Phạt Tiền Từ 500.000 Đồng Đến 1.000.000 Đồng Đối Với Một Trong Các Hành Vi Vi Phạm Sau Đây:

nhà làm luật đã tách hành vi đua xe trái phép trong tội gây rối trật tự công cộng thành tội đua xe trái phép để xử lý độc lập, nên việc Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm tuyên 08 đối tượng phạm tội gây rối trật tự công cộng là chưa chính xác. Bản án hình sự sơ thẩm này đã bị hủy và sửa tội danh thành tội đua xe trái phéptheo quy định tại Điều 207 Bộ luật hình sự năm 1999 trên những cơ sở chung.

Ba là, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án còn có tình trạng xử lý không chính xác, có dấu hiệu vi phạm quá trình tố tụng. Không ít trường hợp có thể do việc điều tra thu thập chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự những người vi phạm gặp khó khăn, có thể do trình độ hiểu biết pháp luật hình sự của một số cán bộ chấp pháp còn hạn chế, và cũng có thể do một số nguyên nhân khác mà người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, không thật khách quan, đầy đủ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình xác minh sự thật của vụ án.

Ví dụ: Ngày 4/1/1011 Tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Bến Cát đã diễn ra phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Anh Tú về tội đua xe trái phép xảy ra vào ngày 12/11/2008. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát huyện Bến Cát, tối 12/11/2008, Nguyễn Anh Tú (1990, ngụ tại ấp 5, Chánh Phú Hòa, Bến Cát, tỉnh Bình Dương) cùng nhóm bạn tụ tập ở ngã ba Lầu Thiết (xã Chánh Phú Hòa) thì thấy bị hại Nguyễn Thanh Dũng (1989) chạy xe ngang qua, Tú dủ tài đua xe "kèo" là chầu cà phê. Cả lượt đi (chạy trên quãng đường dài 400 m) và lượt về (dài khoảng 330 m) với tốc độ đua khoảng 90 -100km/h, Tú đều thắng. Khi gần đến đích "lượt về", xe của Dũng chạy sau đâm vào đuôi pô xe của Tú làm xe của Tú ngã cày lên mặt đường nhựa, xe của Dũng ngã sạt vào lề cỏ. Tú bị xây xát nhẹ, Dũng bị đa chấn thương và chết trên đường đi cấp cứu. Tú bị truy tố về tội đua xe trái phép.

Tại tòa án, Tú thừa nhận hành vi đua xe nhưng bất nhất lời khai, lúc "nhớ" lúc "quên", có đến mười mấy nhân chứng (mà phần lớn là bạn bè của

Tú) đều đồng loạt khai giống nhau tại cơ quan điều tra. Đi sâu vào tìm hiểu vụ án, thấy có nhiều điểm chưa phù hợp cần phải được làm sáng tỏ trong quá trình tố tụng: Trong vụ án này, có nhiều điểm bất thường của vụ án mà chưa được làm rõ, cụ thể như Dũng đua xe với Tú với tốc độ 90 -100km/h và sau đó đâm vào xe của Tú phía trước dẫn đến tử vong, nhưng thân thể của Dũng chỉ bị xây xước nhẹ, quần áo còn nguyên vẹn, dính nhiều vết máu; trên đỉnh đầu của Dũng có vết thương như vết chém, hiện trường của vụ tai nạn bị cày xới xóa dấu vết.

Việc tiến hành khám nghiệm tử thi cũng không đúng trình tự thủ tục, những kết luận về nguyên nhân cái chết của Dũng không được bác sĩ pháp y Nguyễn Văn Bình giải thích thỏa đáng mà chỉ là kết luận theo "suy đoán" của mình hoàn toàn trái ngược với lời khai của các nhân chứng, đồng thời tại tòa ông Nguyễn Văn Bình là bác sĩ pháp y cũng không xuất trình được thẻ hành nghề bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, ông Bình lại đặt bút ký "ké" vào văn bản chuyên môn của phòng kĩ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Dương. Đặc biệt là những vết thương trên người nạn nhân, vị trí vết thương không được phân tích, tìm hiểu rõ.

Vụ án có đến mười nhân chứng (đều là bạn Tú) khai giống nhau tại cơ quan điều tra (họ điều khai nghe Tú và Dũng thỏa thuận đua xe, tốc độ 80 - 100 km/h; nhìn thấy xe Dũng va vào xe Tú dẫn đến tai nạn… Thế nhưng tại phiên tòa, sau khi bị tách ly các nhân chứng này khai rát mâu thuẫn,có người khai mâu thuẫn ngay cả với lời khai của chính mình trước đó. Ngoài ra, có nhân chứng Cao Thanh Tâm (là người không có quan hệ thân thích với cả hai bên, chứng kiến từ đầu đến cuối vụ án) xác nhận rằng nhìn thấy xe của Tú ép xe của Dũng té ngã, tức thì cả một nhóm thanh niên bao quanh vây quanh lấy Dũng - đây là những thông tin quan trọng góp phần làm sáng tỏ vụ án đã bị Cơ quan điều tra bỏ qua, ngoài ra việc lấy lời khai của các nhân chứng cũng cho thấy dấu hiệu không đầy đủ, chính xác, bỏ qua nhiều chi tiết quan trọng.

Chính vì vậy, vụ án này đã phải hoãn xét xử nhiều lần để điều tra lại vụ án gây lên hoài nghi trong dư luận.

Bốn là, việc áp dụng hình phạt có vướng mắc từ trong quy định của pháp luật

Tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy và các xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…" [47]. Như vậy, theo quy định của khoản 1 Điều 207 thì khi đã xảy ra hành vi đua xe trái phép, người vi phạm chưa hẳn bị xử lý về tội này mà còn có những điều kiện nhất định: gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Trên thực tế, việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 207 này là rất bất cập, việc bỏ lọt loại tội phạm này còn nhiều, mặc dù hành vi đua xe trái phép là rất nguy hiểm cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Ví dụ: Khoảng 1h20 phút ngày 22/7/2011, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, lực lượng Cảnh sát cơ động - Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện nhóm đối tượng đua xe trái phép chạy qua khu vực này. Tổ công tác đã lập tức truy đuổi để giải tán nhóm đua xe và bắt giữ được 3 đối tượng tham gia đua xe. Đó là Nguyễn Anh Tuấn (1990), Ngô Xuân Hiền (1991), và Bùi Manh Tuyến (1989), cả ba đều ở Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Những đối tượng trên sau khi tham phóng nhanh, lượn lách nhiều vòng trên đường Lý Thái Tổ, chúng còn tích cực lôi kéo những thanh niên khác tham gia lạng lách đánh võng thành từng đoàn, hô hào những đối tựng khác hai bên đường tham gia cổ vũ đua xe. Khi bị lực lượng chức năng tổ chức vây bắt, các đối tượng này đã tháo chạy, thậm chí đâm thẳng xe vào lực lượng truy đuổi. Mặc dù không có ai bị thương nhưng cuộc đua đã tạo nên cảnh tượng hỗn loạn trên cả một khu phố,

gây mất trật tự an ninh khu vực. Tuy nhiên, vì cả ba đối tượng trên đều chưa bị xử lý hành chính về hành vi đua xe trái phép, cũng chưa gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người khác, chưa bị kết án về tội đua xe nên cơ quan chức năng chỉ có thể xử phạt hành chính các đối tượng trên.

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 12

Năm là, hình phạt đối với người tham gia đua xe trái phép còn chưa tương xứng với hành vi nguy hiểm mà chúng gây ra. Vì thế, số vụ đua xe và số đối tượng đua xe ngày càng gia tăng

Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 2/4/2010, tại Điều 37 có quy định: đua mô tô trái phép bị phạt 10 -20 triệu đồng, đua ô tô bị phạt từ 20 -30 triệu đồng, ngoài việc bị phạt tiền thì người tham gia điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện vi phạm khi đua xe trái phép. Điều 207 Bộ luật hình sự cũng miêu tả hành vi trên, chỉ khác một điều rằng: tùy theo mức độ mà người tham gia đua xe trái phép có thể bị áp dụng luật hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hay chỉ bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 34. Rõ ràng rằng, số vụ đua xe trái phép và số người tham gia đua xe trái phép diễn ra ngày càng tăng (ngay cả sau khi Nghị định số 34/2010 có hiệu lực) không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay cả những đô thị nhỏ thì tình trạng này xảy ra cũng thường xuyên. Tuy nhiên, những vụ án đua xe trái phép được đưa ra xét xử lại rất ít. Việc không đưa ra xét xử cho thấy kỷ cương pháp luật chưa được nghiêm, do vậy tình trang đua xe vẫn tiếp tục tiếp diễn và ngày càng đáng báo động. Do đó, cần phải coi hành vi đua xe trái phép là tội phạm, vì bản chất của hành vi đua xe trái phép đã có tính nguy hiểm cho xã hội rồi, cần phải bị xử lý hình sự ngay khi có hành vi đua xe trái phép.

Nguyên nhân của những tồn tại trên: Do vướng mắc trong thực tiễn và lập pháp hình sự của tội đua xe trái phép trong tương quan với các tội phạm khác và hành vi đua xe trái phép còn chưa được thống nhất. Khoản 1 Điều

202 Bộ luật hình sự quy định:

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm [47].

Khoản 1, Điều 207 Bộ luật hình sự quy định:

Người nào đua xe trái phép ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm [47].

Theo chúng tôi, quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự là còn nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của những hành vi mô tả trong điều luật. Bởi vì, bản chất của hành vi đua xe trái phép là đã gây nguy hiểm cho xã hội rồi, và phải bị xử lý hình sự ngay khi có hành vi đua xe. Điều 207 cũng quy định người đua xe gây thiệt hại cho tính mạng hoặc sức khỏe của người khác thì bị phạt tù từ từ hai năm đến bảy năm trong khi Điều 202 Bộ luật hình sự, quy định người điều khiển vô ý gây hậu quả tương tự thì bị phạt tù từ từ sáu tháng đến năm năm. Rõ ràng, ở đây hai hành vi khác nhau hoàn toàn về bản chất: đua xe là bên cố ý, có sự tổ chức vì không ai đua xe một mình; hành vi trong Điều 202 là đơn lẻ, vô ý. Tuy nhiên mức hình phạt giữa hai tội này là không chênh lệch nhau bao nhiêu. Vì vậy, để bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa thì cần phải tăng nặng hình phạt ở tội đua xe trái phép.

Nghị định 34/NĐ-CP ngày 2/4/2010, quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Điều 37: xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường, hoặc đua xe trái phép;

b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xúc vật kéo, cưỡi xúc vật chạy đua trái phép trên đương giao thông.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người cổ vũ, kích động đua xe trái phép mà cản trở hoặc chống người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với người đua ô tô trái phép.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người đua xe ô tô, xe máy, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp mà chống người thi hành công vụ;

b) Tổ chức đua xe trái phép.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm b, khoản 1 điều này bị tịch thu phương tiện vi phạm (trừ xúc vật kéo, cưỡi); vi phạm khoản 3, khoản 4, điểm a khoản năm điều này bị tước giấy phép sử dụng lái xe không có thời hạn và bị tịch thu xe [16].

Theo như quy định của Nghị định 34/NĐ-CP ngày 02/4/2010 đã nêu, có quy định xử phạt với những hành vi: tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép. Chúng tôi cho rằng, những hành vi trên không thể xử phạt bằng hành chính được mà dứt khoát phải coi chúng là tội phạm bởi: hành vi tham gia đua xe trái phép mang tính nguy hiểm cho xã hội, làm mất trật tự an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của những người tham gia giao thông nên nhất định phải được xử lý bằng những quy định của Bộ luật hình sự.

Do việc nhận thức về quy định tội đua xe trái phép còn chưa được thống nhất so với tội gây rối trật tự công cộng nên việc áp dụng pháp luật còn chưa được thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có Tòa án. Do vậy đã xảy ra tình trạng áp dụng pháp luật không thông nhất, đặc biệt tại một số địa phương hay xảy ra tình trạng đua xe trái phép đã đề xuất hình thức xử phạt nặng hơn so với văn bản pháp luật đối với những đối tượng đua xe trái phép, hoặc áp dụng mức xử phạt tối đa mà pháp luật quy định để xử lý những hành vi này. Ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số 111/HSST ngày 10/12/2001 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (như đã dẫn chứng ở trên).

Chương 3‌‌

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH

CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI ĐUA XE TRÁI PHÉP


3.1. VÀI NÉT DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH ĐUA XE TRÁI PHÉP Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẠM NÀY

3.1.1. Vài nét dự báo về tình hình đua xe trái phép ở nước ta trong thời gian tới

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị "Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" đã nhận định: Nhìn chung, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng, đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao... Do đó, Nghị quyết cũng đã đề xuất mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch... (Mục 1 Phần I - Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật); hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm theo hướng xây dựng các cơ quan bảo vệ pháp luật là nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Hoàn thiện chính sách hình sự, bảo đảm yêu cầu đề cao hiệu quả phòng ngừa… (Mục 5 Phần II - Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật).

Tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng...; nhiều loại tội phạm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023