Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 7


khung cửa,… dưới con mắt nhìn của M. Rama. Không gian đời sống xã hội được thu hẹp lại thành không gian gia đình, không gian hàng quán vỉa hè, thậm chí là không gian đời tư, không gian cá nhân “sự riêng tư trên xe máy… người ta có thể làm tất cả những gì cần làm trên xe máy kia, kể cả một giấc ngủ” [10,65]. Trong những không gian nhỏ, hẹp, tác giả đem đến cho người cái nhìn cụ thể, tường tận hơn về những nét văn hóa trong cuộc sống thường nhật của người dân thành thị. Từ cách ăn, cách mặc, cách nói năng, đi đứng đến những thói quen thường ngày đều được miêu tả chân thực, sống động. Người đọc có thể cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn, sự hào hứng, lo âu, tiếc nuối của con người nơi đây. Nếu M. Rama gây ấn tượng qua không gian nhỏ hẹp thì Thạch Lam lại tái hiện một không gian vô cùng đặc biệt. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, mỗi món lại tỏa ra một không gian văn hóa riêng, quây quanh người bán, người ăn, người chế biến, khung cảnh và cả thời gian người ta thưởng thức những quà hàng rong. Tác giả đã rất thành công khi tạo dựng không khí giao giữa người làm, người bán với người mua, người thưởng thức. Từ đó, nhà văn khắc họa một Hà Nội với vẻ đẹp rất riêng, rất đỗi bình yên, gần gũi, quen thuộc. Không gian văn hóa ngấm trong hương vị các món ăn, những thức quà của người Hà Nội xưa.

Có thể thấy, những không gian nhỏ được đặt xen kẽ trong không gian lớn thể hiện sự quan sát vừa mang tính khái quát, vừa cụ thể, chi tiết, tinh tế. Cách lựa chọn không gian nghệ thuật độc đáo phần nào thể hiện con mắt tinh tường cũng như tài năng của Thạch Lam và M. Rama. Cuộc sống người Hà Nội giống như một bức tranh khổ lớn mà mỗi tác giả đã dành trọn vẹn tâm huyết, tình cảm của mình để sáng tạo nên những mảng thật đẹp, thật ấn tượng.


3.2. Ngôn ngữ

Trong văn chương, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, góp phần vào sự thành công của tác phẩm. Ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là chất liệu thể


hiện tính đặc trưng của văn học. Đồng thời nó là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Cả hai tác giả Thạch Lam và Martín Rama đều lấy chất liệu từ hiện thực đời sống con người Hà Nội để phản ánh những nét văn hóa trong đời sống ấy. Bởi vậy, ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm rất giản dị, đời thường, gần gũi, dễ hiểu.

Nhà văn Thạch Lam được biết đến với văn phong nhẹ nhàng, lôi cuốn. Mỗi tác phẩm giống như một bài thơ mà mọi hình ảnh, sự vật, sự việc thường được thi vị hóa nhưng vẫn giữ được vẻ giản dị, mộc mạc. Tác giả vốn được biết đến là một con người tinh tế và nhạy cảm. Ông đã bộc lộ những xúc cảm qua vốn ngôn ngữ phong phú mà trong sáng, giản dị, đời thường như chính con người mình.

Đọc Hà Nội băm mươi sáu phố phường của Thạch Lam, chúng ta như bị cuốn hút vào thứ ngôn ngữ tả tình, tả cảnh đặc sắc. Dưới ngòi bút của ông, những thứ nhỏ nhặt, vô tri cũng có tâm hồn riêng, đời sống riêng nhưng lại rất gần gũi với đời sống thường ngày. Khi miêu tả, ông sử dụng đa phần là từ thuần Việt, đơn giản, dễ hiểu. Từ “những phố gạch thẳng, rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng” [6,13], “cho đến cả ba chữ “Ngọc Sơn Tự” bằng sắt, dán trên một tấm lưới cũng sắt, và có hoa lá cũng sắt nốt”. Hay những bóp cảnh sát được tác giả ví “như là một cái hòm vuông bốn góc thẳng cạnh, có cửa vào (tất nhiên) và cửa sổ” [6,18]. Viết về kiến trúc cảnh quan nhưng Thạch Lam lại mô tả qua những ngôn từ rất đời thường, những người không am hiểu về lĩnh vực này cũng có thể dễ dàng hình dung ra. Đặc biệt hơn khi tái hiện những thức quà Hà Nội, Thạch Lam đã cho thấy sự khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, bình dị mà tao nhã. Khi nhận xét về món ăn, ông thường đưa vào những câu nói rất đời thường như: “ngon mà đậm thế”, “Ờ, cái xôi vừng mỡ… Mà có đắt gì đâu!”, “Chả còn gì ngon hơn bát phở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.


như thế nữa”, “Tưởng đắt hàng là phải”,… Những người bán hàng hiện lên trong trang văn của Thạch Lam với tất cả những nét giản dị, tác giả gọi tên họ gắn với mặt hàng họ buôn bán hoặc tên phố họ sinh sống, làm ăn hay dấu hiệu nhận biết đặc trưng về họ. Đó là bà già trên Yên Phụ, bà đội thúng ngô, cô hàng cơm nắm, anh phở Trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ dạ, anh phở Cao, cô hàng bún ốc, người bán hàng lục tàu xá, người bán chè sen, cô gái Vòng,… Khắc họa cuộc sống buôn bán nhưng Thạch Lam không sử dụng ngôn ngữ chát chúa, gay gắt, xô bồ mà rất giản dị, đời thường. Ông lựa chọn những ngôn từ giản dị, trong sáng nhưng sâu lắng, đằm thắm, thấm đượm tình người khi ngợi ca những giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Thạch Lam rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Hà Nội xưa. Trong tác phẩm xuất hiện nhiều từ mang tính khẩu ngữ nhưng có tính biểu cảm cao như: gớm, úi chà, đấy tôi lạ gì, hẳn vậy, tất nhiên, chết thật,… Ngôn ngữ thân thuộc, giản dị khiến người đọc cảm nhận những vẻ đẹp văn hóa Hà Nội xưa rất chân thực.

Văn hóa Hà Nội qua góc nhìn của Thạch Lam và Martín Rama - 7

Với Hà Nội, một chốn rong chơi, M. Rama cho rằng: “Đây không phải một cuốn sách mang tính học thuật, cũng không hẳn là một cuốn cẩm nang, mà là những ghi chép của cá nhân tôi. Tác phẩm được xây dựng bởi tình yêu của tôi dành cho Hà Nội. Bản dịch ra tiếng Việt cũng chính là bản dịch đầu tiên của tác phẩm, mà tôi dành tặng cho chính những người Hà Nội”. Tác giả yêu Hà Nội, yêu Việt Nam và ông muốn đem món quà được làm từ tất cả tình yêu, lòng nhiệt thành gửi tặng đến những người trên dải đất hình chữ S này. Ông gọi Hà Nội là “nàng” một cách đặc biệt và trìu mến. Với nhà văn, Hà Nội giống như một người con gái đẹp mà người ta dễ dàng bị quyến rũ bởi sự duyên dáng, không lí giải được. Tuy ngôn từ Rama sử dụng trong tác phẩm Hà Nội, một chốn rong chơi ít nhiều thiên về ngôn ngữ chuyên ngành hơn nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự dung dị trong


ngôn từ khi ông tái hiện lại lối sống của người Hà thành hiện đại. Ông am hiểu văn hóa người Hà Nội, sử dụng khá linh hoạt và hợp lý những từ ngữ khắc họa nhịp sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội. Ông miêu tả rất sinh động cuộc sống thường nhật của người dân thủ đô: “giao thông ở đây là một mớ hỗn độn. Nhưng nó giống như một dòng sông, nhẹ nhàng chảy và luồn lách qua các chướng ngại vật. Người đi bộ muốn băng qua đường, chỉ cần hòa mình vào cái dòng chảy ấy, và bước đi, chậm mà dứt khoát”, “những công trường xây dựng hai bên hè phố cũng hỗn độn không khác gì giao thông dưới lòng đường”, “hè phố… ngoài việc là một bãi đỗ xe ngẫu hứng… còn là nơi diễn ra vô số những sinh hoạt mà ở nơi khác người ta chỉ thực hiện trong nhà. Nấu nướng, và trên hết là ăn uống” [10,26],… Nhịp sống gấp gáp, vội vã của những con người hiện đại được thể hiện sinh động dưới ngòi bút của tác giả. M. Rama gây ấn tượng khi tái hiện lại khoảnh khắc yêu đương của người Hà Nội: “trên cuốc xe lãng mạn, nếu nàng cầm lái sẽ hợp lí hơn… chàng có thể ôm trọn nàng từ phía sau, tay đặt hờ lên hông nàng, mân mê sợi dây gợn lên từ đồ lót của nàng và mơ màng đến những giây phút gần gũi hơn nữa.” [10,65]. Dưới con mắt của tác giả, đôi lứa thể hiện tình yêu muôn màu muôn vẻ ở bất cứ đâu, “chỉ một chiếc xe cà tàng” mà chàng chở nàng đi khắp phố. Không thể phủ nhận tài năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ khiến tác phẩm của Rama hiện ra trước mắt người đọc thật sinh động. Ông miêu tả cuộc sống sinh hoạt thông qua những từ ngữ gần gũi, quen thuộc của người dân địa phương: khu ổ chuột, gia đình tiên tiến, tăng gia,… hay cách miêu tả đầy chất tạo hình: buồn bã và hom hem, tất bật trên chiếc xe máy, mù mịt khói xe và bụi đường, chồng lên nhau bất tận trông chẳng khác bãi rác chiều thẳng đứng,… Tác giả thông thạo cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt, tạo nên các hình ảnh thân thuộc với cuộc sống thường nhật.


Không chỉ sử dụng ngôn ngữ đời thường, giản dị, Thạch Lam và M. Rama cũng thể hiện sự chọn lọc và trau chuốt ngôn từ trong tác phẩm của mình. Nhà phê bình Văn Giá đã từng nhận xét: “Trước miếng ăn, Thạch Lam như một thi nhân” [14,68]. Nhà văn như rong ruổi khắp nẻo đường, con phố Hà Nội, quan sát, ngắm nghía, nếm thử rồi ngẫm nghĩ về những thức quà kì diệu. Nói như Khái Hưng, ông là “một nghệ sĩ về khoa thẩm vị”. Ông đặc tả một cách kĩ lưỡng, tinh tế và gợi cảm từng món ăn từ hình thức đến hương vị của nó. Với tác giả, những cái tầm thường, nhỏ nhặt được “khoác lên bộ áo nghệ thuật”. Ẩm thực không chỉ là thức ăn mà còn là thứ để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và ngợi ca bởi nó chứa đựng bao tinh hoa văn hóa. Cách miêu tả khéo léo nhưng sắc sảo của Thạch Lam khiến người dù chưa có cơ hội nếm thử món ngon Hà Nội cũng như đang được thưởng thức và say đắm với hương vị của nó thông qua những từ ngữ mang tính gợi hình.

M. Rama không đi sâu vào ẩm thực Hà Nội nhưng lại viết rất hay về kiến trúc cảnh quan đường phố Hà Nội với ngôn ngữ sắc bén, chuẩn xác. Đọc những trang văn của ông, ta như đi vào một công trình nghiên cứu khoa học thực thụ. Rama đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội nhưng không xô bồ mà được sắp đặt, lí giải hệ thống bằng kiến thức khoa học. Tác giả am hiểu tường tận về những phong cách kiến trúc, từ nguồn gốc, sự hình thành, phát triển ở Việt Nam và các trào lưu, ảnh hưởng tới cảnh quan Hà Nội. Ở những chương đầu tiên, ông sử dụng các từ ngữ chuyên ngành kiến trúc cảnh quan như Art Déco để nói về nghệ thuật trang trí; phong cách Beauxt Arts khi thể hiện sự ảnh hưởng của mĩ thuật tới kiến trúc đường phố, nhà ở; phong cách Neo - regional khi bàn luận về những căn biệt thự phố cổ;… Thông qua sự xuất hiện dày đặc những từ ngữ như: ý tưởng, họa tiết, thiết kế, phong cách kiến trúc, mĩ thuật ứng dụng,… trước mắt người đọc, tác giả như một chuyên gia về kiến trúc cảnh quan. Với cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén, chuẩn xác,


Rama đưa người độc giả đến sự hình dung rò nét hơn về các công trình ghi dấu thời đại, lịch sử, văn hóa.

Sự sáng tạo không ngừng và sức ảnh hưởng của chữ Quốc ngữ thể hiện qua những trang văn của Hà Nội băm mươi sáu phố phường. Đây chính là chất liệu để Thạch Lam tạo nên một kiệt tác. Qua đó, ông đưa tiếng Việt lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện phong phú và đa dạng. Thạch Lam dường như tách biệt hoàn toàn với ngôn ngữ văn chương vay mượn, mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng, vượt qua rào cản của sự giao thoa ngôn ngữ trong giai đoạn giao thời, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà. Với Martín Rama, bằng cái nhìn rộng mở và tình yêu Hà Nội đã giúp ông rất thành công trong việc diễn đạt ngôn từ chuẩn xác, tinh tế.


3.3. Giọng điệu

Giọng điệu là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm và góp phần hình thành phong cách nhà văn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [5,80]. Đọc Hà Nội băm mươi sáu phố phường Hà Nội, một chốn rong chơi ta bắt gặp nhiều giọng điệu khác nhau, khi thì nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình, lúc lại hóm hỉnh, hài hước, ngợi ca, tự hào.

Trước hết là giọng điệu thủ thỉ, tâm tình. Văn phong của Thạch Lam giống như những ý thơ đẹp, nhẹ nhàng đi vào lòng người. Ông miêu tả mỗi món ăn giống như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi mà hòa quyện, lắng đọng trong từng câu chữ. Đó là khi ông miêu tả về Cốm: “cái mùi thơm phức


của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào đó cái mùi hơi ngát của lá sen già…” [6,50]. Những đoạn văn nói về chợ mát ban đêm: “những gánh hàng nặng trĩu và kẽo kẹt trên vai, theo cái đưa đẩy có nhịp của bước đi… những thức hàng mong manh ấy không thể đợi được ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa…”. Giọng văn của Thạch Lam nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương khi miêu tả những người lao động bình dân “cứ trông cái thân người uốn cong dưới gánh nặng, chúng ta biết ngay là những người cần lao và chịu khó, quen đi với những công việc nhọc nhằn, và nhẫn nại, ít nói trên mẩu đất” [6,61]. Đó là hình ảnh của bà đội thúng ngô, “tay thủ vào cái áo bông”, cô hàng ốc “tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm”, bà phở gánh trong nhà thương tốt bụng,… Nhà văn thông qua cách nói thủ thỉ, tâm tình bộc lộ sự trân trọng, yêu mến những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc.

Trong Hà Nội một chốn rong chơi M. Rama thể hiện giọng điệu tự hào, chân thành: “Theo một cách nào đó, thời tiết Hà Nội giống như tính cách một cô gái, xinh đẹp nhưng khó tính”, “mùa thu cũng là mùa cưới ở Hà Nội” khi mà khắp những phố phường là hình ảnh của các cô dâu, chú rể “váy áo lộng lẫyđể ghi lại tình yêu và hạnh phúc”, “ban ngày cuộc sống phơi bày trên hè phố, còn ban đêm thì tình yêu lại thăng hoa trên yên xe”,… Giữa cái xô bồ, náo nhiệt của kẻ bán, người mua, tác giả nhẹ nhàng khẳng định: “chắc chắn là chợ truyền thống luôn có sức sống bền bỉ và mãnh liệt, vì đó là nơi người ta gặp nhau và trò chuyện”. Ông viết về Hà Nội như giống như đang tâm sự với một người con gái Hà thành đẹp, duyên dáng. Bởi thế, ông gọi thành phố một cách thân mật, trìu mến là “nàng”. Chính tình yêu và sự gắn bó với Hà Nội là dòng chảy xuyên suốt để tác giả viết nên những lời văn tràn đầy cảm xúc tâm tình.


Ngay từ đầu tác phẩm, Rama đã khẳng định: “Cuốn sách này là sản phẩm của tình yêu”. Dưới con mắt của ông, thủ đô hiện lên theo chiều dài của lịch sử, qua những không gian, kiến trúc độc đáo được ghi lại bằng sự tự hào. Từ những hình ảnh giản dị như hè phố, vườn hoa, công viên, những con đường rợp bóng mát đều được ông trân trọng: “Hà Nội xanh hơn rất nhiều thành phố khác ở Đông Á”. Cũng giống như nhà văn Nguyễn Tuân, ông đánh giá phở là món ăn tinh tế, “quốc hồn quốc túy”. Những hình ảnh đời thường của thành phố đều khiến tác giả trân quý và tự hào. Đó là các kiểu kiến trúc pha trộn từ nhiều phong cách khác nhau nhưng vẫn in dấu nhiều giá trị truyền thống, là những xe hoa của người bán hàng rong vẫn miệt mài tô điểm cho thành phố thêm rực rỡ, thơ mộng. Với giọng điệu chân thành, chan chứa tình cảm, ta thấy Rama như là một người con gắn bó thân thiết với Hà Nội. Nếu

M. Rama bày tỏ niềm tự hào qua kiến trúc, không gian văn hóa hiện đại xen lẫn cổ xưa của phố phường Hà Nội thì Thạch Lam lại thể hiện sự tự hào lắng đọng, đúc kết ở các thức quà. Nhà văn say sưa kể, miêu tả tỉ mỉ hình thức, hương vị của từng thức quà. Ông yêu quà và yêu cả những người làm quà, người bán quà. Cùng với Rama, Thạch Lam cũng tự hào, dành nhiều lời ca tụng cho phở - món ăn được coi là “quốc hồn quốc túy”. Trong những trang văn của ông, ẩm thực Hà Nội hiện lên đa dạng, phong phú, mỗi món ăn là một câu chuyện riêng, hương vị riêng, ý nghĩa riêng. Viết về Cốm, Thạch Lam cho rằng đây là “thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam” [6,49]. Từ hàng bún ốc, bún chả, bánh cuốn, hàng xôi, hàng nước… đến những thức quà giản dị như cơm nắm, giầy giò, bánh dẻo Cự Hương, bánh bột lọc, bánh khảo, kẹo lạc,… tất cả đều hiện lên qua giọng điệu trân trọng, yêu mến, ngợi ca. Thạch Lam đang

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí