Sự Khác Nhau Giữa Tội Đua Xe Trái Phép Và Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ

Trong khi thực hiện tội phạm đua xe trái phép, người phạm tội có thể có hành vi chống người thi hành công vụ, song ở đây người phạm tội khi thực hiện hành vi nói trên chỉ nhằm mục đích là thoát khỏi sự ngăn chặn bắt giữ hành vi đua xe trái phép. Do đó, người đua xe trái phép có hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép không bị xử lý thêm về tội chống người thi hành công vụ mà chỉ bị coi là trường hợp phạm tội có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, nếu người đua xe trái phép có hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép không phải để thoát thân mà để giành giật lại phương tiện bị bắt giữ, để đánh tháo cho những tên đồng bọn bị bắt giữ... thì trường hợp này người phạm tội phải bị xử lý thêm về tội chống người thi hành công vụ theo nguyên tắc phạm nhiều tội. Bởi vì, trường hợp này người việc đua xe trái phép, người phạm tội đã thực hiện thêm những hành vi có tính chất chống đối với mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi này trực tiếp xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước và nó hoàn toàn thoả mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự. Cho nên, trường hợp này ngoài trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự thêm về tội chống người thi hành công vụ theo nguyên tắc chung (phạm nhiều tội).

Giữa hai tội phạm này có một số điểm khác nhau cơ bản (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Sự khác nhau giữa tội đua xe trái phép và tội chống người thi hành công vụ


Tiêu chí

Tội đua xe trái phép

Tội chống người thi hành công vụ


Về khách thể trực tiếp

- Xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời hai tội này còn đe doạ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng.

- Xâm phạm hoạt động công vụ của người thi hành công vụ, qua đó xâm phạm sự hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong việc thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 8

Hành vi khách quan

- Hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công cộng.

- Hành vi dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ; hành vi dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại người thi hành công vụ hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.


- Gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản

- Không cần có hậu quả, nếu người phạm tội


của người khác hoặc đã bị xử phạt

gây ra hậu quả thương tật thì bị truy cứu trách


hành chính về hành chính về hành vi

nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc


này hoặc đã bị kết án về tội này,

gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự

chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

trường hợp để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm k khoản 1 Điều 104); nếu gây thiệt hại về tính

mạng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội



giết người trong trường hợp để cản trở người



thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn



nhân (điểm k khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình



sự).


- Nơi công cộng nhưng chủ yếu trên

- Bất kỳ đâu.

Địa điểm phạm tội

các tuyến đường giao thông, tuyến phố lớn, quốc lộ, tỉnh lộ nhân những

ngày lễ lớn hoặc khi có sự kiện văn



hóa, thể thao; v.v...



Nguồn: Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2.2.5. Phân biệt tội đua xe trái phép với tội đánh bạc

Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tội đánh bạc là hành vi dùng tiền hoặc tài sản tham gia việc giải quyết được thua trái pháp luật trong các trò chơi.

Hành vi phạm tội đánh bạc nói riêng và những hành vi cờ bạc nói chung đều xâm phạm nghiêm trọng trật tự xã hội.

Hành vi đánh bạc là hành vi dùng tiền hoặc tài sản để giải quyết việc được thua một cách trái phép, mục đích của người phạm tội là nhằm trục lợi, nhằm kiếm tiền một cách bất hợp pháp qua các trò chơi. Hành vi đánh bạc được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: đánh cờ, đánh bạc, đánh tổ tôm, sóc đĩa, hoặc các hành vi cá cược trong các cuộc chơi: trọi gà, đua ngựa, bóng đá; v.v...

Ngoài ra, hành vi dùng tiền hoặc tài sản cá cược (được thua) trong các cuộc đua xe cũng là hình thức đánh bạc. Trường hợp người có hành vi đua xe trái phép, đồng thời lại có hành vi cá cược nhằm mục đích trục lợi trong cuộc đua xe trái phép của mình về hành vi đó đồng thời thỏa mãn cấu thành tội phạm của hai tội được quy định trong Bộ luật hình sự là: tội đua xe trái phép (Điều 207); và tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự). Tuy nhiên, hai hành vi phạm tội này có quan hệ mật thiết với nhau: việc người phạm tội tham gia đua xe trái phép là để giải quyết thắng thua với số tiền và tài sản đặt cược, ngược lại việc đặt cược tiền hoặc tài sản là việc đảm bảo cho việc tham gia thực hiện hành vi phạm pháp của chủ thể - hành vi đua xe trái phép. Xét về tính nguy hiểm, hành vi đua xe trái phép có tính nguy hiểm cao hơn so với hành vi cá cược (đánh bạc) nên hành vi cá cược trong trường hợp này thu hút vào tội đua xe trái phép. Trường hợp phạm tội đua xe trái phép có kèm theo việc "tham gia cá cược" làm cho hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi đua xe trái phép không có tình tiết này. Do vậy, đua xe trái phép có kèm theo việc ‘tham gia cá cược" được coi là trường hợp phạm tội tăng nặng định khung hình phạt của tội đua xe trái phép (điểm c khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự).

Giữa hai tội này có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

Bảng 2.5. Sự khác nhau giữa tội đua xe trái phép với tội đánh bạc


Tiêu chí

Tội đua xe trái phép

Tội đánh bạc

Hành vi

- Hành vi tranh đua tốc độ một cách trái

- Hành vi dùng tiền, tài sản để

khách quan

phép của từ hai người (trở lên) điều

giải quyết việc được thua trái


khiển phương tiện là xe có gắn động cơ.

pháp luật nhằm mục đích trục lợi



kiếm tiền một cách bất hợp pháp.

Điều kiện

- Phải gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản

- Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ

truy cứu

của người khác thì đó bị coi là phạm tội.

hai triệu đồng đến dưới năm

trách nhiệm

Trường hợp đua xe trái phép gây thiệt hại

mươi triệu đồng hoặc dưới hai

hình sự

cho tính mạng người khác được quy định là

triệu đồng nhưng đã bị kết án về


trường hợp tăng nặng định khung hình phạt

tội này hoặc tội tổ chức đánh


(điểm a khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự).

bạc, chưa được xóa án tích mà

- Trường hợp tuy chưa gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng bị coi là phạm tội nếu người có hành vi đua xe trái phép đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đó bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

còn vi phạm.

- Hành vi đánh bạc được thực hiện dưới hình thức khác nhau: đánh cờ, đánh tổ tôm, xóc đĩa, chơi lô đề, cá cược; v.v...

Hình thức lỗi‌

- Lỗi cố ý với trường hợp cấu thành tội phạm hình thức và lỗi vô ý với trường hợp cấu thành tội phạm vật chất.

- Lỗi cố ý



Nguồn: Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.


2.3. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP


2.3.1. Nhận xét chung

Trước khi phân tích thực tiễn xét xử về tội phạm này cho thấy, qua nghiên cứu tình hình xử lý hành chính về hành vi đua xe trái phép (và trong số này có một số trường hợp chuyển sang xử lý hình sự) ở nước ta trong thời gian qua có thể rút ra một số nhận xét chung như sau:

Thứ nhất, hành vi đua xe trái phép diễn ra khá phổ biến, đa dạng về hình thứ, đặc biệt là tại các thành phố, thị xã, khu đô thị; v.v... có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông (đặc biệt là giao thông đường bộ). Tuy nhiên, hành vi đua xe trái phép đều được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành phân loại xử lý hành chính hoặc hình sự.

Ví dụ: Sáng ngày mồng 1 tết dương lịch (1/1/2005) Nguyễn Mạnh Cường tức Sơn "Đít xanh" (1990), Mã Xuân Hùng tức "Hùng híp" (1983), Nguyễn Hữu Đức tức "Đức đậu" (1985), Phạm Việt Dũng tức "Dũng mốc" (1982) cùng một số đối tượng khác rủ nhau ra phố Đào Duy Anh xem và cổ vũ đua xe. Đến nơi, cả nhóm thấy một đoàn đua khoảng hơn 10 xe máy các loại đang rồ ga, đánh võng, lạng lách với tốc độ cao và có trên 200 thanh niên khác đang đứng hò reo, cổ vũ hai bên phố Đào Duy Anh.

Nóng mắt, Cường nhảy lên chiếc xe Wave của Đức "đậu", phóng ra nhập với đoàn đua. Trong đoàn đua lúc này có Nguyễn Quốc Chung tức Chung "tôm" (1984) và một số quái xế cùng nhóm. Cả hội tiếp tục chạy vòng quanh phố Đào Duy Anh khoảng 10 vòng, xong vì hơi... non tay lái nên Cường bị xòe đến 3 lần và bị một thành viên trong nhóm của Chung "tôm" cười nhạo. Vừa ngượng, vừa tức Cường buông ra lời thách đố: có giỏi thì lên hồ Hoàn Kiếm đua xe ăn tiền. Nhóm Chung "tôm" đồng ý và ra giá giải thưởng cho nhóm thắng cuộc là 5 triệu đồng, địa điểm là đua 5 vòng quanh bờ hồ Thiền Quang. Thỏa thuận xong, cả hai nhóm cùng hơn 100 người cùng rầm rập kéo nhau lên hồ Thiền Quang.

