Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ‌


Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp, 1975) 18

Hình 2.1: Biểu đồ dân số huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2005-2011 48

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu khách du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2010 ...65 Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2010 67


DANH MỤC BẢN ĐỒ‌


Bản đồ 1: Bản đồ hành chính huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Bản đồ 2: Bản đồ hiện trạng tuyến, điểm du lịch huyện Xuyên Mộc 38

Bản đồ 3: Bản đồ tài nguyên du lịch huyện Xuyên Mộc 88

Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2

Bản đồ 4: Bản đồ hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc 92


MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ năm 1950 đến năm 2008, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng và là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng [24, tr 6]. Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, trở thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch thực sự đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh quốc phòng.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngành du lịch đã có những bước phát triển vững chắc với những thành tựu quan trọng: Số lượt khách và doanh thu du lịch tăng hàng năm; tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm quốc tế như: Festival Diều quốc tế; Giải Bóng chuyền Bãi biển nữ Quốc tế; Cờ vua Trẻ Thế giới 2008; Cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt thế giới 2009; Lễ hội Văn hóa Ẩm thực thế giới 2010; Vùng biển và ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu đã trở thành nơi tập trung các dự án du lịch của tỉnh, hình thành hành lang kinh tế du lịch liên hoàn…

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh, huyện Xuyên Mộc được đánh giá là không gian lãnh thổ có tiềm năng du lịch to lớn. Huyện Xuyên Mộc có hệ thống giao thông thuận lợi gắn kết với các đô thị trong vùng tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tài nguyên du lịch phong phú gắn với rừng, sông và biển. Tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật với di tích lịch sử tàu không số, chùa Bảo Tích, di tích vòng thành Đá Trắng mang đậm nét kiến trúc Chămpa cổ,… Trong đề án Điều chỉnh qui hoạch phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Xuyên Mộc thuộc cụm du lịch Bình Châu- Hồ Linh, là cụm du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, điều dưỡng chữa bệnh nổi bật của tỉnh và phía Nam. Huyện Xuyên Mộc có thể kết nối với Phước Hải- Long Hải-Vũng Tàu thành tuyến du lịch ven biển hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Đối với


huyện Xuyên Mộc phát triển du lịch có thể xem là công cụ, là đòn bẩy thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn thời gian và đảm bảo thành công cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa của huyện.

Tuy nhiên tốc độ phát triển ngành du lịch thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững. Các tài nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác toàn diện, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chủ yếu dựa vào lợi thế sẵn có về rừng, biển để thu hút du khách. Chất lượng lao động du lịch còn thấp, phần lớn lao động du lịch của huyện chưa qua đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, thiếu trình độ ngoại ngữ nên chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách cao cấp, chưa tạo được những phát triển đột phá để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Như vậy sẽ có nhiều vấn đề đặt ra và cần nghiên cứu như bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch, quản lí và tổ chức hoạt động du lịch như thế nào để ngành du lịch phát triển một cách bền vững. Trước yêu cầu của thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)”, với mong muốn vận dụng những kết quả học tập được trong thời gian qua của bản thân vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà, góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển bền vững ngành du lịch với tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả cao.

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục đích

- Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ du lịch để nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch ở một địa phương cụ thể: huyện Xuyên Mộc ( tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) .

- Đưa ra định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ du lịch nhằm phát triển du lịch của huyện theo hướng bền vững.


2.2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu những lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững.

- Điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, tài liệu, thông tin phục vụ việc đánh giá tài nguyên du lịch huyện Xuyên Mộc.

- Điều tra thực trạng và những tác động của hoạt động du lịch đối với tự nhiên và kinh tế- xã hội.

- Đưa ra định hướng và giải pháp hợp lý tổ chức lãnh thổ du lịch của huyện theo hướng bền vững.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn huyện Xuyên Mộc ( tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu).

- Về hình thức TCLT du lịch: Đánh giá các hình thức TCLT du lịch cấp huyện: điểm, khu, tuyến du lịch theo các tiêu chí có sẵn, đồng thời đánh giá tiềm năng, thực trạng, đưa ra giải pháp khả thi để phát triển du lịch của huyện.

- Giới hạn về nguồn tư liệu và bản đồ: Các số liệu về kinh tế- xã hội của huyện chủ yếu từ năm 2002 đến nay, các dữ liệu có sẵn (bản đồ qui hoạch đất …) do chi cục thống kê, phòng văn hóa –thể thao và du lịch, phòng nghiệp vụ, phòng lưu trữ, phòng tài nguyên và môi trường huyện Xuyên Mộc cung cấp.

-Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu từ năm 2002 đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài

3.1. Trên thế giới

Quá trình hình thành địa lí du lịch như một khoa học bắt đầu nửa sau những năm 1930 của thế kỉ XX. Đối tượng nghiên cứu mở rộng từ việc nghiên cứu địa lí các luồng du lịch cho đến nghiên cứu TNDL và phân vùng du lịch. Các công trình đầu tiên trong lĩnh vực địa lí du lịch tập trung nghiên cứu các luồng du lịch và khả năng khai thác các địa phương với mục đích tham quan, tìm hiểu, thăm dò thị


trường, tìm cơ hội truyền bá giáo lí. Điển hình là công trình của khoa du lịch Cracôp 1936-1939 thuộc trường Đại học Tổng hợp Iaghenlon.

Dẫn đầu trong lĩnh vực đánh giá tài nguyên và nghiên cứu TCLT du lịch là tác giả L.I. Mukhina, 1973; N. X Cadanxcaia, 1972; Sepherơ, 1973; các nhà địa lí cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lômônôxôp E.D Xnuanôva, V.B Nêphêđơva, LG Suitchencô; B.N Likhanôp, 1973 ( Liên xô cũ); Khostrowicki, 1970, Warszyncka, 1973 (Ba Lan), Mariôt, 1971; Sulawicoova 1973 CH Séc và Slovac. Các công trình của các nhà địa lí phương Tây cũng có nhiều đóng góp vào lĩnh vực đánh giá TNDL, điển hình là các công trình đánh giá và xác định các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nghỉ ngơi du lịch của Đavis 1971 ( Hoa Kì), Wolfe 1966, Helleiner 1972 (Canada).[13]

Các nhà địa lí Hoa Kì, Ca na da, Anh, CHLB Đức giải quyết những nhiệm vụ hẹp hơn như đặt trước các khu đất dành cho du lịch, tính toán hiệu quả sử dụng so sánh với đất nông, lâm nghiệp. Một khía cạnh khác của địa lí du lịch đã được đặt ra do những cơ cấu nhu cầu nhu lịch, sự phát triển nhanh chóng của loại hình nghỉ ngơi ven thành phố trong điều kiện đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Các công trình địa lí du lịch đi sâu nghiên cứu khía cạnh xã hội của địa lí nghỉ ngơi. Tiêu biểu là công trình V.X Preobragienxki, I.V Dorin, I.A Vêdênin 1972, Knatsch 1966, Wolfe 1972[13].

Các công trình nghiên cứu dưới khía cạnh địa lí xã hội cho thấy tính chất phức tạp của hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, song vẫn còn hạn chế nếu chỉ xem xét theo quan điểm tự nhiên hay quan điểm kinh tế khi giải quyết nhiệm vụ tổ chức lãnh thổ du lịch.

Trong những năm gần đây, khi lợi ích ngành kinh tế du lịch đem lại càng rõ rệt và những vấn đề có tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean Pie rre Jean- Lo zo to (1990) nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa lí Anh, Hoa Kì gắn nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trong giới hạn lãnh thổ một miền hay một vùng cụ thể.[13]


Nhìn chung, trên thế giới trong những năm gần đây có rất nhiều các công trình nghiên cứu về du lịch và TCLT du lịch. Các công trình này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới.

3.2. Ở Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, đòi hỏi các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cũng như các nhà quản lí phải chú ý đến việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch, trong đó có vấn đề TCLT du lịch.

Nhận thức được tầm quan trọng nói trên, các nhà khoa học, đi đầu là một số nhà địa lí chuyên nghiệp hàng đầu của đất nước đã có công trình nghiên cứu rất có giá trị. Khởi phát theo hướng gắn du lịch với địa lí học là công trình của Vũ Tuấn Cảnh với đề tài khoa học cấp Bộ: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam; tiếp sau đó, năm 1995, các tác giả Vũ Tuấn Cảnh cùng Lê Thông đặt vấn đề về công tác qui hoạch phát triển du lịch trong bài báo đăng trên tạp chí Du lịch và Phát triển với tiêu đề “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp qui hoạch du lịch. Các nhà địa lí Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương…đã giải quyết một số vấn đề quan trọng để định hướng phát triển ngành địa lí du lịch Việt Nam qua các tác phẩm: Tài nguyên du lịch ; Tổ chức lãnh thổ du lịch. Một số luận án tiến sĩ địa lí về đề tài du lịch đã được thực hiện, kết quả nghiên cứu được công bố, góp phần giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam. Đó là Đặng Duy Lợi (1992) với đề tài: Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và TNTN huyện Ba Vì ( Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”(1992); Nguyễn Thị Sơn với đề tài “ cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương” 2000,…[13]

Nổi bật trong các hoạt động nghiên cứu triển khai mảng đề tài du lịch là khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, gần đây là các khoa Du lịch thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Kết quả rất đáng khích lệ của sự hợp tác giữa nhà trường và Viện nghiên cứu cũng như các địa phương là thúc đẩy sự


quan tâm của các nhà khoa học mà sản phẩm trí tuệ của họ thể hiện qua một số công trình có tầm cỡ chiến lược đối với phát triển du lịch ở nước ta. Trong số các công trình đó phải kể tới: Nguyễn Minh Tuệ (1992); Phương pháp xác định mức độ tập trung các di tích lịch sử, văn hóa theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lí du lịch; Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam; Địa lí du lịch của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1997), NXB TP Hồ Chí Minh; Địa lí du lịch Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010), NXB Giáo Dục Việt Nam. Các công trình này đã đưa ra được các tiêu chí để xác định mức độ tập trung các di tích lịch sử, đánh giá về tài nguyên nhân văn phục vụ cho mục đích du lịch biển. Đặc biệt trong cuốn Địa lí du lịch Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010), NXB Giáo Dục Việt Nam đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu trong luận án như các khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, các nhân tố ảnh hưởng, tổ chức lãnh thổ du lịch…

Không dừng lại những vấn đề trên đất liền, ngay từ những năm đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX, các nhà địa lí với tầm nhìn của mình đã quan tâm tới vấn đề du lịch biển. Tiêu biểu là đề tài: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ thống du lịch biển Việt Nam ( Đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993- 1995); Nguyễn Minh Tuệ với đề tài nhánh KT 03-18 “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam”. Những công trình nghiên cứu trên đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch trên phạm vi cả nước. Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề thuộc các phạm trù như đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở lý luận của TCLT du lịch, hệ thống phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch…Những nội dung đó giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn.

Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, báo cáo có giá trị của các nhà nghiên cứu như: Xây dựng cảnh quan văn hóa phục vụ du lịch ( Đặng Duy Lợi, 1992), đã đề cập đến việc xây dựng các cảnh quan văn hóa…Du lịch sinh thái ở Việt Nam, tiềm năng và triển vọng ( Phạm Xuân Hậu, 2000) đã đi sâu vào phân tích những tiềm năng và triển vọng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Du lịch cộng đồng tại làng cá


Vân Đồn Quảng Ninh (Đỗ Thị Minh Đức, 2007) cũng đã đề cập đến một loại hình du lịch có ý nghĩa lớn đối với vùng làng cá nghèo Vân Đồn, loại hình này có thể giúp cho người nghiên cứu liên tưởng tới Xuyên Mộc, với những làng chài nghèo, có thể phát triển được loại hình du lịch này. TS – KTS Lê Trọng Bình, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, đã đánh giá tổng quan về TCLT du lịch trong báo cáo với đề tài ‘Thự c trạng và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” với những tư liệu quý và nhận xét sắc sảo[5]. Trong báo cáo này, tác gỉa đã tổng kết được các kết quả về TCLTDL Việt Nam và các giải pháp thực hiện. Công trình này giúp cho người nghiên cứu có cách nhìn , đánh giá sâu sắc và toàn diện hơn về TCLT du lịch ở huyện Xuyên Mộc.

Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng như các hoạt động thực tiễn phát triển du lịch không chỉ có tầm quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước, mà còn là nguồn lực mới mẻ, mạnh mẽ tiếp sức cho khoa học địa lí gắn mình với thực tiễn cuộc sống của xã hội, của đất nước, đem lại cơ hội mới cho địa lí học đổi mới và phát triển.

3.3. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch như: “ Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” của Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam (OSC Việt Nam)[5 ]; Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020…Đặc biệt tại địa bàn nghiên cứu của huyện, đã có một số công trình: Dự án phát triển DLST ở khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu giai đoạn II của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu (2002- 2006) của Sở NN& PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu[10 ], Luận văn thạc sĩ: Đáng giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu- Phước Bửu ( tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu) (2009, Nguyễn Thị Hồng )[10], Qui hoạch phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Phân viện qui hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam- Viện kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn-Bộ Xây Dựng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023