Tăng Cường Nhận Thức Đúng Về Áp Dụng Pháp Luật


Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

3.1. Tăng cường nhận thức đúng về áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là một hình thực thực hiện pháp luật đặc biệt, là công cụ quyền lực nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trong thực tế khi hành vi pham tội xảy ra là đã phát sinh quan hệ pháp luật hình sự và việc thực hiện PLHS lúc này phải trải qua hình thức áp dụng pháp luật với sự can thiệp của nhà nước. Áp dụng pháp luật chính xác là cơ sở để định tội danh, quyết định hình phạt một cách chính xác, bảo đảm hình phạt được tuyên đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, được người phạm tội nghiêm túc chấp hành qua đó thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, mục đích hình phạt đạt được, uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng được nâng cao.

Ngược lại áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến việc định tội danh và quyết định hình phạt không chính xác, bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền bị hủy, sửa làm giảm hiệu lực, hiệu quả, uy tín của cơ quan tư pháp, xâm phạm đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị áp dụng tội danh và hình phạt, mục đích hình phạt không đạt được. Để áp dụng pháp luật chính xác chủ thể tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…) cần nhận thức đúng về áp dụng pháp luật hình sự:

Việc áp dụng pháp luật hình sự diễn ra xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, do nhiều chủ thể tiến hành theo từng giai đoạn tố tụng hình sư, thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh.

Tuy nhiên, áp dụng pháp luật được xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật. Những chủ thể này có nghĩa vụ


phải chuyển hóa một cách chính xác các quy định của pháp luật hình sự vào từng quan hệ pháp luật hình sự cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự cũng không được thay đổi hay chấm dứt việc áp dụng pháp luật hình sự theo ý chí của mình hay của bất kỳ ai, ngoại trừ các trường hợp đã được quy định rò trong luật.

Giá trị của hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ vụ việc được giải quyết hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm, điều kiện cụ thể của nó trong giới hạn chung mà pháp luật quy định.

Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 9

3.2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật

` - Về mặt kỹ thuật lập pháp có thể loại trừ trường hợp một hành vi thỏa mãn dấu hiệu của nhiều CTTP như trường hợp hành vi có dấu hiệu tội chống người thi hành công vụ, đồng thời có hành vi thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng của tội khác như tội giết người đang thi hành công vụ…thì nhà làm luật có thể quy định trong CTTP theo hướng loại trừ như quy định trong BLHS năm 1985: “Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ…, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Trong đó Điều 101 quy định về tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng “Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” và Điều 109 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác với tình tiết định khung tăng nặng “Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”. Đây là kỹ thuật lập pháp nhằm làm loại trừ một hành vi có dấu hiệu của nhiều CTTP tạo thuận lợi trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Thực tế tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và phạm vi cả nước nói chung thì số vụ chống người thi hành công vụ đang có xu hướng gia tăng, trong đó


nguyên nhân cơ bản là khung hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe (theo Điều 330, BLHS năm 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ, thì mức hình phạt thấp nhất đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; mức hình phạt cao nhất đối với trường hợp có các tình tiết định khung tăng nặng là phạt tù đến 7 năm). Do vậy, theo tác giả để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này thì cần có sự điều chỉnh khung hình phạt theo hướng tăng nặng hơn để tạo sự răn đe đối với người phạm tội.

- BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cho đến nay thì cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành mới văn bản hướng dẫn đối với tội chống người thi hành công vụ, dẫn đến trong thực tế có nhiều vụ án định tội danh không chính xác nhầm lẫn giữa tội chống người thi hành công vụ với một số tội có tình tiết định khung tăng nặng chống người thi hành công vụ như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tình tiết không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông…hiện tại thực tiễn áp dụng pháp luật cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu áp dụng hướng dẫn tại mục 5, chương VI, Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986. Tuy nhiên, theo tác giả hướng dẫn tại Nghị quyết 04 về tội chống người thi hành công vụ có nhiều nội dung đã không còn phù hợp với quy định mới của BLHS năm 2015. Do vậy, tác giả kiến nghị trong thời gian tới nhà làm luật cần ban hành Nghị quyết mới hướng dẫn về tội chống người thi hành công vụ, trong đó cần quy định trường hợp chống người thi hành công vụ có hậu quả chết người, thương tích…thì cần định tội danh như thế nào. Cụ thể:


- Hướng dẫn hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật là như thế nào?

- Đối với trường hợp hành vi có dấu hiệu tội chống người thi hành công vụ, đồng thời là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội danh thì xử lý như thế nào?

Hiện nay, trong BLHS năm 2015 có 10 tội danh quy định tình tiết chống người thi hành công vụ là tình tiết định khung tăng, cụ thể: Tội phá rối an ninh, tội giết người, tội đe dọa giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội lây truyền HIV cho người khác, tội cố ý truyền HIV cho người khác, tội làm nhục người khác, tội vu khống, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội không chấp hành án. Do vậy, cần có hướng dẫn cụ thể theo hướng nếu tình tiết chống người thi hành công vụ đã là tình tiết định khung tăng nặng của tội danh khác thì cần xử lý theo tội danh có tình tiết định khung tăng nặng là chống người thi hành công vụ. Cụ thể:

- Đối với tội phá rối an ninh, nếu hành vi chống người thi hành công vụ nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì định tội danh là tội phá rối an ninh nếu có đầy đủ các dấu hiệu CTTP khác mà không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

- Đối với tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu hành vi chống người thi hành công vụ gây ra thương tích cho người thi hành công vụ có tỷ lệ thương tật từ 1% trở lên hoặc gây chết người (lỗi cố ý) thì tùy hậu quả mà định tội danh là tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tình tiết định khung tăng nặng “giết người đang thi hành công vụ”, “đối với người


đang thi hành công vụ” nếu có đầy đủ các dấu hiệu CTTP khác mà không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

Bên cạnh đó, có một bất cập giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 và tội chống người thi hành công vụ đó là: Người có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ chỉ bị truy cứu TNHS về tội chống người thi hành công vụ khi chưa gây ra thương tích (có tỷ lệ thương tật) hoặc gây ra chết người. Nếu người có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ mà gây thương tích cho người thi hành công vụ thì bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích, quy định tại khoản 1 Điều 104 (nay là Điều 134 BLHS). Tuy nhiên, nếu nạn nhân không có đơn yêu cầu khởi tố và tỉ lệ thương tích của họ dưới 11% (trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) thì sẽ không xử lý được tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo hướng dẫn này. Do vậy, trường hợp này theo tác giả thì người phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS về tội chống người thi hành công vụ.

- Đối với tội đe dọa giết người nếu hành vi đe dọa gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra, mà người này là người đang thi hành công vụ thì cần định tội danh là tội đe dọa giết người với tình tiết định khung tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ” nếu có đầy đủ các dấu hiệu CTTP khác mà không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

- Đối với trường hợp người biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác hoặc cố ý truyền HIV cho người khác, mà người này là người đang thi hành công vụ thì tùy từng trường hợp cần định tội danh là tội cố lây truyền HIV cho người khác hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác với tình tiết định khung tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ” nếu


có đầy đủ các dấu hiệu CTTP khác mà không bị xử lý thêm tội chống người thi hành công vụ.

- Đối với trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rò là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà người bị xâm hại là người đang thi hành công vụ thì tùy trường hợp định tội danh tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống với tình tiết định khung tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ” nếu có đầy đủ các dấu hiệu CTTP khác mà mà không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

- Đối với trường hợp bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, mà người này là người đang thi hành công vụ thì định tội danh theo tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật với tình tiết định khung tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ” nếu thỏa mãn các dấu hiệu CTTP khác mà không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

- Trường hợp người có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, có hành vi chống lại chống hành viên hoặc người đang thi hành công vụ thì bị xử lý về tội không chấp hành án với tình tiết định khung tăng nặng “chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ” nếu thòa mãn các dấu hiệu CTTP khác mà không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

- Trường hợp chống người thi hành công vụ mà gây thiệt hại về tài sản trên 50.000.000 đồng với lỗi cố ý thì người phạm tội bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ với tình tiết định khung tăng nặng “gây thiệt hại về tài sản trên 50.000.000 đồng” và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.


- Trường hợp người chống người thi hành công vụ bị áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức (có hành vi xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội) thì không bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng “xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội”.

- Ngoài ra, có thể thấy khung hình phạt tại khoản 1 của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội chống người thi hành công vụ có khung hình phạt tương tự nhau. Tác giả thấy đây là quy định chưa phù hợp, bởi trong trường hợp người phạm tội chống người thi hành công vụ mà gây thương tích cho nạn nhân phải bị phạt nặng hơn người chưa gây ra thương tích cho nạn nhân. Do vậy, nhà làm luật cần có sự điều chỉnh hạn chế này cho phù hợp với thực tiễn.

Tác giả đồng tình với quan điểm, đối với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì trong trường hợp tương ứng và còn gây thương tích cho người thi hành công vụ thì nên quy định "gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người thi hành công vụ" là tình tiết định khung hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ [69, tr. 21].

Theo đó, Điều 330 BLHS năm 2015 có thể được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ:

1. Người nào dùng vũ lực….. thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội từ hai lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người thi hành công vụ" [9, tr. 133].


3.3. Nâng cao khả năng, năng lực, trình độ, kỹ năng của người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Điều tra viên, Kiểm sát viên…)

Có thể nói con người là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định chất lượng áp dụng pháp luật. Kết quả phân tích thực tiễn xét xử một số vụ án chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vừa qua, cho thấy những tồn tại, hạn chế trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ khả năng, năng lực, trình độ, kỹ năng của người tiến hành tố tụng: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Điều tra viên, Kiểm sát viên...còn hạn chế. Do vậy việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, người tiến hành tố tụng có vai trò vô cùng quan trọng.

- Trong thời gian tới cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, người tiến hành tố tụng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ được mở tại các cơ sở đào tạo của từng cơ quan tiến hành tố tụng như Đại học Cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh, Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tòa án; chú trọng công tác tự đào tạo và đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, cầm tay chỉ việc. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực chất năng lực trình độ, sở trường công tác của từng cán bộ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ; phát huy sở trường, năng lực của mỗi người để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.

- Cùng với việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng định kỳ, cán bộ, công chức trong các cơ quan tố tụng cần tự học tập, trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là việc tự học thông qua hoạt động rút kinh nghiệm công tác thực tiễn. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức. Nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, công

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí