Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 10

cộng và đưa hối lộ" xảy ra vào tối ngày 25/5/2003 trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, do các "quý tử" con nhà giàu có ở Thành phố Hồ Chí Minh là: Trịnh Sâm Mậu, Nguyễn Quốc Cường tức "Cường đô la", Trần Triều Hùng, Dương Nguyên Khánh, Mai Đăng Khoa, Mã Văn Phước, Nguyễn Thái Sơn tổ chức thực hiện.

Đây là vụ án tổ chức đua ô tô trái phép với số lượng lớn (06 chiếc), tại Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn các đối tượng đua xe còn rất trẻ tuổi Trịnh Sâm Mậu (1986), Dương Nguyên Khánh (1986), Nguyễn Quốc Cường (1982) tổ chức đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện ngăn chặn kịp thời. Viện kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố các bị can: Trịnh Sâm Mậu về tội tổ chức đua xe trái phép và gây rối trật tự công cộng, Nguyễn Quốc Cường về hai tội tổ chức đua xe trái phép và tội đưa hối lộ, còn các bị can khác là Trần Triều Hùng, Dương Nguyên Khánh, Mai Đăng Khoa, Mã Văn Phước, Nguyễn Thái Sơn cùng bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng và tang vật của vụ án thu giữ là 400 USD và 06 chiếc xe ô tô đời mới- là phương tiện các đối tượng sử dụng để đua xe trái phép. Tòa án đã tuyên Trịnh Sâm Mậu bị phạt 3 năm tù giam về hai tội tổ chức đua xe trái phép và tội gây rối trật tự công cộng; Nguyễn Quốc Cường 3 năm tù về hai tội đưa hối lộ và tổ chức đua xe trái phép; Trần Triều Hùng, Mã Văn Phước, Mai Đăng Khoa, Dương Nguyên Khánh, Nguyễn Thái Sơn bị tuyên từ 9 tháng đến 1 năm 6 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, đều được cho hưởng án treo và được tuyên thả ngay tại tòa. Đồng thời, tòa tuyên tịch thu 4/6 xe ô tô của các bị cáo sung công quỹ vì cho rằng đây là phương tiện để các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hoặc tuy không phải là của các bị cáo nhưng chủ phương tiện đã có lỗi khi giao xe cho bị cáo sử dụng vào việc phạm tội.

Vụ án trên đã reo hồi chuông cảnh báo về tình trạng ăn chơi sa đọa, không lành mạnh của tầng lớp trẻ, con nhà khá giả, có điều kiện được sự nuông chiều của gia đình, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.

Ba là, về thời gian xảy ra đua xe trái phép: 89% [18] các vụ đua xe trái phép được thực hiện vào ban đêm và thường tập trung vào các ngày lễ, tết hoặc khi có sự kiện thể thao văn hóa, xã hội quan trọng, sôi động. Thời gian gần đây, xu hướng đua xe trái phép còn tập trung vào các ngày nghỉ cuối tuần là thời gian mà bộ phận thanh thiếu niên tụ tập tại những tụ điểm vui chơi hoạt động vào ban đêm, như: quán bar, vũ trường, hoặc tụ điểm ca nhạc, lễ hội sau đó thường là những cuộc đua.

Bốn là, về địa điểm xảy ra các cuộc đua xe trái phép: Đa số xảy ra trên tuyến đường phố lớn tại các thành phố (chiếm 93%). Ngoài lý do khách quan đó là những tuyến đường đẹp, chất lượng tốt, thích hợp với tốc độ lớn và quy mô lớn của các cuộc đua xe, các địa điểm được lựa chọn diễn ra cuộc đua cần thỏa mãn điều kiện có khả năng thu hút và đủ sức chứa một lượng đông "khán giả" chứng kiến, tán thưởng các pha biểu diễn đua độc đáo cũng như cổ vũ, khích lệ làm tăng thêm sự liều lĩnh, quyết tâm của các tay đua...

Năm là, về hậu quả của tình hình đua xe trái phép: Hậu quả nghiêm trọng nhất của nạn đua xe trái phép mà chúng ta cần nói đến là sự mất ổn định trật tự xã hội, là những lo lắng của người dân không chỉ về những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản mà họ có thể phải gánh chịu khi không may trở thành nạn nhân của các vụ đua xe trái phép tại những nơi công cộng, là những trăn trở về nguy cơ xuống cấp đạo đức xã hội... trong vụ xảy ra vào đêm 24, rạng sáng ngày 25/12/2004 trên đia bàn thành phố Hà Nội, lợi dụng lúc đi chơi Noen, hàng trăm thanh niên đã tụ tập thành từng tốp từ 20-30 mô tô trên đường Kim Mã - khách sạn Deawoo, quận Ba Đình, phóng xe tốc độ cao, đánh võng, quệt chân chống xe xuống đường, đi xe một bánh đuổi nhau. Khi lực lượng cảnh sát đến giải tán, ngăn chặn hành vi nguy hiểm này thì một số đối tượng đua xe cùng một số người cổ vũ quá khích đã dùng gạch đá, gậy, dây thừng tấn công làm 9 cảnh sát bị thương, một xe ô tô Huyndai của cảnh sát bị đốt cháy, 3 ô tô bị vỡ gương, kính, đèn, gây thiệt hại nghiêm trọng về

tài sản cũng như ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự công cộng - đây là vụ án điển hình về tình trạng các đối tượng tham gia đua xe trái phép chống người thi hành công vụ.

Tuy các vụ đua xe trái phép gây hậu quả chết người không nhiều (điều này không xảy ra là do các lực lượng cảnh sát nhanh chóng ngăn chặn kịp thời). Nhưng những vụ đua xe trái phép cũng đã góp phần không nhỏ làm gia tăng số vụ tai nạn giao thông ở nước ta.

* Về nhân thân của các đối tượng đua xe trái phép

Đa số các đối tượng đua xe trái phép là nam giới, nữ giới chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ và đa phần là ngồi cùng phương tiện đua với nam giới điều khiển phương tiện đua. Hoạt động đua xe dù rất nguy hiểm, là "đùa với lưỡi hái tử thần" nhưng lại thích hợp đặc điểm về giới của nam thanh niên thích cảm giác mạnh, muốn được thử sức. Trên thực tế, nữ giới chỉ là người ngồi sau (hiếm có trường hợp cầm lái trực tiếp đua xe), nhưng sự hưởng ứng, khích lệ và đồng cam cộng khổ của người đẹp lại có vai trò quyết định đến sự liều lĩnh của các tay đua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Các đối tượng dua xe trái phép đều là những người ở độ tuổi còn rất trẻ, chiếm tới 50% đối tượng đua xe là người chưa thành niên, chỉ có 5% đối tượng đua ở độ tuổi trên 35. Điều đáng nói là 80% đối tượng đua xe còn đang trong độ tuổi học sinh phổ thông (trong đó phổ thông cơ sở chiếm 17%, phổ thông trung học chiếm 63%), sinh viên đại học 13%, trên đại học 1%, không biết chữ 6%. Là học sinh phổ thông còn sống phụ thuộc vào gia đình, nhưng hoàn cảnh gia đình của các đối tượng đua xe cũng phần lớn là giàu có (76%), còn gia đình nghèo là 33%. Tham gia vào các cuộc đua xe, có tới 27% các đối tượng đã có tiền án, tiền sự, trong đó 46% là tiền sự về vi phạm an toàn trật tự công cộng... [73].

Các đối tượng tham gia đua xe trái phép chủ yếu là vì tò mò, muốn

Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam - 10

thử sức cho biết cảm giác mạnh (chiếm 69%), vì mục đích cá cược chiếm 21%; v.v...

* Về nguyên nhân của tình hình đua xe trái phép

Nguyên nhân phạm tội là một vấn đề đã được các nhà khoa học hình sự nghiên cứu từ lâu và nó đã chiếm vị trí trung tâm trong khoa học nghiên cứu về tội phạm - Tội phạm học. Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm chính là khám phá bản chất của hiện tượng xã hội tiêu cực, giải thích và chỉ rõ những yếu tố xã hội nào đã và đang tác động đến sự xuất hiện, tồn tại và phát hiện của các hành vi phạm tội. Nghiên cứu nguyên nhân tội phạm cũng là để có những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, hạn chế, phòng ngừa tội phạm trong đời sống xã hội [38, tr. 159]. Tội phạm nói chung và tội phạm đua xe trái phép nói riêng, bao giờ cũng được thực hiện bởi con người cụ thể. Vấn đề đặt ra là do nguyên nhân gì con người cụ thể lại thực hiện tội đua xe trái phép. Làm rõ nguyên nhân phạm tội là cơ sở thiết yếu để đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp với tội đua xe trái phép và góp phần làm giảm tình trạng phạm tội trong xã hội.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xác định quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng, trong đó một hiện tượng khác được gọi là kết quả. Cũng như những tội phạm khác, tội phạm của tội đua xe trái phép tồn tại là hậu quả của những nguyên nhân nhất định. Những nguyên nhân đó gắn liền với những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định. Nguyên nhân và điều kiện là hai khái niệm có quan hệ biện chứng với nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Một hiện tượng trong hoàn cảnh này là nguyên nhân phát sinh tội phạm nhưng trong hoàn cảnh khác là điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội. Vì vậy, việc phân chia các hiện tượng làm phát sinh và thúc đẩy tội phạm đua xe trái phép thành nguyên nhân và điều kiện hoàn toàn mang tính chất tương đối.

Tội phạm nói chung và tội đua xe trái phép nói riêng dù ở mức độ nào cũng phải được coi là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Do đó, muốn xác định, làm rõ nguyên nhân phạm tội, phải tìm hiểu nó từ trong các quá trình, hoạt động xã hội và không chỉ trong quá trình hoạt động tiêu cực mà cả trong mặt trái của quá trình tích cực.

Cũng như các tội phạm khác, tình trạng đua xe trái phép xảy ra thường do hệ thống một loạt các nguyên nhân tác động gắn kết với nhau, biến đổi theo điều kiện xã hội. Nguyên nhân của tội đua xe trái phép có nhiều, có thể là nguyên nhân từ bản thân chủ quan người phạm tội cũng có những nguyên nhân từ điều kiện kinh tế - xã hội, từ công tác quản lí đến đấu tranh xử lí vi phạm, sự bất hợp lí trong các quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, việc làm rõ nguyên nhân, của tình trạng đua xe trái phép có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Một là, nguyên nhân từ phía người vi phạm: Chúng tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính làm phát sinh tệ nạn đua xe trái phép trên địa bàn cả nước nói chung, ở các thành phố nói riêng.

Qua nghiên cứu số liệu thống kê về đối tượng tham gia đua xe trái phép trên địa bàn cả nước thời gian qua, có đến 50 % [75] đối tượng là người chưa thành niên.Những đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên đẫ chi phối rất nhiều tới hành vi vi phạm nói chung cũng như hành vi đua xe của họ nói riêng. Thậm chí, nhiều đối tượng thanh niên đua xe trái phép, dù đã đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn chưa thoát khỏi đặc điểm tâm lí phổ biến khi còn ở độ tuổi chưa thành niên.

Đặc điểm tâm lí đặc trưng ở những đối tượng đua xe trái phép là sự bộc lộ cá tính, mong muốn tự khẳng định bản thân và được tôn trọng như người lớn, họ thường có tâm lí "phóng đại" các năng lực của mình. Đua xe

đối với họ chỉ là những màn biểu diễn độc đáo, khám phá và phô diễn năng lực của bản thân mà họ "ý thức" rằng không phải ai cũng có. Nhìn hình thức bề ngoài, phần lớn các đối tượng đua xe đều thích ăn mặc sặc sỡ, kì quặc, khác người như nhuộm tóc các màu, đỏ, vàng, dán đề can sặc sỡ. Bên cạnh đó, ở nhiều đối tượng đua xe trái phép, quá trình hưng phấn thần kinh của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế dẫn đến nhiều trường hợp không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc cảm mạnh, dễ bị kích động. Vì thế, dù biết việc đua xe trái phép là nguy hiểm cho an toàn tính mạng, sức khỏe của người khác nhưng do ảnh hưởng của sự thách đố của bạn xấu mà các chủ thể này vẫn liều mạng đua xe và tìm mọi thủ đoạn để chống lại hoặc tránh né sự kiểm soát của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ngăn chặn, giải tán cuộc đua.

Các đặc tính tâm lí đó đẫ lấn át các nhận thức của cá nhân về chuẩn mực đạo đức, pháp luật, về nghĩa vụ và bổn phận, về các giá trị lao động, học tập... vốn còn hạn chế, thậm chí có trường hợp sai lệch. Thực tế cho thấy, các đối tượng đua xe trái phép nhận thức và quan niệm về pháp luật đã không được hình thành hoặc bị lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ. Những yêu cầu nghiêm ngặt của pháp luật đẫ trở nên lỏng lẻo, không mang tính chế ước cụ thể đối với họ, họ thờ ơ đối với các quy định của pháp luật. Họ có khuynh hướng cho rằng những yêu cầu và điều cấm chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật hoàn toàn mang tính hình thức, còn hành động thì phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của cá nhân mới thể hiện được cuộc sống tự do.

Hai là, nguyên nhân về kinh tế - xã hội: Điều này có thể nhận thấy từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có những chuyển biến sâu sắc, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, tình hình kinh tế chính trị cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ giao lưu quốc tế được mở rộng...

Cùng với cả nước, công cuộc đổi mới đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô ngày càng được thoả mãn và nâng cao. Tuy

nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, sự ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự tăng nhanh quá trình đô thị hóa đã làm cho tình hình xã hội có những diễn biến phức tạp. Cụ thể, đó là sự gia tăng số người thất nghiệp, sự phân hoá rõ rệt giữa người giàu và người nghèo, sự xuống cấp về đạo đức lối sống, sự lai căng, bị ảnh hưởng xấu của những loại hình văn hoá "ngoài luồng" đã hình thành, tâm lý hưởng thụ và cùng với sự thiếu sót của môi trường giáo dục gia đình đã khiến họ trở thành nô lệ của thói chơi ngông, liều lĩnh và manh động, bất chấp những chuẩn mực đạo đức về xử sự của mỗi người trong xã hội.

Một nguyên nhân khác của tội đua xe trái phép là ảnh hưởng của văn hoá độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta. Trong thời gian qua, Nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác trên thế giới, điều này đáp ứng được yêu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường và thúc đẩy kinh tế phát triển. Một mặt, cùng với sự giao lưu kinh tế, các luồng tư tưởng độc hại cũng xâm nhập vào nước ta. Chúng ảnh hưởng đến nếp sống, nếp nghĩ của con người trong xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến thanh, thiếu niên. Các loại văn hóa phẩm độc hại bằng nhiều con đường thâm nhập vào nước ta, truyền bá lối sống thực dụng, trụy lạc và những tư duy lệch lạc, đi ngược lại với các chuẩn xã hội. Do đó, cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin cũng làm cho việc ngăn chặn những tư tưởng độc hại từ bên ngoài thâm nhập vào nước ta ngày càng khó khăn hơn.

Ba là, nguyên nhân do sự giáo dục, dạy dỗ của môi trường gia đình, nhà trường: Như chúng ta đã biết, tất cả các hiện tượng diễn ra trong xã hội đều tác động đến con người, chúng hình thành những thuộc tính, nhân cách cá nhân của con người. Cho nên, môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường giáo dục của gia đình và nhà trường từ thủa bé đến khi trưởng thành có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách. Tuy nhiên, có thể nói rằng: Trong những năm gần đây, công tác giáo dục tuy có nhiều cố gắng nhưng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể, trong các nhà trường chúng ta còn

chưa chú ý toàn diện đến giáo dục nhân cách và ý thức công dân. Ngoài ra, tại các gia đình, các bậc phụ huynh cũng thiếu sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống cho con em mình, coi việc giáo dục là việc riêng của nhà trường. Nhiều bậc cha mẹ do quá đề cao giá trị vật chất và lối sống buông thả nên đã ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của con em mình. Một bộ phận và ngày càng tăng số lượng học sinh do kết quả học tập và tu dưỡng kém đã có thái độ không hứng thú với việc học tập và tu dưỡng, khi có điều kiện chúng lánh xa các hoạt động chung của nhà trường và bước đầu tham gia vào các tệ nạn xã hội.

Chúng ta đã biết, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường xã hội đầu tiên mà con người tiếp xúc, là yếu tố chủ đạo cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý, nhân cách con người. Trẻ em sinh ra không có tiềm ẩn bẩm sinh của tội phạm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu đặc điểm về xã hội các đối tượng đua xe trái phép hầu hết là con các gia đình buôn bán giàu có hoặc một số thuộc gia đình công chức, có chức vụ, có điều kiện kinh tế khá giả, nên cha mẹ chỉ mải lo chuyện làm ăn kinh tế, làm giàu, cũng có một số người thuộc gia đình khó khăn mải lo tần tảo kiếm sống, không uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của con cái, thậm chí nhiều trường hợp còn nuông chiều dễ dãi thỏa mãn những đòi hỏi, vòi vĩnh vô lý và phi lý của chúng. Và chính điều này đã vô hình chung các gia đình đã để con cái của mình bị lôi cuốn vào các hoạt động nguy hiểm của người khác, của bạn xấu hoặc của các tệ nạn đua xe trái phép, nghiện hút, tiêm chích ma túy. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến là gắn với tình trạng ly hôn, con cái trong các gia đình thiếu hoàn chỉnh này cũng thiếu tình thương, sự gần gũi của bố mẹ. Chính vết thương về tâm lý đã làm cho một số em có lối sống bất cần đời, dễ bị người khác rủ rê vào hoạt động phi pháp hoặc tham gia các trò chơi thử cảm giác mạnh đua xe trái phép, biết là nguy hiểm nhưng vẫn làm như để trả thù số phận, trả thù đời, cũng như chán đời muốn làm gì thì làm.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí