Người Phạm Tội Còn Có Thể Bị Phạt Tiền Từ Mười Triệu Đồng Đến Một Trăm Triệu Đồng.

hình sự cách đây đã hơn 10 năm). Do đó, các nhà làm luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng cần tăng mức khởi điểm xử phạt tiền đối với hình phạt tiền trong cấu thành cơ bản, có thể là từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng) cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội này.

Năm là, tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự có quy định hình phạt tù (khi áp dụng là hình phạt chính) đối với hành vi đua xe trái phép là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Theo chúng tôi, việc áp dụng mức phạt này là quá nhẹ so với mức độ nguy hiểm của hành vi đua xe trái phép. Bởi hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực công cộng, gây tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân, hành vi này được thực hiện công khai và thường ở những nơi đông người, biểu hiện ý thức coi thường kỷ cương xã hội, pháp luật của Nhà nước vì thế hình phạt cho người phạm tội cũng phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, việc tăng mức phạt tù từ "ba tháng đến ba năm" tại khoản 1 Điều 207 cần phải được thay bằng "phạt tù từ một năm đến năm năm" mới là phù hợp.

Ngoài ra, tại điểm đ khoản 2 Điều 207 quy định khung hình phạt tăng nặng(từ 2 năm đến 7 năm tù) với trường hợp đua xe "nơi tập trung đông dân cư". Qua phân tích và nghiên cứu thấy rằng trên 90% số đối tượng đua xe trái phép tổ chức đua xe tại các tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng ở những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương; v.v... mà hậu quả của nạn đua xe trái phép xảy ra tại những nơi này là sự mất ổn định trật tự xã hội, là những lo lắng của người dân về sức khỏe, tính mạng, tài sản mà họ phải gánh chịu khi không may trở thành nạn nhân của các vụ đua xe trái phép ở những nơi công cộng đồng thời với lượng người tham gia giao thông trên những tuyến đường đó cao, đã không ít trường hợp đối tượng tham gia đua xe trái phép gây ra tai nạn cho những người tham gia giao thông. Vì

vậy, mà cần phải bổ sung thêm tại điểm đ khoản 2 Điều 207 là "đua xe nơi tập trung đông dân cư, nơi đô thị" là tình tiết định khung tăng nặng nhằm nâng cao tính răn đe của hình phạt.

3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể

Như vậy, từ những nhận xét trên và kiến nghị đã nêu trên, mô hình lý luận của Điều 207- Tội đua xe trái phéptrong Bộ luật hình sự hiện hành (những chữ in nghiêng, đậm là kiến nghị của chúng tôi) sẽ như sau:

Người nào đua xe trái phép ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một một năm đến năm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác;

b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

c) Tham gia cá cược;

d) Chống lại người có trách nhiệm bảo bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 14

đ) Đua xe nơi tập trung đông dân cư, nơi đường phố có mật độ người tham gia giao thông cao, khu vực có nhiều người sinh sống, trung tâm thành phố, khu dô thị, thị xã, thị trấn;

e) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua hoặc thêm vào (đôn dzên, xoáy lòng) bộ phận làm thay đổi kết cấu, tốc độ, âm thanh của phương tiện đua;

f) Người tham gia đua xe trái phép đang ở trạng thái say rượu hoặc

say chất kích thích khác;

g) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; hoặc người tham gia đua xe mang theo hung khí nguy hiểm;

h) Tái phạm tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép.

2. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

*

* *

Lý giải cho lập luận khoa học - thực tiễn trên về việc đưa ra mô hình lý luận sửa đổi, bổ sung Điều 207 Bộ luật hình sự tập trung ở những lý do sau:

Thứ nhất, công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước ta đứng trước những yêu cầu mới trong việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, vào trong pháp luật hình sự nhằm bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người, quyền tự do dân chủ của nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và thống nhất, đáp ứng được các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình đổi mới đất nước, đảm bảo pháp chế, bảo vệ các giá trị dân chủ, công bằng, bình đẳng, nhân đạo trong quá trình đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Thứ hai, nhằm bảo đảm cho việc định tội danh đúng vì: "định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình

phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật" [8, tr. 7-8]. Do vậy, việc sử đổi bổ sung sẽ là cần thiết cho việc định đúng tội danh và vận dụng chính xác trong thực tiễn.

Thứ ba, trong mô hình lý luận của Điều 207- Tội đua xe trái phép trong Bộ luật hình sự hiện hành có bổ sung thêm như: tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều 207 tăng nặng hình phạt với những trường hợp: đua xe ở khu đông dân cư, còn có bổ sung thêm nơi đường phố có mật độ người tham gia giao thông cao, khu vực có nhiều người sinh sống, trung tâm thành phó, khu dô thị, thị xã, thị trấn và tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua hoặc thêm vào (đôn dzên, xoáy lòng) bộ phận làm thay đổi kết cấu, tốc độ, âm thanh của phương tiện đua là cần thiết vì theo thống kê các vụ án đua xe trái phép trong 10 năm (2001-2010) trên địa bàn cả nước thì có đến 90% tổng số vụ án và 92% tổng số đối tượng đua xe đều tập trung chủ yếu tại những khu vực trên và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đua xe trái phép tại những khu vực này là rất cao. Cụ thể là: hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng là hai địa phương có số vụ đua xe nhiều nhất của cả nước đồng thời cũng là 2 địa phương xuất hiện nhiều "lò" chuyên "độ" những loại xe đua phục vụ đối tượng dua xe trái phép. Trong đó, tại Hà Nội những đối tượng thường lựa chọn những tuyến đường, khu phố có mật độ người tham gia giao thông cao như: Phố Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Du, Nguyễn Thái Học, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm; v.v.., còn tại Thành phố Hồ Chí Minh các đối tượng cũng tụ tập tại những khu phố tại địa bàn quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 8, 9, 11, khu vực quận 5, Đại Lộ Đông Tây; v.v...

Thứ tư, việc tăng mức tiền phạt ở cấu thành tội phạm cơ bản (từ 5 triệu đến 50 triệu thành từ 10 triệu đến 100 triệu). Các hành vi đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép hay cổ vũ đua xe trái phép được quy định trong chương 19 Bộ luật hình sự (Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng trật

tự công cộng) và Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 (thay thế cho Nghị định 146/NĐ-CP ngày 14/9/2007 trước đây) quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có quy định những hành vi này. Cụ thể, nhiều lỗi vi phạm thường gặp của người điều khiển giao thông, đặc biệt là đối với những hành vi có dấu hiệu lang lách đánh võng, gây mất trật tự an toàn giao thông như: tại khoản 7, điều 9 của Nghị định 34/2010 ghi rõ: nếu người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi buông cả hai tay khi điều khiển xe, dùng chân ngồi về một bên, nằm trên yên xe để điều khiển hay thay người điều khiển khi xe vẫn đang chạy, mức xử phạt từ 5-7 triệu đồng. Các lỗi như điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường trong và ngoài đô thị, chạy xe bằng một bánh(với xe hai bánh), chạy quá tốc độ thì cũng bị mức xử phạt như trên. ngoài ra người vi phạm còn phải chịu mức phạt bổ sung như: tước giấy phép sử dụng xe trong 60 ngày, tái phạm sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe không thời hạn và tịch thu xe. Cần lưu ý rằng, việc quy định đua xe trái phép bằng cả nghị định hành chính và Luật hình sự có thể dẫn đến sự không thống nhất trong cách xử lý. Do vậy cần phải có hướng dẫn cụ thể là người tổ chức đua xe và người tham gia đua xe ở mức độ nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự, mức độ nào thì phải chịu xử phạt hành chính. Tuy nhiên, theo chúng tôi, để áp dụng thống nhất thì người tổ chức đua xe và người đua xe trái phép đều phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội của mình và hành vi đua xe trái phép cần phải được quy định là tội phạm và phải bị xử lý hình sự theo quy định của Điều 207 Bộ luật hình sự, chứ không thể áp dụng theo quy định của Nghị định 34/NĐ-CP, ngày 2/4/2010. Do đó, cần phải tăng mức phạt tiền ở cấu thành tội phạm cơ bản (từ 5 triệu đến 50 triệu thành từ 10 triệu đến 100 triệu) theo mô hình lập luận.

Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của tội đua xe trái phép cũng như thực tiễn xét xử về tội này, chúng tôi thấy rằng để xử lý nghiêm cũng như hạn chế hành vi đua xe trái phép một cách có hiệu quả, ngoài việc

quy định tình tiết tăng nặng trên cần bổ sung thêm tình tiết tăng nặng là trường hợp những đối tượng đã sử dụng bia rượu hoặc chất kích thích khác để dơi vào trạng thái hưng phấn, dễ bị kích động sau đó tham gia vào cuộc đua xe trái phép. Điều đáng nói là khi người đua ở trạng thái trên đua xe thì rất nguy hiểm, hậu quả thật khó lường. Chẳng hạn vụ đua xe xảy ra vào ngày 10/9/2003, tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người tham gia đoàn đua trước đó đã sử dụng rượu, bia, chất kích thích tại một vũ trường sau đó lạng lách, rú ga, lao thẳng lên đường với tốc độ kinh hoàng và đã va chạm vào nhau làm 3 người chết tại chỗ, 4 người bị thương nặng (trong đó có 1 người tử vong khi cấp cứu trong bệnh viện). Rất may là không có người dân đi đường bị tai họa do bọn tội phạm này gây ra. Hoặc có vụ, nhóm đua xe ở trạng thái kích động do sử dụng rượu, bia đã ném gạch đá, đập phá chốt trực, trụ sở công an nhân dân, tấn công dân phòng trong vụ đua xe xảy ra ngày 23/5/2004 trên địa phận của quận Gò Vấp. Rõ ràng rằng, hành vi đua xe trái phép của người sử dụng rượu bia hoặc dùng chất kích thích mang tính nguy hiểm rất cao, cần phải xử lý nghiêm khắc hơn so với trường hợp binh thường.

Thứ sáu, trường hợp người phạm tội đua xe trái phép dẫn đến hậu quả là giao thông bị tắc nghẽn trong, hoạt động công cộng bị đình trệ một cách nghiêm trọng. đây cũng là một trong những tình tiết làm cho hành vi đua xe trái phép trở lên nghiêm trọng hơn bình thường, ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông, trật tự công cộng, do vậy Bộ luật hình sự cũng cần bổ sung tình tiết tăng nặng định khung vào trong khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự, đó là tình tiết: "Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; hoặc người tham gia đua xe mang theo hung khí nguy hiểm". Ngoài ra, người đua xe trái phép khi mang theo những hung khí nguy hiểm như: dao găm, mã tấu, súng ngắn và một số hung khí khác (nhằm mục đích ngăn cản lực lượng làm nhiệm vụ, hoặc chống lại băng nhóm khác cướp tiền cược), theo chúng tôi đây cũng là trường hợp có tính nguy hiểm hơn mức bình

thường. Do vậy cần phải xử lý nghiêm hơn mức xử lý tại khoản 1 Điều 207, và cần phải được quy định là tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự.‌


3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP

3.3.1. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an toàn công cộng

Một thực trạng đáng lo ngại là hiện nay, tại các thành phố lớn khi mà kinh tế - xã hội phát triển thì kéo theo đó những tệ nạn xã hội lại ngày càng gia tăng. Một bộ phận lớn thanh niên, con nhà khá giả, được gia đình nuông chiều bị kích động, lôi kéo... mà nhiều đối tượng đã có hành vi đua xe trái phép coi thường kỉ cương pháp luật, gây hoang mang, lo sợ cho những người tham gia giao thông. Đặc biệt, hành vi đua xe trái phép có liên quan đến việc chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và gây rối trật tự công cộng thì diễn tương đối phổ biến và có số lượng lớn người phạm tội tham gia thực hiện; v.v... Do đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu của các vụ đua xe trái phép là do nhiều người chưa hiểu biết pháp luật hoặc do không được giáo dục, dạy dỗ của gia đình, được nuông chiều quá mức và không có nghề nghiệp cụ thể dẫn dễ đến hành vi phạm tội. Nếu không giải quyết dứt điểm, rõ ràng và đúng pháp luật tội phạm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của chính quyền, của nhà nước, và gây nguy hại lớn cho xã hội. Vì vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với quần chúng nhân dân đặc biệt là đối với những tầng lớp tuổi trẻ để họ nhận thức rõ về hành vi của mình và chấp hành đúng pháp luật, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên tại những đô thị lớn.

Để nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân đạt kết quả cao, chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng đối với tất cả những người vi phạm pháp luật, những người vi phạm các quy tắc sinh hoạt công cộng, các quy tắc đạo đức, khích lệ, động viên dư luận xã hội lên án những hành vi đó... tiến hành các hoạt động tích cực và có định hướng mục đích đến việc hình thành các nhu cầu, lợi ích đúng đắn của cá nhân [66, tr. 215].

Nói một cách khác, sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân vì nó liên quan đến lợi ích thiết thân của mỗi người dân trong xã hội. Muốn làm được điều này, bên cạnh tạo ra bầu không khí không khoan nhượng đã nêu, chúng ta cần tạo ra một cuộc vận động toàn dân xây dựng một thế trận an ninh nhân dân vững chắc và kiên cố, phát huy khí thế cách mạng nhân dân, tự mỗi cán bộ, quần chúng nhân dân đứng lên bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội - đó chính là sự uy hiếp đáng sợ nhất đối với mỗi người phạm tội, vì vậy, mỗi người dân đòi hỏi cần có sự hiểu biết đúng đắn pháp luật và ngược lại, pháp luật cũng cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và đầy đủ đến mỗi người dân trong xã hội cộng và trật tự công cộng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ là công việc của riêng từng cấp, nghành, địa phương mà nó là trách nhiệm chung của Nhà nước và xã hội. Đồng thời, việc tuyên truyền, phổ biến phải sâu, rộng đến mọi tầng lớp nhân dân qua nhiều hình thức và cách thức khác nhau, để cho người dân hiểu biết pháp luật, một mặt tránh vi phạm pháp luật hay phạm tội, nhưng mặt khác cũng nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, công tác giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng cần phải đẩy mạnh. Bởi lẽ, khi bất kỳ người dân nào có sự hiểu biết pháp luật sẽ làm tăng niềm tin của họ đối với Đảng, với Nhà nước,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023