Khi đến hồ Thiền Quang, nhóm Chung "tôm" cử Nguyễn Duy Phong tức Phong "hấp", một quái xế còn rất trẻ, sinh năm 1987, đại diện tham gia tranh tài. Nhóm Cường, Hùng, Đức "đậu" cử Cường làm "tổ lái". Hùng "híp" và Mai Hoàng Linh tức Linh "kều" là hai đối tượng được hai bên cử ra thu và giao tiền thưởng cho bên thắng khi tàn trận. Sắp xếp xong việc, Cường cầm lái chiếc Wave của Đức "đậu". Phong "hấp" đi xe Wave của Chung "tôm", xuất phát trước cổng công viên Thống Nhất và chạy 5 vòng quanh hồ Thiền Quang theo chiều Trần Nhân Tông - Quang Trung - Nguyễn Du - Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông. Hàng trăm đối tượng quá khích đứng chật bên hồ Thiền Quang, hò reo cổ vũ hai quái xế, gây náo loạn trật tự đường phố. Lúc này khoảng gần 3 giờ sáng ngày 1/1/2005. Đến vòng đua cuối cùng, Phong "hấp" bị ngã xe khi chỉ còn cách đích khoảng hơn 20m, nên nhóm Cường được công nhận thắng cuộc. Phong "hấp" được đồng bọn đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Nam - Cu Ba với vết thương ở cằm, nhóm tham gia cổ vũ sau đó cũng tự giải tán theo nhiều hướng khác nhau. Sau cuộc đua thắng cuộc này, nhóm của Cường được Linh "kều" thanh toán làm 4 lần tổng cộng số tiền là 2,5 triệu đồng. Số tiền còn lại hai nhóm chưa kịp thỏa thuận thanh toán thì bị cơ quan Cảnh sát điều tra khám phá theo đơn thư tố giác tội phạm.

Kết thúc điều tra ban đầu Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố đối với 6 đối tượng là Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Hữu Đức, Mã Xuân Hùng, Nguyễn Duy Phong, Nguyễn Quốc Chung, Mai Hoàng Linh về tội tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép và tội gây rối trật tự công cộng.

Thứ hai, hành vi đua xe trái phép xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ xã hội trong lĩnh vực an toàn, trật tự công cộng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, tài sản của nhà nước, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, làm ảnh hưởng đến đời sống của xã hội, sinh hoạt chung của mọi người. Qua khảo sát 30 vụ đua xe trái phép cho thấy - hành vi này được thể hiện ở việc: tụ tập đi xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, gây huyên náo đường phố, thường xảy ra tại những nơi đông người, với sự tham gia của nhiều đối tượng đua xe và một lực lượng đông đảo cổ vũ với biểu hiện của ý thức coi thường kỷ cương trật tự, an toàn xã hội, pháp luật của nhà nước.

Ví dụ: Khoảng 22h30’ ngày 02/09/2003 đến 5h ngày 03/09/2003, một số thanh niên tụ tập thành đám đông lên đến hơn 200 xe gắn máy các loại dàn hàng ngang, chạy tốc độ 80-90 km/h, lạng lách, đánh võng, bóp còi inh ỏi,rú ga, hò hét kích động thanh niên khác đua xe trái phép gây rối trật tự công cộng nhiều giờ liền trên các tuyến phố Hàng Đậu, Chợ Đồng Xuân, Phùng Hưng, Hàng Da, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Dầu, Phan Đình Phùng, Yên Phụ, Thụy Khuê... gây náo động đường phố, cản trở giao thông, gây lên một dư luận bức xúc trong quần chúng nhân dân. Lực lượng cảnh sát đã tổ chức mai phục và tạm giữ một số đối tượng đua xe.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra khởi tố điều tra, Viện kiểm sát truy tố và Tòa án xét xử Đỗ Trọng Thứ, Phạm Quang Vũ về tội đua xe trái phép theo Điều 207 Bộ luật hình sự năm 1999 do các bị cáo này đẫ bị xử phạt hành chính về hành vi chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng. Đến khi phạm tội vẫn

chưa hết thời gian được coi như chưa bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, hành vi của các bị cáo xảy ra tại nơi tập trung đông dân cư nên Tòa án đã áp dụng khoản 2 điểm d Điều 207 với 2 bị cáo trên. Với các bị cáo khác, chưa bị xử phạt hành chính về hành vi lạng lách, đánh võng, chạy xe quá tốc độ gây mất trật tự trên đường phố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự nên bị truy tố theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự.

Thứ ba, qua công tác nghiên cứu cho thấy, hình thức biểu hiện của hành vi đua xe trái phép bao gồm: tụ tập thành đám đông trên đường, rú ga xe máy, lạng lách, đánh võng, hò hét, cổ vũ, cổ động... gây huyên náo đường phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông. Tình hình đua xe trái phép ngày càng có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai; v.v...

Ví dụ: Đêm ngày mồng 3, rạng sáng 04/10/2009, sau khi các địa điểm vui chơi giải trí phục vụ nhân dân Thủ đô vui đón Tết Trung thu ngừng hoạt động, trên một số tuyến phố như Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Ngô Quyền; xung quanh hồ Thiền Quang, siêu thị Vincom; khu vực Nhà hát Lớn và một số tuyến phố cổ ở quận Hoàn Kiếm xuất hiện nhiều tốp thanh niên điều khiển xe máy tụ tập thành đoàn, chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Các đối tượng quá khích còn hò hét, rú ga ầm ĩ gây huyên náo đường phố ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thành phố. Có 10 đối tượng bị bắt bao gồm: Dương Anh Tiến (1991, quận Hai Bà Trưng); Nguyễn Thành Quyết (1987, thành phố Bắc Giang); Nguyễn Thùy Dương (1990, quận Thanh Xuân); Dương Thanh Tùng (1992, quận Hai Bà Trưng); Dương Văn Hậu (1987, tỉnh Bắc Giang); Nguyễn Minh Quân (1991, quận Hai Bà Trưng); Nguyễn Tiến Khải (1988, quận Ba Đình); Đinh Tiến Duyệt (1992, quận Hoàng Mai); Nguyễn Tuấn Anh (1991, quận Hai Bà Trưng) và Lê Văn Duệ (1989, quận Hai Bà Trưng) [3].

Thứ tư, các vụ án đua xe trái phép xảy ra trên địa bàn cả nước do cơ quan Công an bắt, khởi tố điều tra; Viện kiểm sát truy tố; Tòa án đưa ra xét xử không nhiều, song những vụ án và bị cáo bị đưa ra xét xử bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Qua nghiên cứu, các đối tượng được hưởng án treo trong các vụ án này đều là phạm tội gây rối trật tự công cộng chứ không phải bị kết tội về tội đua xe trái phép.

Ví dụ: Trong vụ án Đỗ Trọng Đức, Phạm Quang Vũ, Hoàng Thanh HảI, Trần Quang Thắng, Lê Minh Tiến, Tống Văn Mạnh, Lê Phương, Đậu Trần Lê, Nguyễn Lê Hảo (tức Tuấn Anh), Luyện Đức Quân, Bùi Quỳnh Lê tham gia đua xe trái phép gây rối trật tự công cộng nhiều giờ trên các tuyến phố Hàng Đậu, Chợ Đồng Xuân, Phùng Hưng, Hàng Da, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Dầu, Quan Thánh, Phan Đình Phùng, Yên Phụ, Thụy Khê, đường Thanh Niên… (chúng tôi đã dẫn chứng ở trên). Tại bản án số 900/HSST ngày 22/10/2003 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử phạt: Đỗ Trọng Đức 30 tháng tù về tội đua xe trái phép; Phạm Quang Vũ 18 tháng tù về tội đua xe trái phép; Hoàng Thanh Hải 15 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng; Lê Minh Tiến 12 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng; Trần Quang Thắng 10 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng; Tống Văn Mạnh 10 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng; Lê Phương 10 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng; Đậu Trần Lê 10 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, nhưng cho hưởng án treo, hạn thử thách 18 tháng tính từ ngày tuyên án; Nguyễn Lê Hảo (Tuấn Anh) 8 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, nhưng cho hưởng án treo, hạn thử thách 15 tháng tính từ ngày tuyên án; Luyện Đức Quân 8 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, nhưng cho hưởng án treo, hạn thử thách 15 tháng tính từ ngày tuyên án; Bùi Quỳnh Lê 8 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, nhưng cho hưởng án treo, hạn thử thách 15 tháng tính từ ngày tuyên án;

Trong vụ án này, Cơ quan điều tra khởi tố điều tra, Viện kiểm sát truy

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí