Tăng Cường Phương Tiện Cho Cán Bộ, Chiến Sĩ, Người Thi Hành Công Vụ Làm Công Tác Bảo Đảm An Ninh Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ

các đối tượng đua xe nhằm phối hợp với lực lượng tuần tra bắt giữ đối tượng. Một đặc điểm của nạn đua xe hiện nay là thường có tình trạng tập trung hàng chục thậm trí hàng trăm xe gắn máy trong đó có nhóm cầm đầu đứng ra tổ chức đua đua xe, còn lại là đứng hai bên đường để cổ vũ, kích động, sau đó lại tổ chức nối đuôi nhau thành đoàn, đi từ địa bàn này sang địa bàn khác suốt đêm. Từ thực trạng này, cần phải phối hợp đồng bộ các lực lượng chức năng: dân phòng, công an khu vực, cảnh sát giao thông, cơ động, cảnh sát hình sự mới có thể giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

Ba là, khi thi hành công vụ và giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi gây rối trật tự, tụ tập, đua xe trái phép, đòi hỏi các cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ cần phải có phương tiện thông tin để tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, đồng thời bố trí công tác nắm chắc tình hình, phân hóa, loại bỏ và vô hiệu hóa các phần tử cầm đầu, chỉ huy, chủ mưu, ngoan cố, tách những tên kích động, lôi kéo, xúi giục ra khỏi quần chúng, phân tích, lý giải cho những người lầm đường, lạc lối, thiếu hiểu biết nhằm giải tán đám đông, tránh gây ùn tắc giao thông.

Bốn là, thông qua các hoạt động trinh sát, theo dõi, bí mật lẫn công khai để kiên quyết chống triệt để việc các đối tượng tụ tập với số lượng đông trên đường phố, có những hành vi thái quá, hò hét, rú ga hoặc hành vi chống đối hay gây rối trật tự công cộng, vì những động thái trên đều mang mầm mống của hành vi đua xe trái phép.

Năm là, bên cạnh đó, cần chú ý đến các thủ tục hành chính liên quan đến nhân dân, đến việc giải quyết đơn thư kiến nghị, ý kiến đóng góp của người dân, nhất là những nơi thường hay xảy ra nạn đua xe trái phép. Ngoài ra, cần hoàn thiện các văn bản pháp quy thành văn, xây dựng quy định, nội quy, quy chế... chặt chẽ đối với các nơi công cộng để mọi người biết, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Song song với việc quy định các biện pháp

xử lý hình sự trong Bộ luật hình sự thì các hành vi đua xe trái phép cũng cần quy định chế tài và xử lý nghiêm bằng các biện pháp hành chính ở các mức độ thấp hơn với các quy định cụ thể và chi tiết hơn.

Sáu là, huy động sự tham gia của toàn xã hội, thông qua hoạt động của các tổ chức tuần tra nhân dân tại từng phường, từng cụm dân cư, giao trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn đường phố đến từng phường, cụm dân cư, trong đó công an phường phải chịu trách nhiệm, chú ý đến việc giải quyết và đầu tư, xây dựng mới các khu vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên, quản lý chặt chẽ các nhà hàng, nhà nghỉ, vũ trường, quán nhậu, quán Internet... bên cạnh đó, cần chú ý đến việc quản lý thanh thiếu niên, trẻ em trong mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức và chính quyền địa phương. Bởi lẽ, môi trường sống có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách theo một trong hai hướng đó.

Bảy là, cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát), và chính quyền địa phương cần phải có sự phối hợp đồng bộ, triệt để, tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm đua xe trái phép, hạn chế tình trạng tụ tập đông xe máy trên lòng đường, nhất là tại những điểm nóng về tình trạng đua xe, đồng thời tăng cường kiểm tra an ninh tại những khu vực này. Ngoài ra, cần phải phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan hữu quan, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội…tăng cường sự vận động của quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn đua xe trái phép, đảm bảo giữ vững và ổn định trật tự trị an.

Tám là, có một thực tế cho thấy trong vụ án đua xe trái phép có đông đối tượng tham gia thường có nguy cơ xảy ra đụng độ ở quy mô lớn, những đối tượng quá khích cùng đồng bọn thường kéo đến bao vây, gây sức ép lên lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ nhằm giải thoát cho đồng bọn hoặc thoát thân. Ngoài ra, chúng còn hủy hoại tài sản, đập phá xe công vụ, tấn công

lực lượng chức năng, gây thương tích cho nhiều cán bộ thi hành công vụ. Do đó, cơ quan Công an phải có phương án giải quyết đúng đắn, tăng cường lực lượng yểm trợ khi có dấu hiệu chống trả. Cùng với những việc đó còn cần làm tốt công tác tổ chức với những đợt bắt giữ, truy quyét cần phải có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ, có lực lượng đủ với sự trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phư- ơng tiện tác nghiệp đầy đủ, tuân thủ đúng pháp luật nhưng không được manh động, mất bình tĩnh, thô bạo, gây ra sự hoảng loạn, lo sợ trong nhân dân, tạo ra sự bức xúc với cơ quan báo chí, ngôn luận và dư luận xã hội.

Các công tác và quản lý trong lĩnh vực đã nêu có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, tình hình an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội lại liên quan trực tiếp và thường xuyên đến cuộc sống bình thường của từng thành viên trong xã hội. Bởi lẽ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Sự nghiệp bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trong đó Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Công an nhân dân phải tổ chức vận động thành phong trào cách mạng, bài trừ các tệ nạn xã hội, chống các vi phạm pháp luật, tự bảo vệ cuộc sống yên vui, lành mạnh cho toàn dân và hạnh phúc cho chính mình [71, tr. 145].

3.3.4. Tăng cường phương tiện cho cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ làm công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 16

Đấu tranh phòng chống tội phạm đua xe trái phép là trách nhiệm của toàn xã hội nhưng với những cán bộ, chiến sĩ trực tiếp được đảm trách về công tác chống đua xe trái phép cần được trang bị phương tiện hiện đại, được sử dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc để chứng minh có hành vi đua xe như súng màu đánh dấu đối tượng… Vì hiện nay, bên cạnh sự ngông cuồng, quá khích những người phạm tội còn được trang bị các phương tiện, công cụ hiện đại nhằm trốn tránh sự truy xét và vây bắt của lực lượng công

an. Việc trang bị trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ (Công an, Kiểm sát, Kiểm lâm, Hải quan, Quản lý thị trường, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát 113; v.v... và các cán bộ, chiến sĩ có nghĩa vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội) đầy đủ có ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho việc trấn áp, tấn công trực diện và đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả hơn, cũng như tránh những tổn thất và thiệt hại về người, về tài sản cho Nhà nước, cho xã hội.

Mặt khác, chính sách và pháp luật cần phải có những ưu đãi thỏa đáng đối với cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ (lương bổng, phụ cấp, trang bị phương tiện, quần áo, trụ sở, nơi làm việc, chế độ đãi ngộ, động viên, khuyến khích, khen thưởng...) cũng là những điều góp phần hạn chế trong công tác. Vì thế, thời gian tới cần thực hiện tốt hơn nữa chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ... trong khi thực thi nhiệm vụ của mình thì họ mới có tâm lý vững tin, yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên Nhà nước thực sự vững mạnh, trong sạch, tận tụy với công việc, có tác phong làm việc nghiêm túc, công minh, đáp ứng với yêu cầu một mặt mở rộng dân chủ, tự do, nhưng mặt khác lại giải quyết tốt mối quan hệ dân chủ với việc tôn trọng pháp chế, an ninh trật tự, an toàn và kỷ cương xã hội.

Người cán bộ, chiến sĩ để có thể yên tâm công tác không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài vào trong giải quyết công việc thì đời sống, các điều kiện công tác, cơ sở vật chất của họ phải được bảo đảm, đồng thời cùng với việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, đối với cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ... trong các cơ quan, đơn vị cầng phải được quan tâm đúng mức sẽ làm tăng hiệu quả cán bộ, chiến sĩ khi thi hành công vụ, giải quyết các công việc được giao.

Song song với việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ chiến sĩ, cần phải xử lý nghiêm khắc những dấu hiệu vi phạm, tác động từ bên

ngoài biểu hiện sự can thiệp "xin xỏ", gây khó khăn cho hoạt động đấu tranh chống hành vi đua xe trái phép, xử phạt thật nặng những người lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi được giao xử lý hành vi vi phạm, thông báo công khai trên thông tin đại chúng về những đối tượng bị xử lý kỷ luật này.

Cần phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tham gia phòng chống và bắt giữ đối tượng đua xe trái phép, tổ chức những buổi trao đổi học tập, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đua xe trái phép đồng thời cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyến giữa các lực lượng chức năng đảm bảo công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đạt hiệu quả cao nhất. Cán bộ tốt có năng lực thì nhiều công vụ sẽ được thực hiện tốt, uy tín công vụ được đề cao và sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi chống đối. Ngược lại, những cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ... vừa yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, vừa hống hách, quan liêu, cửa quyền, hách dịch... thường là những nạn nhân đầu tiên của các hành vi bức xúc, lên án, bất bình, chống đối... Do đó, yêu cầu nâng cao trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ làm công tác thi hành công vụ, bảo vệ an ninh, an toàn, trật tự xã hội đặc biệt là cán bộ ngăn chặn nạn đua là một giải pháp cần thiết để tránh xảy ra các vụ chống đối, gây rối trật tự công cộng. Bởi lẽ, một phần nguyên nhân là do cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ... ít nhiều có thái độ khiêu khích, hống hách, kích động, lăng mạ... đến người phạm tội. Do đó, chúng ta cần tổ chức đổi mới tác phong trong thái độ, các biện pháp công tác, đổi mới trang thiết bị phương tiện cho cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ... đặc biệt là trong các ngành Công an, Dân quân tự vệ, Quản lý thị trường... cho phù hợp với yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới, nâng cao trách nhiệm, bản lĩnh của mỗi cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đồng thời, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhanh chóng khắc phục những biểu hiện tiêu cực, những sơ hở thiếu sót, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực công tác của cán bộ, chiến sĩ, người thi

hành công vụ... cũng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Theo đó, đối với cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ... phải có tác phong nghiêm túc, đúng đắn, thái độ kiên quyết, thận trọng, mềm dẻo, linh hoạt không để cho các phần tử đầu xỏ, chủ mưu lợi dụng, kích động quần chúng gây rối, phá phách, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chửi bới, lăng mạ cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ... nhất là đối với những vụ có đông người tham gia mà đối tượng lại là quần chúng nhân dân lao động hay những người thiếu hiểu biết pháp luật trong xã hội bị lôi kéo, kích động.

Một điều cũng đáng chú ý là cần phải cố gắng tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện đấu tranh, lên án hành vi đua xe trái phép, xem nó thực sự là vấn nạn của toàn xã hội nhằm tạo sức ép cao độ và đồng bộ uy hiếp đối với những đối tương phạm tội, biết tổ chức hiệp đồng với các lực lượng chuyên trách khác nhau và quần chúng nhân dân để giải quyết dứt điểm, đúng luật và có hiệu quả cao. Bởi lẽ:

Bảo vệ an ninh trật tự không phải là một thứ chuyên môn đơn độc, nghiệp vụ đơn thuần mà chính là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Và thực chất đó là một cuộc vận động phong trào cách mạng của quần chúng xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ an ninh trật tự từ cơ sở, bảo vệ cuộc sống yên vui, lành mạnh của nhân dân. Phát huy khí thế cách mạng của quần chúng, tự mình đứng lên bảo vệ an ninh, trật tự, đó là sự uy hiếp đáng sợ nhất đối với kẻ địch, đối với mọi tội phạm [69, tr. 45].

Ngoài ra, các cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ trong quá trình giải quyết các vụ việc cần nắm vững các quy tắc sử dụng vũ khí, phương tiện được trang bị trong khi thi hành công vụ theo đúng các quy định của pháp luật, qua đó tăng cường bản lĩnh vững vàng để không bị lúng túng, rối trí, xử trí và xử lý không chuẩn, chính xác dẫn đến vi phạm pháp luật, điều lệ, nội quy... trong khi thi hành công vụ, không làm tròn nhiệm vụ giải quyết và bình thường hóa được các vụ gây rối trật tự công cộng, mà còn gây ảnh hưởng đến

các hoạt động bình thường của xã hội. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã chỉ rõ:

Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước... [20].

Do đó, trong quá trình thực hiện các biện pháp thực thi và nghiệp vụ này, thì trách nhiệm, đạo đức và bản lĩnh của đội ngũ làm công tác thi hành công vụ, bảo vệ an toàn, trật tự xã hội cũng có vai trò rất quan trọng. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức và bản lĩnh của đội ngũ này, theo chúng tôi phải tiến hành một số biện pháp sau đây:

Một là, nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án nói chung, cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ bảo vệ trong lĩnh vực an toàn, trật tự xã hội nói riêng;

Hai là, thường xuyên, liên tục bồi dưỡng chính trị và đạo đức, đặc biệt là học tập kiến thức để nâng cao nhận thức của cán bộ thi hành pháp luật nói chung, cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ trong lĩnh vực bảo vệ an toàn, trật tự xã hội nói riêng, nhất là các chiến sĩ cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự tham gia truy đuổi tội phạm đua xe trái phép, an toàn xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ (kinh tế, đất đai, hình sự...), kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn để xử lý và các biện pháp nghiệp vụ giải quyết vụ việc cụ thể, đúng hướng.

Ba là, hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, các cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý hành chính về trật tự xã hội phải nghiêm túc tiến hành nhận xét,

đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, ý thức pháp luật, năng lực trình độ, chuyên môn của cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ trong lĩnh vực của mình về nhằm xây dựng một đội ngũ tinh thông nghiệp vụ, giỏi chuyên môn, ngày càng trong sạch và vững mạnh, qua đó giữ vững ổn định an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, thực hiện tuyển chọn đội ngũ cán bộ một cách minh bạch và công bằng thông qua hình thức thi tuyển, lựa chọn những người có đủ tài và đức tham gia vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thực hiện chế độ đãi ngộ kịp thời đối với những cán bộ có thành tích trong công tác, cán bộ công tác tại những vùng sâu, vùng xa, hoặc tại những vùng còn gặp nhiều khó khăn.

3.3.5. Tổ chức lại mạng giao thông và điều khiển hoạt động giao thông đường bộ, quản lý các phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, cấp giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện giao thông đường bộ

Về giải pháp này, trước hết, cần tổ chức lại mạng lưới giao thông đường bộ: Hiện nay quy hoạch giao thông đô thị tại những thành phố lớn, nơi mà tình trạng đua xe trái phép xảy ra thường xuyên như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bộc lộ nhiều bất cập là một điểm nóng đang được dư luận xã hội quan tâm. Tình trạng đua xe trái phép, vi phạm trật tự giao thông đô thị và ùn tắc giao thông tại những tỉnh thành trên xảy ra thường xuyên. Tại Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên tại hầu hết những tuyến phố lớn: Nguyễn Chí Thanh, Tràng Tiền, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Phạm Hùng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh tình trạng cũng không có những khả quan, việc tắc đường trở thành mối quan tâm của các ngành các cấp và toàn thể người dân đang sinh sống trong thành phố. Tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông ngày một nhiều trong khi đó cơ sở giao thông tại các thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023