận về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, mà còn góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận chuyên ngành Luật hình sự về tội phạm này.

- Về mặt thực tiễn:

+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được tham khảo để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện những qui định của pháp luật hình sự trong giải quyết xử lý các nhóm tội về xâm hại tình dục ở trẻ em mà cụ thể là làm sáng tỏ và đấu tranh phòng chống “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người tử đủ 13 đến dưới 16 tuổi” theo Điều 145 Bộ luật hình sự năm 2015.

+ Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với những người làm công tác thực tiễn của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung và của Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành luật hình sự.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI

ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI


1.1. Những vấn đề lý luận về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi

1.1.1.1. Khái niệm về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi

Trong khoa học luật hình sự, khái niệm tội phạm là khái niệm trung tâm, cơ bản, đóng vai trò là cơ sở để xây dựng khái niệm về tội phạm cụ thể, cũng như các khái niệm khác có liên quan.

Khái niệm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là một trong những khái niệm về một tội phạm cụ thể, do vậy phải được xây dựng trên cơ sở khái niệm tội phạm qui định tại Điều 8 BLHS hiện hành. Tuy nhiên, đây là một tội phạm cụ thể, có những đặc điểm đặc trưng riêng, do vậy khái niệm về tội phạm này phải phản ánh được những đặc điểm này mà luật định. Với cách tiếp cận như vậy, có thể đưa ra khái niệm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau: “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là hành vi của người từ đủ 18 tuổi trở lên mà cố ý giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên cơ sở thuận tình của người này, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và sự phát triển lành mạnh của họ được pháp luật hình sự bảo vệ”

1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi

* Những dấu hiệu định tội

- Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội (chính xác hơn là lợi ích thể chất, vật chất và tinh thần) được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì khách thể của tội phạm này là danh dự, nhân phẩm và sự phát triển lành mạnh của trẻ em trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Đối tượng tác động của tội phạm là yếu tố không thể thiếu khi nghiên cứu về khách thể của tội phạm. Đó chính là bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến gây thiệt hại cho những quan hệ xã họi được luật hình sự bảo vệ. Như vậy, dấu hiệu bắt buộc đối với nạn nhân của tội phạm là trẻ em ở độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, nếu từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình giao cấu với người đã thành niên thì hành vi của người thực hiện hành vi giao cấu không cấu thành tội phạm này vì đối tượng tác động (nạn nhân) ở đây không phải là trẻ em ở độ tuổi mà luật định. Trong trường hợp, nếu trẻ em là người dưới 13 tuổi mà thuận tình giao cấu với người đã thành niên thì người thực hiện hành vi giao cấu trong mọi trường hợp này bị xử lý về tội hiếp dâm trẻ em không kể có sự thuận tình hay không thuận tình của nạn nhân.

- Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của hành vi diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan của tội phạm đều được phản ánh trong cấu thành cơ bản của tội phạm, mà chỉ có dấu hiệu hành

vi khách quan nguy hiểm cho xã hội mới được phản ánh trong cấu thành tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm.

Đối với tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hành vi khách quan của tội phạm là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên cơ sở có sự thuận tình của nạn nhân.

Như vậy, đối với tội phạm này, giao cấu được BLHS hiện hành qui định là hành vi bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm. Vậy, hiểu như thế nào là “giao cấu” với tính chất là hành vi khách quan của tội phạm. Trên thực tế hiện nay, có nhiều quan điểm về giao cấu như: “Giao cấu là giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái ở động vật” [24, Tr.551] nhưng có quan điểm cho rằng: “Giao cấu là sự cọ xát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không thì coi tội hiếp dâm đã hoàn thành bởi vì danh sự và nhân phẩm của người phụ nữ đã bị chà đạp” [44, tr.394]

Theo quan điểm của Tiến sĩ Đỗ Văn Đương, nguyên phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cho rằng: “Hành vi giao cấu không chỉ hiểu là giữa nam với nữ, mà diễn ra cả người đồng giới…”. Như vậy, theo cách hiểu này thì việc giao cấu diễn ra không chỉ là giữa người nam với người nữ theo cách hiểu truyền thống mà có cả những người nam với người nam và cả những người nữ với người nữ.

Hành vi khách quan của tội phạm này, ngoài hành vi giao cấu còn có hành vi quan hệ tình dục khác. Vậy, hiểu những hành vi này như thế nào để giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự, nhất là định tội danh. Tại Điều 145 không mô tả cụ thể hành vi giao cấu cũng như hành vi quan hệ tình dục khác. Để thống nhất trong việc giải quyết các vụ án đối với loại tội phạm này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số

06/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 về việc hướng dẫn áp dụng quy định từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS và việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thì giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác được giải thích, hướng dẫn tại Điều 3 như sau:

“1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản

1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào…

2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người

khác;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...),

dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.” [46, tr.2]

Mặt khác, theo qui định tại Điều 145 BLHS thì hành vi giao cấu cũng như hành vi quan hệ tình dục khác giữa người đủ 18 tuổi với người đủ 13 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi được thực hiện trên cơ sở “thuận tình”, đồng thuận giữa hai bên. Do vậy, điều luật không qui định thủ đoạn thực hiện những hành vi này như ở tội hiếp dâm (Điều 141), tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142). Tuy nhiên, thông qua việc qui định độ tuổi của người phạm tội và độ tuổi của nạn nhân cho thấy, người phạm tội đã lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của nạn nhân làm cho họ ‘thuận tình” thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí