Quyết Định Hình Phạt Chưa Chính Xác


Ví dụ 2: Bản án số 40/2018/HSPT ngày 07/02/2018 (Bản án hình sự sơ thẩm số: 436/2017/HSST ngày 27 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa).

Nội dung vụ án: Khoảng 14 giờ 50 phút ngày 21/3/2017, tổ tuần tra Đội Cảnh sát giao thông Công an thành phố Biên Hòa gồm: anh Nguyễn Công N, anh Vũ Đức A, anh Phạm Viết K đang tuần tra tại khu vực đường Đ thuộc khu phố B, phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai thì phát hiện Lê Công P điều khiển xe biển số 36X2-02xx có biểu hiện say rượu bia, anh N ra tín hiệu để P dừng xe. Khi anh N cầm máy đo nồng độ cồn hiệu Alcosense, model Prodigy II yêu cầu P thổi vào ống thổi của máy để kiểm tra nồng độ cồn, P không chấp hành mà né tránh. Anh K thấy vậy nên đến hỗ trợ anh N để đo nồng độ cồn, P dùng tay xô đẩy anh K. Anh N tiếp tục yêu cầu P chấp hành việc đo nồng độ cồn, P không chấp hành mà dùng tay phải đập vào tay anh N đang cầm máy đo nồng độ cồn làm rơi máy đo nồng độ cồn xuống nền đường, gây hư hỏng bộ phận in. Anh N, anh K khống chế P đưa về Công an phường T lập biên sự việc, sau đó giao Công an thành phố Biên Hòa xử lý. Tại kết luận định giá tài sản số 73/TCKH-HĐĐG ngày 04/4/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Biên Hòa kết luận: Máy đo nồng độ cồn hiệu Alcosense, model Prodigy II bị hư hỏng phần máy in, trị giá thiệt hại là 3.136.000đ (ba triệu một trăm ba mươi sáu nghìn đồng). Tại bản án hình sự sơ thẩm số 436/2017/HSST ngày 27/9/2017 của TAND thành phố Biên Hòa đã áp dụng khoản 1 Điều 257; điểm b, h, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47; Điều 42 BLHS xử phạt bị cáo Lê Công P 04 (bốn) tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt thi hành án.

Nhận xét: Có thể thấy bản án số 436/2017/HSST ngày 09/3/2017 của TAND thành phố Biên Hòa đã xử phạt bị cáo Lê Công P về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 257 của BLHS là có căn cứ,


đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo đã thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải; phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trong; bị cáo đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả; có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, có 03 con còn nhỏ, trong đó có 01 cháu bị bệnh hiểm nghèo đồng thời bị cáo không có tình tiết tăng nặng. Do vậy, theo tác giả trong vụ án này tòa án cấp sơ thẩm có thể cho bị cáo hưởng án treo là phù hợp, vẫn đảm bảo tính răn đe đồng thời cho bị cáo được cơ hội chăm sóc gia đình.

2.2.2.4. Quyết định hình phạt chưa chính xác

Ví dụ: Bản án số 254/2019/HS-PT ngày 27/08/2019 (Bản án hình sự sơ thẩm số: 400/2018/HS-ST ngày 05/11/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa).

Nội dung vụ án: Vào ngày 13/01/2018, gia đình bà Nguyễn Thị H3 có hành vi lấn chiếm đất và xây dựng trái phép trên đất tại khu 46 ha thuộc khu phố M. phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Ngày 23/02/2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định cưỡng chế số: 75/QĐ-CCXP ngày 23/02/2018 buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do gia đình bà Nguyễn Thị H3 (ngụ tại: tổ B, khu phố M, phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai) đã có hành vi lấn chiếm đất trả lại cho Lữ đoàn Tăng thiết giáp H quản lý, sáng ngày 15/3/2018, đoàn cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai cùng các ban ngành và lực lượng Cảnh sát trật tự Công an thành phố B làm nhiệm vụ gồm các anh: Nguyễn Văn K, Nguyễn Văn H2, Trần Hồ Tuấn K, Lê Đức Hòa, Nguyễn Tuấn H4, Phạm Minh T3, Lưu Trọng H5, Nguyễn Hồng Q, Trần Tiến T4, nguyễn Công T5, Huỳnh Bảo H, Nguyễn ngọc Tuấn T6, Nguyễn Thành N1, Nguyễn Văn L1, Hà Văn T2 và Trần Công H6 đến thửa đất khu 46ha khu phố M1, phường T, thành phố B, tỉnh Đồng Nai để thực hiện Quyết định cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Khi thành viên của đoàn cưỡng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

chế tiến hành các thủ tục cho xe cuốc (máy xúc) chạy vào khu đất thì những người trong gia đình của bà H3 gồm Nguyễn Thị H3, Nguyễn Ngọc T (chị ruột H3), Nguyễn Trung H (cháu ruột H3) chạy ra la hét và có hành động ngăn cản, chống đối. Lực lượng Cảnh sát trật tự thiết lập hàng rào để ngăn không cho những người trong gia đình của bà H3 đi vào khu vực cưỡng chế. Bà H3 đã dùng tay xô đẩy vào lá chắn của lực lượng Cảnh sát trật tự. Nguyễn Ngọc T cầm 1 cây bằng nhôm dài khoảng 60cm đánh liên tiếp về phía các anh Nguyễn Văn K, Nguyễn Văn H2, Trần Hồ Tuấn K. Anh K, anh H2 và anh K đưa dụng cụ lá chắn lên đỡ. Còn Nguyễn Trung H cầm 1 cây sắt dài khoảng 60cm đánh trúng xượt vào khủy tay trái của anh K thì bị Công an thành phố Biên Hòa bắt giữ.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 400/2018/HS-ST ngày 05/11/2018 của TAND thành phố Biên Hòa đã áp dụng khoản 1 Điều 330; điểm i khoản 1, (áp dụng thêm điểm s đối với bị cáo H) khoản 2 Điều 51; Điều 58 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xử phạt: bị cáo Nguyễn Ngọc T 08 (tám) tháng tù; bị cáo Nguyễn Trung H 06 (sáu) tháng tù. TAND tỉnh Đồng Nai đã không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Ngọc T. Chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Trung H; sửa bản án hình sự sơ thẩm số 400/2018/HS-ST về hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Ngọc T, Nguyễn Trung H. Áp dụng khoản 1 Điều 330, điểm i khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 36; Điều 58 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xử phạt: Bị cáo Nguyễn Ngọc T 08 (tám) tháng cải tạo không giam giữ. Áp dụng khoản 1 Điều 330; điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 36; Điều 58 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Trung H 06 (sáu) tháng cải tạo không giam giữ.

Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 8

Nhận xét: Có thể thấy để cấu thành tội chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ phải thực hiện một công việc đúng với quy định


của pháp luật, đúng trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, qua nghiên cứu vụ án trên tác giả nhận thấy cơ sở để tổ công tác tiến hành cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là Quyết định số 75/QĐ-CCXP của UBND phường T về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xem xét tính hợp pháp của Quyết định số 75/QĐ- CCXP của UBND phường T về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do bà Nguyễn Thị H3 có hành vi lấn chiếm đất. Về nguồn gốc đất của gia đình bà H3: Năm 1978 gia đình bị cáo H3 đến khai hoang đất, mẹ của bà H3 đã đăng ký kê khai và được Ủy ban phường T cấp biên nhận. Gia đình bị cáo sử dụng ổn định, làm nhà tạm buôn bán không ai tranh chấp. UBND phường T đã ra quyết định cưỡng chế khi không có quyết định thu hồi đất, không có thẩm định giá và bồi thường tài sản trên đất là không đúng. Trong vụ án này do ông T1 bị đoàn xô đẩy, té ngã nên bà H3 chạy ra đỡ cha cũng bị xô đẩy, té ngã và bị giẫm đạp. Vì vậy, bị cáo T chạy ra dùng thanh nhôm, quơ trúng dàn lá chắn của đoàn cưỡng chế nhưng không gây thương tích cho ai. Hành vi của bị cáo không có ý thức chống người thi hành công vụ mà chỉ nhằm mục đích bảo vệ cha và em mình. Trong khi cấp xét xử cho rằng Quyết định số 75/QĐ-CCXP của UBND phường T về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, đây không phải là Quyết định thu hồi đất. Theo tác giả trong vụ án trên cần tuyên hủy để điều tra lại, làm rò những nội dung trên.

Mặt khác, trong vụ án trên TAND thành phố Biên Hòa đã xử phạt: bị cáo Nguyễn Ngọc T 08 (tám) tháng tù; bị cáo Nguyễn Trung H 06 (sáu) tháng tù. Tuy nhiên, tại cấp phúc thẩm các bị cáo không có thêm tình tiết giảm nhẹ nào, chỉ có H là thay đổi kháng cáo từ kêu oan thành giảm nhẹ TNHS nhưng TAND tỉnh Đồng Nai đã sửa bản án sơ thẩm và tuyên: Nguyễn Ngọc T 08 (tám) tháng cải tạo không giam giữ, Nguyễn Trung H 06 (sáu) tháng cải tạo


không giam giữ, rò ràng có khoảng cách rất lớn so với hình phạt mà cấp sơ thẩm đã tuyên, theo tác giả là không phù hợp.

2.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Một số quy định của BLHS năm 2015 liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ vẫn còn những điểm chưa phù hợp, rò ràng như: chưa có quy định thống nhất về công vụ và người thi hành công vụ ngay trong BLHS; khung hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe (theo Điều 330, BLHS năm 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ, thì mức hình phạt thấp nhất đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; mức hình phạt cao nhất đối với trường hợp có các tình tiết định khung tăng nặng là phạt tù đến 7 năm).

- BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cho đến nay thì cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành mới văn bản hướng dẫn đối với tội chống người thi hành công vụ, dẫn đến trong thực tế có nhiều vụ án định tội danh không chính xác nhầm lẫn giữa tội chống người thi hành công vụ với một số tội có tình tiết định khung tăng nặng chống người thi hành công vụ như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tình tiết không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông…hiện tại thực tiễn áp dụng pháp luật cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu áp dụng hướng dẫn tại mục 5, chương VI, Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986. Tuy nhiên, theo tác giả hướng dẫn tại Nghị quyết 04 về tội chống người thi hành công vụ có nhiều nội dung đã không còn phù hợp với quy định mới của BLHS năm 2015 như việc BLHS năm 2015 đã bỏ dấu hiệu định khung tăng nặng là gây hậu quả


nghiêm trọng, hướng dẫn chưa cụ thể khi hành vi chống người thi hành công vụ có dấu hiệu của một số tội danh khác thì cần định tội danh như thế nào. Do vậy, tác giả kiến nghị trong thời gian tới nhà làm luật cần ban hành Nghị quyết mới hướng dẫn về tội chống người thi hành công vụ, trong đó cần quy định trường hợp chống người thi hành công vụ có hậu quả chết người, thương tích…thì cần định tội danh như thế nào. Cụ thể:

- Hướng dẫn hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật là như thế nào?

- Đối với trường hợp hành vi có dấu hiệu tội chống người thi hành công vụ, đồng thời là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội danh thì xử lý như thế nào?

Hiện nay, trong BLHS năm 2015 có 10 tội danh quy định tình tiết chống người thi hành công vụ là tình tiết định khung tăng, cụ thể: Tội phá rối an ninh, tội giết người, tội đe dọa giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội lây truyền HIV cho người khác, tội cố ý truyền HIV cho người khác, tội làm nhục người khác, tội vu khống, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội không chấp hành án. Do vậy, cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng nếu tình tiết chống người thi hành công vụ đã là tình tiết định khung tăng nặng của tội danh khác thì cần xử lý theo tội danh có tình tiết định khung tăng nặng là chống người thi hành công vụ. Cụ thể:

+ Chưa có hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là định tội danh đối với những trường hợp tội chống người thi hành công vụ với một số tội danh có tình tiết định khung là chống người thi hành công vụ như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội làm nhục người khác, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông mà người phạm tội


không chấp hành hiệu lệnh…để áp dụng trong thực tiễn, dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau.

+ Do sự phát triển của các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu bia, sự không quan tâm của gia đình, xã hội đã làm một bộ phận người dân xuống cấp về đạo đức, coi thường pháp luật, luân thường đạo lý, coi thường tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác cũng là nguyên nhân chính, thường xuyên gây ra tình trạng chống người thi hành công vụ.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên, dẫn đến nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Cụ thể: Việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về xử lý các đối tượng chống người thi hành công vụ chưa sâu rộng, mạnh mẽ nên chưa tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội, có trường hợp báo chí đưa tin về vụ việc chưa đúng, thiếu chính xác làm người dân hiểu lầm vụ việc xảy ra do người thi hành công vụ. Các quy định của pháp luật về xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ còn chưa cụ thể, chưa đủ sức răn đe.

+ Cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Đồng Nai chưa thực sự quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…

+ Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn còn hạn chế.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của một bộ phận người tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm.


- Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) của tỉnh Đồng Nai một số trường hợp chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt.

- Công tác tổng kết thực tiễn, tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật về tội chống người thi hành công vụ thông qua các hội nghị, hội thảo, các chuyên đề, tham luận nghiên cứu khoa học của cơ quan, người tiến hành tố tụng của tỉnh Đồng Nai còn chưa sâu rộng. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất ít có những hội thảo liên ngành nhằm trao đổi kinh nghiệm giải quyết các vụ án về chống người thi hành công vụ.

Kết luận chương 2

Thông qua kết quả nghiên cứu tại chương 2 của luận văn, tác giả đã phân tích, đánh giá một cách khái quát tình hình xét xử tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày một diễn biến phức tạp, đa số các vụ án đều được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số thiếu sót trong thực tiễn xét xử nhưng chủ yếu là quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ, nhưng đã được cấp phúc thẩm khắc phục đặc biệt là hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế chủ yếu xuất phát từ một số quy định pháp luật hiện hành vẫn còn chưa rò ràng, chưa có những hướng dẫn kịp thời, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa thường xuyên, năng lực trình độ của đội ngũ công chức trong định tội danh không đồng đều...đòi hỏi phải có sự thay đổi về quy định của pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022