phố lớn luôn trong tình trạng quá tải, nạn ùn tắc luôn thường trực, ý thức của người tham gia giao thông chưa được nâng cao.
Do đó, để giải quyết triệt để vấn đề này cần phải nâng cao ý thức của người dân, tìm những giải pháp để chống lại nạn ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Về giải pháp trong thời gian sắp tới, ngoài những giải pháp thực hiện thông thường như tăng cường lực lượng an ninh phòng chống đua xe trái phép, phối hợp tốt hơn với các cơ quan thi hành pháp luật, đưa những đối tượng vi phạm về giáo dục tại địa phương nơi cư trú.
Song song đó, cơ quan chức năng cần tổ chức làm thêm những gờ giảm tốc độ, dải phân cách ở những tuyến đường "nóng" về nạn đua xe trái phép, trang bị các dụng cụ, phương tiện sẵn sàng đối phó với những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: "Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam" cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chung sau đây:
1. An toàn công cộng, trật tự công cộng có liên quan chặt chẽ tới các hoạt động kinh tế - văn hóa cũng như cuộc sống của mọi người dân. Do đó, bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cũng như của toàn xã hội. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế và các phương tiện giao thông đường bộ, các vụ án về đua xe trái phép có chiều hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càng nghiêm trọng, đi kèm với nó là các hành vi phạm tội và vi phạm an toàn xã hội khác. Do đó, đấu tranh phòng, chống vi phạm để đưa các hoạt động giao thông vào khuôn khổ, bảo đảm an toàn cho mọi người là một nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp các ngành và ý thức chấp hành pháp luật của mỗi công dân.
2. Việc xét xử các vụ án đua xe trái phép trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ tích cực, song cũng bộc lộ những thiếu sót và khuyết điểm. Đó là một số quy định pháp lý chưa chặt chẽ và cụ thể, sự nhận thức và vận dụng các quy định của pháp luật chưa thống nhất dẫn đến việc xét xử các vụ án còn hiệu quả chưa cao, chưa có tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung. Do đó, việc nghiên cứu lý luận về tội đua xe trái phép, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan trong Bộ luật hình sự để làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt của nó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
3. Ngoài ra, để góp phần nâng cao nhận thức đối với loại tội này, đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng tình hình thực tiễn xét xử trên địa bàn toàn quốc từ năm 2001-2010, qua đó chỉ ra những mặt làm được và những thiếu sót về nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, luận văn
cũng chỉ ra những nét cơ bản dưới góc độ tội phạm học của tình hình tội đua xe trái phép ở nước ta để tìm ra nguyên nhân phạm tội.
Có thể bạn quan tâm!
- Người Phạm Tội Còn Có Thể Bị Phạt Tiền Từ Mười Triệu Đồng Đến Một Trăm Triệu Đồng.
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Xử Lý Vi Phạm Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ, An Toàn Công Cộng Và Trật Tự Công Cộng
- Tăng Cường Phương Tiện Cho Cán Bộ, Chiến Sĩ, Người Thi Hành Công Vụ Làm Công Tác Bảo Đảm An Ninh Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ
- Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
4. Qua phân tích, kiến nghị cả về lập pháp cũng như những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử. Chúng tôi cho rằng, nhưng vấn đề nghiên cứu ở đây là rất cấp thiết và bổ ích, nội dung đã đi vào những vấn đề cụ thể còn vướng mắc để tìm ra các giải pháp hợp lý, đưa ra những nét dự báo và sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội đua xe trái phép.
5. Trên cơ sở nghiên cứu khía cạnh pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử về tội đua xe trái phép, luận văn đã xây dựng mô hình lý luận của Điều 207 Bộ luật hình sự với những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hợp lý. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội đua xe trái phép, luận văn cũng chỉ ra một số giải pháp sau: 1) Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an toàn công cộng; 2) Hoàn thiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an toàn công cộng và trật tự công cộng; 3) Tăng cường tuần tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời mọi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và xét xử nghiêm minh tội đua xe trái phép; 4) Tăng cường phương tiện cho cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ làm công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông đường bộ và; 5) Tổ chức lại mạng giao thông và điều khiển hoạt động giao thông đường bộ, quản lý các phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, cấp giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện giao thông đường bộ. Như vậy, các giải pháp này chính có ý nghĩa rất quan trọng không những trên phương diện xã hội - pháp lý hình sự, mà còn cả trên phương diện tội phạm học để nhằm mục đích - phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả hơn đối với hành vi phạm tội đua xe trái phép ở nước ta, qua đó bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật mọi hành
vi phạm tội và người phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Đình Ban (2008), Hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội, 2000.
3. "Bắt 10 đối tượng gây rối trật tự công cộng" (2010),
tintuc.timnhanh.com.
4. Phạm Văn Beo (2010), "Bài 10 - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao (1996), Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12 hướng dẫn xử lý các hành vi đua xe trái phép, Hà Nội.
6. Bộ Quốc phòng (2009), Giáo trình Giáo dục Quốc phòng (dùng cho bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 3), Hà Nội.
7. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
8. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, (Tập I), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
9. Lê Cảm (2004), "Những vấn đề lý luận cơ bản về bản án hình sự", Dân chủ và pháp luật, (8).
10. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và hệ thống 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
13. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 37/2004/Ct-TTg ngày 08/11 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội.
15. Chính phủ (2007), Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội.
17. Chính phủ (2010), Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội.
18. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Bộ Công an (2001-2010), Báo cáo tổng kết tình hình trật tự an toàn giao thông các năm từ 2001 - 2010), Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Trần Văn Độ (1998), "Một số ý kiến về cố ý phạm tội", Tòa án nhân dân, (9+10).
26. Đỗ Đức Hồng Hà (2003), ""Đã bị xử phạt hành chính"- Một quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam năm 1999 để phân biệt với vi phạm pháp luật khác", Tòa án nhân dân, (1).
27. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
29. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), "Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, (Tập II), do Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Trần Minh Hưởng (2002), Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
31. Trần Minh Hưởng (Chủ biên) (2010), Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội.
32. Trần Minh Hưởng (Chủ biên), Đỗ Đức Hồng Hà, Trịnh Tiến Việt và tập thể tác giả (2010), "Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội.
33. Nguyễn Đình Lộc (2000), "Bộ luật hình sự mới và một số vấn đề quan tâm", Dân chủ và pháp luật, (3).
34. Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2008), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Đức Mai (2010), "Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo về tình trạng đua xe trái phép, ngày 18/10, Thành phố Hồ Chí Minh
37. Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội (2001), Quyết định số 1762/QĐ-CAHN ngày 27/8 về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép, Hà Nội.
38. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Đỗ Ngọc Quang (2001), "Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), do Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. (Tái bản năm 2003 và 2007).
40. Đinh Văn Quế (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
41. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
42. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, Tập II, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
43. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên) (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
44. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
45. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
46. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
47. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
48. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
49. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
50. Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ, Hà Nội.
51. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
52. Lê Thị Sơn (1995), "Hoàn thiện cơ sơ pháp lý của trách nhiệm hình sự",
Luật học, (12).
53. Lê Thị Sơn (1998), "Về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng phạm", Luật học, (3).
54. Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
55. Ngô Ngọc Thủy (2005), "Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt