Đánh Giá Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch An Giang

Giang, ấn phẩm du lịch, ẩm thực, các hoạt động của doanh nghiệp du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi hội thảo, hội chợ, lễ hội..., chú trọng đến các sản phẩm du lịch mới như du lịch cộng đồng và du lịch mùa nước nổi.

2.3.5. Lao động du lịch‌

Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch An Giang gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Bảng 2.10: Nguồn nhân lực du lịch An Giang từ 2005 - 2009


Nguồn Viện NCPT Du lịch Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch An Giang qua các năm 1

(Nguồn: Viện NCPT Du lịch)

Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch An Giang qua các năm đều có sự gia tăng, tuy nhiên nguồn lao động chưa qua đào tạo lại chiếm số lượng cao trong tổng số, còn lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng lại không đáng kể, đây là mặt bằng chung cho nguồn nhân lực du lịch của An Giang nói riêng và cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Do từ trước đến nay mặt bằng dân trí của vùng còn thấp so với cả nước nên kéo theo nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế cũng thấp, trong tương lai An Giang muốn phát triển mạnh ngành du lịch cần phải đầu tư đào tạo nguồn nhân lực từ các cấp một cách đồng bộ, có như vậy mới đem lại hiệu quả cao.

2.3.6. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch An Giang‌

Được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan đặc thù với núi rừng, sông nước và nhiều di tích văn hóa lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật thuận lợi để phát triển du lịch. Với vị trí nằm ở thượng nguồn sông Mê Kông, giao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.


65

thông thủy bộ đều thuận tiện thông thương trong tỉnh và liên vùng, với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có các cửa khẩu quốc tế, là điều kiện để An Giang phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn một cách toàn diện, trong tương lai An Giang sẽ là cầu nối đồng thời là trung tâm để quan hệ với tiểu vùng sông Mê Kông gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khác.

So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói An Giang đã và đang khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương với những loại hình du lịch hấp dẫn để thu hút du khách, riêng các tour, tuyến trên địa bàn đã được kết nối thành tour, tuyến liên hoàn trong và ngoài tỉnh. Với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hóa lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trải đều trên khắp tỉnh đã được Bộ văn hóa công nhận và xếp hạng, với hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước, khám phá tập quán sinh hoạt trên sông của dân bản địa.

Trong các năm qua lượng khách đến các khu, điểm du lịch đều tăng và duy trì ở mức ổn định, lượt khách tham quan các khu, điểm du lịch trung bình hàng năm ước tính khoảng 4 triệu lượt khách. Vì thế, trong những năm gần đây An Giang đã có nhiều cố gắng, nổ lực để phát triển du lịch nhằm xây dựng An Giang trở thành điểm đến của Đồng bằng sông Cửu Long đón chào khách du lịch trong và ngoài nước. Cụ thể, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn đã quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng qui mô kinh doanh của đơn vị, nhằm khai thác tiềm năng đặc trưng của cảnh quan môi trường sinh thái, sinh hoạt văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống, các sự kiện du lịch có qui mô lớn của tỉnh,...

Trên cơ sở xác định phát triển du lịch là một thế mạnh của tỉnh, nên An Giang đã tập trung đầu tư, khai thác để phát triển rộng các khu di tích văn hóa lịch sử như: núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp, khu lưu niệm Bác Tôn, khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư,... Các hoạt động du lịch An Giang hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của du khách đến với tỉnh, đây là bước chuyển biến tích cực trong hoạt động của ngành, đó là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa tự nhiên và văn hóa xã hội. Tuy nhiên, điểm hạn chế là lao động du lịch còn chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, các doanh nghiệp chưa chủ động và có kế hoạch đào tạo cụ thể, chưa bồi dưỡng tốt cho nguồn nhân lực du lịch. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên

môn nghiệp vụ còn yếu, thiếu, chưa theo kịp nhu cầu phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên làm công tác phục vụ khách du lịch. Một hạn chế khác là An Giang chưa thu hút được sự đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực du lịch do điều kiện về vị trí, cơ sở hạ tầng, cơ chế, thủ tục hành chính,.. còn khó khăn.

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH AN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG‌


3.1. Cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang‌

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững Đồng bằng sông Cửu Long‌

Hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn đem đến cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nhiều cơ hội cho sự phát triển. Hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2020, cùng với làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long, kèm theo đó là số lượng khách quốc tế đến Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau sẽ ngày một gia tăng. Trong xu thế hội nhập, khi hàng không và hàng hải của Đồng bằng sông Cửu Long được đáp ứng đầy đủ thì không gian phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn bó hẹp trong vùng Nam Bộ, các liên kết vùng không chỉ dừng lại ở mối liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh hay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mà còn được mở ra không gian rộng lớn của khu vực ASEAN với 600 triệu dân, và rộng hơn nữa, theo luồng hàng hải nối liền Đông - Tây, vành đai Thái Bình Dương...

Hướng tới mục tiêu phát triển một ngành du lịch bền vững mang thương hiệu Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam đang hoàn thiện đề án "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và Tầm nhìn 2030"; đề án "Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020". Theo đề án này ngành du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long được ưu tiên phát triển hàng đầu, trong đó chú trọng phát triển du lịch bền vững. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã thông qua quy hoạch phát triển du lịch chung cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo định hướng các đề án trên, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch sau:

- Du lịch sinh thái dã ngoại cảnh quan thiên nhiên gắn với vùng sông nước, miệt vườn.

- Du lịch cộng đồng trên cơ sở phát triển làng nghề cổ truyền với nhiều lễ hội truyền thống đặc trưng.

- Du lịch tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử, du lịch hành hương tín ngưỡng.

- Du lịch công vụ, thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm.

Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững chung, đó là sự hài hòa giữa môi trường, kinh tế và xã hội. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội toàn vùng một cách bền vững.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh An Giang‌

Theo định hướng phát triển các ngành kinh tế của An Giang, tỉnh đã xác định: "Phát triển du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành, mở rộng tour tuyến để tăng nguồn thu cho ngành du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững".

An Giang là thành phố lớn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng du lịch tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Ngành kinh tế du lịch An Giang có điều kiện phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Phát triển ngành du lịch An Giang trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính sau:

- Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố xứng đáng là trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển du lịch An Giang trên quan điểm bảo vệ cảnh quan, sinh thái, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại...

- Nhận thức đúng mức vị trí, tầm quan trọng của du lịch trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của một thành phố lớn thuộc khu vực Đồng bằng

sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tăng cường đầu tư cả nhân lực, tài lực và cơ chế chính sách để thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Phát triển du lịch bền vững, theo đúng quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch hội nghị hội thảo, đi đôi với phát triển nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện đại hấp dẫn để thu hút du khách.

- Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

- An Giang cần mở rộng các tuyến du lịch quốc tế thu hút khách thuộc khối ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á - Thái Bình Dương, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch bao gồm du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị,...

- Với vị trí quan trọng về mặt địa lí cũng như vị trí trong nền kinh tế khu vực, tài nguyên du lịch phong phú, An Giang cần tổ chức các loại hình du lịch chủ yếu như sau:

+ Du lịch công vụ, thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm.

+ Du lịch tham quan, nghiên cứu sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

+ Du lịch văn hóa lễ hội và tâm linh.

+ Du lịch nghỉ dưỡng thể thao, vui chơi giải trí.

+ Du lịch mua sắm.

+ Du lịch sinh thái, cắm trại.

Như vậy, theo định hướng phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông cửu Long và định hướng phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang, có thể thấy các định hướng này đều tập trung phát huy các thế mạnh của địa phương để xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững.

Dựa trên cơ sở các định hướng này, chúng tôi đề ra một số định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch và giải pháp để thực hiện các giải pháp này như sau.

3.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh An Giang‌

3.2.1. Xây dựng các trung tâm, tuyến, điểm du lịch‌

Để khai thác hết tất cả các tài nguyên du lịch của An Giang, cần tập trung phát triển các khu du lịch sẵn có, đồng thời cũng phải phát triển các trung tâm du lịch, khu du lịch mới.

Quy hoạch phát triển các trung tâm, khu du lịch mới dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng khu. Hình thành các trung tâm và khu du lịch sau:

- Quy hoạch các trung tâm phát triển du lịch:

+ Trung tâm du lịch thành phố Long Xuyên: Nơi đây là trung tâm - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh nên có nhiều điều kiện để phát triển mạnh ngành du lịch. Với vị trí gần trung tâm và nằm trong vùng trọng điểm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long nên có rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch, là nơi trung chuyển của các tour du lịch trong khu vực.

Trung tâm du lịch thành phố Long Xuyên sẽ là điểm đến đầu tiên của du khách khi đến An Giang, vì vậy cần xây dựng mới, tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho ngành du lịch. Một số vấn đề cần được quan tâm như:

Tu bổ lại hệ thống giao thông vận tải trong nội ô thành phố như đường bộ, hệ thống các bến xe, bến tàu, sân bay. Bên cạnh đó nên phát triển một số phương tiện giao thông mới đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và bảo vệ môi trường như: xích lô, xe ngựa, xe đạp,...

Nâng cấp và xây mới các khách sạn, nhà hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, trong đó đặc biệt chú ý xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ tổ chức các hội nghị trong nước và quốc tế.

Cần xây dựng các khu vui chơi, giải trí mang tầm cỡ khu vực và quốc gia. Đặc biệt nên chú trọng đầu tư các khu tập luyện thể dục thể thao để phục vụ các đại hội thể thao của khu vực.

+ Trung tâm du lịch thị xã Châu Đốc: Châu Đốc là trung tâm - kinh tế - văn hóa - xã hội lớn thứ hai của An Giang, nơi đây cũng tập trung nhiều tài nguyên du lịch: khu du lịch núi Sam, làng cá bè trên sông, làng chăm,... Bên cạnh đó, Châu Đốc nằm gần

biên giới CamPhuChia, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu và xây dựng các tour du lịch trong và ngoài nước.

- Hình thành và phát triển hai khu du lịch mới là khu du lịch Cù Lao Giêng và khu du lịch kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương. Cơ sở để xây dựng hai khu du lịch này là dựa trên các tài nguyên du lịch vốn có ở khu vực này:

+ Khu du lịch Cù Lao Giêng: Nằm trên sông Tiền với chiều dài 12km, chiều rộng 7km thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, nhiều tôm, cá và nhiều loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hóa và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia.

+ Khu du lịch Vĩnh Xương: Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương, thuộc huyện Tân Châu, nằm phía bắc tỉnh An Giang, giáp ranh với huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Nơi đây có những thuận lợi nhất định để phát triển du lịch như: có vị trí tiếp giáp với Camphuchia, khu gian hàng thương mại, khu kho ngoại quan, khu quản lý cửa khẩu, cảng sông, cửa hàng miễn thuế, trạm xăng, khu dịch vụ, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

- Phát triển các tuyến du lịch trong tỉnh và liên kết với bên ngoài:

+ Các tuyến du lịch trong tỉnh:

Tuyến Long Xuyên - Làng Du lịch Mỹ Hòa Hưng - Làng mộc Chợ Thủ với các điểm tham quan chính: tham quan các di tích lịch sử thuộc thành phố Long Xuyên, đi thuyền trên sông đến làng du lịch Mỹ Hòa Hưng, tham quan khu lưu niệm Bác Tôn, du lịch miệt vườn, thăm làng mộc Chợ Thủ.

Tuyến Long Xuyên - Khu du lịch Tức Dụp - Ba Chúc - Cửa khẩu Tịnh Biên - Khu Du lịch Núi Cấm,... với các điểm tham quan du lịch chủ yếu: tham quan các di tích lịch sử thuộc thành phố Long Xuyên, di tích lịch sử đồi Tức Dụp, Ba Chúc, tham quan, mua sắm ở cửa khẩu Tịnh Biên, tổ chức các hoạt động leo núi trên Núi Cấm,...

Tuyến Long Xuyên - Châu Đốc - Làng chăm Đa Phước - Làng dệt Châu Phong

- làng Chiếu Tân Châu - cửa khẩu Vĩnh Xương với các điểm tham quan: tham quan các di tích lịch sử thuộc thành phố Long Xuyên, du ngoạn khu vực Núi Sam, thăm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023