chức. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổ chức tốt việc học tập, quán triệt và chủ động xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW4 (Khóa XII) “Tăng cường chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
- Đổi mới, tập trung vào việc triển khai thi hành các văn bản pháp luật mới và những vướng mắc trong thực tiễn xét xử; đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo hướng tăng cường hình thức tập huấn trực tuyến và tự đào tạo từ thực tiễn xét xử thông qua các phiên tòa rút kinh nghiệm.
3.4. Các giải pháp khác
3.4.1. Tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử
- Tiếp tục thực hiện tốt 14 giải pháp đột phá nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; đặc biệt chú trọng làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Nâng cao chất lượng kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Đa dạng hóa công tác tổng kết thực tiễn xét xử với nhiều hình thức, nhằm tổng hợp kịp thời, đầy đủ các vướng mắc từ thực tiễn; trên cơ sở đó, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tập giải đáp, công văn trao đổi, công bố án lệ để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Có thể nói vai trò của án lệ hiện nay rất quan trọng, đây là nguồn áp dụng pháp luật rất quan trọng cho những người làm công tác thực tiễn. Điển hình là án lệ số 18/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA
ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với tình huống: Đối tượng bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để xử lý vi phạm nhưng không chấp hành mà điều khiển xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông. Khi cảnh sát giao thông bám vào cọng gương chiếu hậu của xe, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chạy với tốc độ cao, bất ngờ đánh lái sát giải phân cách nhằm hất cảnh sát giao thông xuống đường. Cảnh sát giao thông rơi khỏi xe, va vào giải phân cách cứng giữa đường, bị đa chấn thương. Trường hợp này, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Giết người đang thi hành công vụ”. Trong thời gian tới TAND tối cao cần ban hành thêm nhiều án lệ liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ tương tự như trên nhằm định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện Trang tin điện tử về án lệ https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/home, phục vụ cho hoạt động lựa chọn, phát triển án lệ, các tin tức, sự kiện liên quan đến án lệ. Tòa án nhân dân tối cao cần tiếp tục ban hành các tập giải đáp các vướng mắc về hình sự trong thực tiễn xét xử. Nghiên cứu đề xuất một số vụ án chống người thi hành công vụ hoặc các tội dễ gây nhầm lẫn với tội danh này, có tính chuẩn mực đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét phát triển án lệ và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Thiếu Sót Trong Việc Áp Dụng Pháp Luật, Đánh Giá Vai Trò Của Các Đối Tượng Và Định Tội Danh Chưa Chính Xác.
- Quyết Định Hình Phạt Chưa Chính Xác
- Tăng Cường Nhận Thức Đúng Về Áp Dụng Pháp Luật
- Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
3.4.2. Nâng cao ý thức xã hội
- Cơ quan tiến hành tố tụng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.
- Đồng thời, các lực lượng chức năng cần tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi và lên án mạnh mẽ hành vi chống người thi hành công vụ; đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; nâng cao ý thức phát hiện, tố giác tội phạm, hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng chức
năng giải quyết các vấn đề gây rối trật tự trên địa bàn; góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh lực lượng thực thi công vụ.
- Lựa chọn các phiên tòa rút kinh nghiệm về tội chống người thi hành công vụ, trước khi đăng ký phiên tòa rút kinh nghiệm, Thẩm phán và Kiểm sát viên phải cùng nhau trao đổi và báo cáo lãnh đạo hai cơ quan để từng cơ quan tự tổ chức rút kinh nghiệm hoặc phối hợp cùng rút kinh nghiệm chung.
Viện kiểm sát và Tòa án trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình kịp thời phát hiện, trao đổi, thông báo về thụ lý giải quyết vụ án chống người thi hành công vụ có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; về vi phạm pháp luật hình sự hoặc tố tụng hình sự của cấp sơ thẩm có thể dẫn đến việc hủy án; những bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm trọng hoặc có những tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất cho cơ quan tiến hành tố tụng, quan tâm đến chế độ, chính sách cho người tiến hành tố tụng
Hiện nay chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phụ thuộc nhiều vào phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này. Do vậy, để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án về tội chống người thi hành công vụ cần tập trung đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân đặc biệt là phục vụ cho công tác số hóa hồ sơ: như máy vi tính, phương tiện di chuyển, trang thiết bị kỹ thuật khoa học kỹ thuật hiện đại, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
+ Lãnh đạo cơ quan tố tụng cần để xuất với cơ quan trung ương, với UBND tỉnh hỗ trợ ngân sách để xây dựng trụ sở cho các cơ quan tố tụng, đặc
biệt là VKS và Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có trụ sở phải đi thuê, mượn nơi làm việc, các dự án đã hoặc đang hoàn thành và đưa vào sử dụng
+ Tăng cường làm tốt công tác bảo đảm vận hành tốt các hệ thống công nghệ thông tin đã được đầu tư, trang bị; tăng cường hỗ trợ cho các đơn vị để nâng cao hiệu quả áp dụng các hệ thống công nghệ thông tin phực vụ cho công tác quản lý, điều hành của các đơn vị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác kiểm sát, xét xử của VKS, Tòa án các cấp, phục vụ người dân. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền hình trực tuyến; triển khai một số phần mềm ứng dựng mới nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, người dân tiếp cạn cũng như giám sát các hoạt động của cơ quan tố tụng, giúp công tác quản lý, điều hành hoạt động của các cơ quan được nhanh chóng, đạt hiệu quả.
- Hoàn thiện chính sách tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ người tiến hành tố tụng đặc biệt là Kiểm sát viên, Thẩm phán...nhằm tạo động lực cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.4.4. Tăng cường phối hợp trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Các cơ quan tiến hành tố tụng cần tăng cường mối quan hệ phối hợp, ký kết các quy chế phối hợp nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng được hiệu quả.
- Định kỳ tổ chức họp liên ngành để rút kinh nghiệm những vụ án phức tạp có nhầm lẫn trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, những vụ án mà quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất. Qua đó giải đáp những khó khăn vướng mắc của các đơn vị, cá nhân trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ, như vụ án: Trần Mạnh Th không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, điều khiển xe bỏ chạy để trốn tránh việc xử lý vi phạm, phần hông bên trái xe ô tô va chạm vào người anh M, làm anh M ngã xuống đường, tử vong tại chỗ cấu thành tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” với tình tiết định khung tăng nặng là “Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” chứ không phải tội chống người thi hành công vụ như Bản án số 283/2017/HSPT ngày 27/10/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai (Bản án hình sự sơ thẩm số 263/2017/HSST ngày 05/7/2017 của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh ĐN)...qua đó nhằm khắc phục vi phạm, tháo gỡ vướng mắc về quan điểm giải quyết trong thực tiễn.
- TAND các cấp cần chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, VKSND cùng cấp ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố để kịp thời nắm bắt diễn biến vụ án để lên kế hoạch xét xử, đảm bảo kịp thời giải quyết các vụ án chống người thi hành công vụ được nhanh chóng, đúng thời hạn luật định và xử lý nghiêm khắc đối với loại tội phạm này.
- Xây dựng quy chế liên ngành trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng. Xây dựng kho tư liệu, tổng kết thực tiễn để có những lý luận… góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội chống người thi hành công vụ. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan đến việc giải quyết các vụ án chống người thi hành công vụ. Đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo việc giải quyết vụ án có tính khách quan, toàn diện, là một trong những yếu tố để hạn chế các vi phạm pháp luật của các chủ thể khi tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, công tác phối hợp liên ngành không tách rời với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành
trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại chương 1 và chương 2 của luận văn, tại chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội chống người thi hành công vụ, nâng cao nhận thức về áp dụng pháp luật, hoàn thiện pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ (Bộ luật hình sự và văn bản hướng dẫn), nâng cao khả năng, năng lực, trình độ, kỹ năng của người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên …), tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử, nâng cao ý thức xã hội…nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử và phòng chống tội phạm trong thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Thông qua 03 chương của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả đã lần lượt phân tích, làm rò được những vấn đề lý luận và pháp luật về tội chống người thi hành công vụ cũng như thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể:
Thông qua chương 1 của luận vặn, tác giả đã lần lượt phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ, phân biệt tội chống người thi hành công vụ với một số tội danh khác mà có tình tiết định khung tăng nặng là “chống người thi hành công vụ”, ngoài ra, tác giả cũng đã khái quát lịch sự lập pháp của tội danh này giai đoạn từ năm 1945 đến khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật.
Thông qua kết quả nghiên cứu tại chương 2 của luận văn, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách khái quát tình hình xét xử tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số các vụ án đều được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số thiếu sót trong thực tiễn xét xử nhưng chủ yếu là quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ, nhưng đã được cấp phúc thẩm khắc phục đặc biệt là hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt, đòi hỏi phải có sự thay đổi về quy định của pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS về tội danh này.
Tại chương 3 của luận văn tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội chống người thi hành công vụ như nâng cao nhận thức về áp dụng pháp luật, hoàn thiện pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ (Bộ luật hình sự và văn bản hướng dẫn), nâng cao khả năng, năng lực, trình độ, kỹ năng của người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Điều tra viên, Kiểm sát viên…), tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử, nâng cao ý thức xã hội…nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử và phòng chống tội phạm trong thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.
Tác giả hy vọng, các kiến nghị của luận văn sẽ góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam và bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, luận văn được nghiên cứu trong bối cảnh BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 với một số quy định mới về tội chống người thi hành công vụ nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể, chi tiết, trong khi kiến thức tác giả có thể còn hạn chế, do vậy luận văn khó tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn mong nhận được đóng góp, chỉ dẫn cụ thể của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài để giúp luận văn được hoàn chỉnh hơn./.