Tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang theo hướng phát triển bền vững - 11

3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ du lịch

- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch:

+ Để du lịch trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, ngoài việc xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ, tỉnh và các địa phương cần đầu tư hơn nữa cho du lịch, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

+ Đối với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, tỉnh nên ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch của Tổng cục Du lịch, ngân sách tỉnh, nguồn vốn ODA.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, thương nhân, các tổ chức để phát triển đa dạng về du lịch.

- Các dịch vụ hỗ trợ du lịch:

Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển như: hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn để sản xuất tại chỗ các hàng lưu niệm mang bản sắc của từng vùng, từng miền trong tỉnh phục vụ khách du lịch, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư.

3.3.7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch‌

- Tăng cường công tác nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ du lịch mới, tiên tiến của quốc tế để áp dụng cho du lịch tỉnh nhà.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ xanh trong các dự án đầu tư phát triển du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

3.3.8. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch‌

- Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả.

Tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang theo hướng phát triển bền vững - 11

- Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ cấp tỉnh đến các địa phương, nhất là tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan quản lý về du lịch cấp tỉnh tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch, thanh tra du lịch.

- Cải cách hành chính trong cấp giấy phép đầu tư cũng như trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được triển khai đúng tiến độ.

- Cương quyết thu hồi giấy phép đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đối với những dự án phát triển du lịch đã quá thời hạn nhưng không triển khai xây dựng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận‌

Có thể thấy rằng An Giang có nhiều tài nguyên tự nhiên hơn các tỉnh khác trong vùng, là một thành phố ven sông Hậu, có hệ thống cồn, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, có màu xanh của những cánh đồng lúa mênh mông và vườn cây trái bốn mùa trĩu quả đã tạo cho vùng đất này một cảnh quan thiên nhiên với một môi trường sinh thái trong lành, thơ mộng. Ngoài những nét đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì tỉnh An Giang cũng có một số tài nguyên du lịch đặc trưng mà không phải tỉnh nào trong khu vực cũng có được. Đó là địa hình đồi núi, vị trí tiếp giáp biên giới, ngập lũ vào mùa nước nổi,... Các yếu tố này đã tạo nên một nét rất riêng trong phát triển du lịch của An Giang so với các tỉnh còn lại trong khu vực.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi khách quan lẫn chủ quan thì du lịch thì việc tổ chức khai thác phát triển du lịch ở An Giang cũng còn một ít khó khăn. Nhiều tài nguyên vẫn đang còn nằm trong dạng tiềm năng chưa được khai thác hết. Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho ngành du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch, nên sản phẩm du lịch sinh thái nhìn chung còn đơn điệu, trùng lấp giữa các khu du lịch, dễ gây nhàm chán cho khách và khó có thể cạnh tranh được với các tỉnh lân cận. Trình độ chuyên môn, quản lý của một số cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ hướng dẫn viên được đào tạo nghiệp vụ về du lịch thật sự còn yếu và thiếu về chuyên môn, do đó chưa đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch cũng như nhịp độ phát triển của ngành.

Du lịch tỉnh An Giang đã và đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế dựa trên các tài nguyên du lịch đặc trưng. Với sự phát triển đó, An Giang xứng đáng là một thành phố thuộc á vùng du lịch Nam Bộ, là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò trung chuyển khách từ các tỉnh, thành đến đồng bằng sông Cửu Long (từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Tóm lại, du lịch An Giang có nhiều tiềm năng cần đầu tư và phát triển, để thực hiện được điều này cần có sự kết hợp nhiều biện pháp từ các sở, ban, ngành, cơ quan

chức năng và cộng đồng địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý đảm bảo sự phát triển bền vững không chỉ cho du lịch mà cả sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, nếu thực hiện tốt những điều này thì du lịch sẽ là một nguồn thu lớn cho tỉnh, đồng thời còn là nét đặc trưng của tỉnh trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

2. Kiến nghị‌

- Đối với Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang: Mặc dù tỉnh đã xác định việc phát triển du lịch là được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới nhưng cần có những chính sách cụ thể hơn để các cơ quan ban ngành của tỉnh phối hợp trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Cần có những chính sách thu hút đầu tư du lịch nhiều hơn nữa để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

- Đối với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh An Giang: Nên tiến hành khảo sát toàn diện các điểm du lịch, tài nguyên du lịch trong toàn tỉnh để có những thông tin chính xác về nguồn tài nguyên, từ đó tổ chức đánh giá và hoạch định những chính sách phát triển du lịch của tỉnh. Đây là cơ sở để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào các khu, điểm du lịch được quy hoạch phát triển.

- Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức khảo sát và đưa ra những tiêu chí về môi trường tại các địa điểm phát triển du lịch. Từ đó đưa ra các yêu cầu cơ bản nhất định trong việc quy hoạch, tổ chức khai thác tại các điểm du lịch nhằm đạt đến mục tiêu phát triển bền vững tại các điểm du lịch này.

- Đối với Sở Giao thông vận tải của tỉnh: cần có kế hoạch để nâng cấp các tỉnh lộ đến các điểm du lịch của tỉnh, đặc biệt là các tỉnh lộ như: tỉnh lộ 955 nối liền huyện Tri Tôn với huyện Tịnh Biên, tỉnh lộ 943 nối liền huyện Thoại Sơn với huyện Tri Tôn,... Bên cạnh đó cần hoàn tất các thủ tục và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm tiến hành xây dựng cầu Vàm Cống nối tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

- Đối với các công ty du lịch tỉnh An Giang: Cần nghiên cứu tổ chức các tour, tuyến du lịch nhằm vào các thế mạnh riêng của tỉnh. Ví dụ tại các vùng đồi núi nên có các hình thức du lịch leo núi, khám phá thiên nhiên, xây dựng cáp treo,... Còn tại các

vùng sông nước như ở huyện Chợ Mới, Phú Tân nên tổ chức nhiều hơn các tour du lịch bằng thuyền, tàu du lịch và phát triển nhiều hơn nữa loại hình du lịch Homestay tại các huyện này. Đặc biệt cần có kế hoạch để đánh giá hết tiềm năng du lịch vào mùa nước nổi và phát triển các hình thức du lịch nhằm tận dụng lợi thế không phải ở tỉnh nào cũng có loại hình du lịch này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


- Tài liệu

1. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam

2. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học kỹ thuật.

3. Trần Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ.

4. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, ĐHQG TPHCM.

5. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXBGD.

6. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXBGD.

7. Bửu Ngôn (2010), Du lịch ba miền, tập 1: Nam, NXB Thanh niên.

8. Trần Văn Thông (2006), Tồng quan du lịch, ĐHQG TPHCM.

9. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Địa lí du lịch, NXB TPHCM.

10. Phan Huy Xu - Trần Văn Thành (1998), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo khoa học đề tài cấp trường, trường Đại học dân lập Văn Lang TPHCM.


- Các website

1. www.angiang.gov.vn

2. www.angiangpromotion.vn

3. www.dulichvietnam.info

4. www.dulichvn.org.vn

5. http://www.itdr.org.vn

6. http://svhttdlag.dyndns.org

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023