Tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang theo hướng phát triển bền vững - 10

làng bè Châu Đốc, tham quan các làng nghề truyền thống của người Chăm, Khơme và mua sắm tại khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương.

+ Các tuyến du lịch liên kết với các tỉnh lân cận và quốc tế:

Tuyến Long Xuyên - Châu Đốc - Pnom Penh với các điểm tham quan: kết hợp tham quan tại Long Xuyên, Châu Đốc và đi thuyền du lịch ngược dòng MêKong đến thành phố Pnom Penh.

Tuyến Long Xuyên - Chợ Vàm và các điểm du lịch thuộc tỉnh Đồng Tháp. Một số điểm tham quan chủ yếu như: kết hợp tham quan các điểm du lịch thuộc thành phố Long Xuyên và các điểm du lịch thuộc tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là Vườn quốc gia Tràm Chim.

Tuyến Long Xuyên - Núi Sập các các điểm du lịch thuộc tỉnh Kiên Giang với một số điểm tham quan như: kết hợp tham quan các điểm du lịch thuộc thành phố Long Xuyên và các điểm du lịch thuộc tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là thành phố Rạch Giá.

3.2.2. Thị trường và sản phẩm du lịch‌

Cần có định hướng và chính sách phù hợp cho từng thị trường, chủ động tìm kiếm phát triển hợp tác và mở rộng thị trường.

Thị trường khách nội địa: Mãng du lịch nội địa trước đây chưa được chú ý nghiên cứu nhiều để thỏa mãn nhu cầu của khách thì nay sẽ là điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của du lịch An Giang, tập trung khai thác:

- Khách du lịch tham quan miệt vườn sông nước theo các chương trình tour của các hãng lữ hành.

- Khách du lịch thương mại hội nghị, triển lãm, hội thảo,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

- Khách du lịch lễ hội tín ngưỡng.

- Khách nghỉ dưỡng cuối tuần và quá cảnh.

Thị trường inbound (đón khách nước ngoài vào): cần quan tâm đến nhu cầu đa dạng của du khách để tập trung quảng bá phù hợp từng thị trường:

+ Thị trường Asean (Thái Lan, Campuchia, Singapore, Malaysia,...).

+ Thị trường Tây Âu (Pháp, Anh, Hà Lan, Đức,...).

+ Thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada,...).

+ Thị trường Đông Á, Thái Bình Dương (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Đài Loan,...).

Trên cơ sở nhu cầu của khách, phát triển các loại hình lưu trú và dịch vụ phù hợp, ngoài ra cần có chính sách về các dịch vụ: ngân hàng, bảo hiểm, y tế, siêu thị, hàng lưu niệm và các chương trình khuyến mãi... nhằm tạo môi trường du lịch thân thiện, thu hút khách.

Thị trường outbound (đưa khách ra nước ngoài):

+ Thị trường ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Singapore...

+ Thị trường Đông Á - Thái Bình Dương: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc...

Có thể thấy sản phẩm du lịch An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khá trùng lấp, thiếu cái mới. Các sản phẩm du lịch này đang khai thác dưới dạng "thô" chưa đầu tư nhiều "chất xám". Trong khi đó nhiều cái có sẵn nhưng chưa khai thác được như: phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư nâng cấp các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Khơmer, Chăm để phục vụ du lịch. Để du lịch An Giang mang khuôn mặt mới, hấp dẫn hơn cần nâng cao tính chuyên nghiệp, dựa trên thế mạnh tiềm năng, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm đã có, cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch An Giang thông qua các hình thức sau đây:

- Đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống của An Giang như du lịch sông nước, du lịch sinh thái vùng đồi núi, du lịch vườn, du lịch văn hóa truyền thống, du lịch lễ hội kết hợp với loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng...,

- Tổ chức lại để khai thác có hiệu quả hơn các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí trên ở các khu du lịch lớn như Khu du lịch Núi Sam, núi Cấm,... hệ thống các điểm khu du lịch vườn, khu vui chơi giải trí.

- Kết hợp với chính quyền và đoàn thể địa phương để có chính sách khuyến khích đầu tư khôi phục nghề đan lợp, làm lưỡi câu, làm lưới cá,... ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân.

- Nghiên cứu đầu tư phát triển dịch vụ xe xích lô chất lượng cao phục vụ khách du lịch tham quan vòng quanh thành phố Long Xuyên (city tour).

- Đầu tư và nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử và các hoạt động du lịch sông nước miệt vườn của thành phố như: ngồi du thuyền ngắm sông nước - nghe đơn ca tài tử - tham quan chợ nổi trên sông - vườn cây ăn trái,... thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của thành phố để thu hút khách.

3.2.3. Xây dựng và phát triển các loại hình du lịch‌

Dựa trên các tài nguyên du lịch hiện có của tỉnh, có thể xây dựng các loại hình du lịch phù hợp để phát huy hết các lợi thế của tài nguyên này. Có thể chia thành các loại hình du lịch sau đây:

+ Loại hình du lịch sinh thái tự nhiên với các khu, điểm du lịch: Khu lâm viên núi Cấm, khu du lịch Núi Sam, khu du lịch Rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên,...

+ Loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn với các khu, điểm du lịch như: làng du lịch Mỹ Hòa Hưng trên cù lao Ông Hổ, các miệt vườn thuộc huyện Chợ Mới,...

+ Loại hình du lịch văn hóa, lễ hội với các khu, điểm du lịch: Thành cổ Óc Eo, Khu du lịch núi Sam (miếu bà chúa Xứ, chùa Tây An, chùa Hang...), làng Chăm và thánh đường hồi giáo Mubarak,...

+ Loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử với các khu, điểm du lịch: Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, khu di tích lịch sử Tức Dụp, Nhà mồ Ba Chúc.

+ Loại hình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng với các địa điểm du lịch nổi tiếng như: tượng Đức Phật Di Lặc cao 30m nặng gần 600 tấn trên đỉnh núi Cấm, lễ hội Ramadan của người Hồi Giáo dân tộc Chăm thuộc xã Châu Phong, huyện Phú Tân, chùa Xà Tón của người Khơme huyện Tri Tôn,...

+ Loại hình du lịch tham quan làng nghề truyền thống - ẩm thực với các khu, điểm du lịch: Làng bè cá trên sông, làng mộc chợ Thủ, làng nghề dệt Thổ Cẩm của người Khơme, người Chăm,...

3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật‌

- Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong thời gian tới tỉnh An Giang nên tập trung đầu tư và phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như: Xây dựng đề án phát triển du lịch núi Sam, núi Cấm từng bước trở thành khu du lịch quốc gia. Ngoài ra, việc đầu tư

cho khu du lịch núi Sập - Óc Eo và khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển bền vững, hỗ trợ hoạt động hai khu du lịch cộng đồng Mỹ Hòa Hưng và Châu Phong. Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch thể thao leo núi... Khẩn trương hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để khai trương hoạt động "Du lịch cộng đồng" tại xã Mỹ Hòa Hưng (Thành phố Long Xuyên) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) do Tổ chức Nông dân Hà Lan tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đây là mô hình liên kết với các công ty lữ hành để đón khách trong nước và quốc tế.

- Xây dựng Siêu thị miễn thuế Châu Đốc: mua bán các mặt hàng miễn thuế từ biên giới Campuchia, đặt gần khu du lịch núi Sam.

- Xây dựng Bảo tàng tôn giáo Việt Nam: lưu giữ và trưng bày các hiện vật, nghiên cứu về nguồn gốc, đặc trưng và ảnh hưởng của các tôn giáo tại Việt Nam (đặc biệt là đạo Hòa Hảo có xuất xứ từ An Giang) nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu về tôn giáo của du khách (nhất là đối tượng khách hành hương).

- Bên cạnh việc xây dựng hạ tầng tại các khu, điểm du lịch, việc duy trì và cải thiện các cơ sở dịch vụ cũng cần được quan tâm. Trong đó chú trọng vào việc cải tiến chất lượng dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn và các công trình công cộng.

3.2.5. Liên kết du lịch trong và ngoài tỉnh‌

Ngành du lịch của tỉnh nên quan tâm khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững, tạo động lực thúc đẩy cùng phát triển, như tiếp tục duy trì việc hợp tác giữa các đơn vị: Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh về liên kết du lịch, liên kết phát triển tour tuyến du lịch trong thời gian tới; mở rộng sự liên kết với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh hình thành các tuyến du lịch nối kết giữa An Giang với: Cần Thơ - Kiên Giang - Đồng Tháp và với Tây Ninh - TP.Hồ Chí Minh - Phnom Penh... Liên kết với các điểm du lịch của Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... tạo thành các tour du lịch hấp dẫn.

Xây dựng các tour du lịch theo chuyên đề như: Tìm hiểu về văn hóa, tìm hiểu tôn giáo... của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia...

Tiếp tục hợp tác với ngành Du lịch của Vương quốc Campuchia để khai thác các điểm đến và nguồn khách du lịch qua lại cửa khẩu của hai địa phương. Tổ chức đoàn gồm các ngành, địa phương và doanh nghiệp tham quan học hỏi một số mô hình phát triển du lịch của các tỉnh, thành bạn mà An Giang có lợi thế để phát triển

Đây là điều kiện để tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng, phong phú, phát triển thêm các dịch vụ phụ trợ phục vụ du lịch cũng như phát triển mở rộng tour tuyến mới trong hoạt động lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa.

Hình 3 1 Bản đồ định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang Nguồn Tác 1

Hình 3.1: Bản đồ định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch An Giang

(Nguồn: Tác giả luận văn)

3.3. Giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch tỉnh An Giang theo hướng bền vững‌

Để các định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh An Giang phát huy tính hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh thì cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.3.1. Quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch‌

- Về quy hoạch:

+ Phối hợp với Viện Quy hoạch phát triển Du lịch (Tổng Cục Du lịch) tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang đến năm 2015, định hướng đến 2020.

+ Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt.

+ Tăng cường vai trò, hiệu lực quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch của các cấp các ngành.

- Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch:

Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, khẩn trương xây dựng các dự án đầu tư phát triển du lịch; đồng thời, giao trách nhiệm cho UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan quản lý và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch đã được phê duyệt.

3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ du‌

lịch


- Đào tạo nguồn nhân lực:

Du lịch tỉnh An Giang mới chỉ phát triển trong mấy năm gần đây nên đội ngũ cán

bộ nhân viên lao động vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là giải pháp ưu tiên đặc biệt nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc trong chất lượng phục vụ du lịch. Đồng thời, cần có cơ chế thu hút các chuyên gia, thợ lành nghề, cán bộ quản lý giỏi trong lĩnh vực du lịch đến công tác và làm việc tại tỉnh. Phối hợp với các trường du lịch để đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý hiện đang thiếu và yếu nghiệp vụ, gắn đào tạo với việc trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các tỉnh bạn. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân,

bàn, buồng, chế biến món ăn cho đội ngũ nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng. Trong quá trình đào tạo cần chú trọng đến mãng kiến thức sinh thái, môi trường và phát triển bền vững trong du lịch.

- Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch:

Cần tập trung nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch, trong các khách sạn, nhà hàng, trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch, trong đón tiếp và các dịch vụ khác. Đa dạng hóa các dịch vụ lưu trú, các tours, tuyến, loại hình du lịch, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch gắn với việc giáo dục đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong ngành, tăng cường khả năng hội nhập du lịch trong nước và quốc tế.

3.3.3. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch‌

Nhằm khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư du lịch và khuyến khích phát triển du lịch. Cần dành quỹ đất thích hợp xây dựng các khu du lịch kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và quốc tế, các thương nhân, cộng đồng dân cư đầu tư phát triển du lịch.

3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch‌

Tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức thích hợp. Đối với thị trường nước ngoài, chú trọng các thị trường truyền thống, các nước trong khu vực trên tuyến hành lang Đông - Tây. Nâng cao hình ảnh du lịch An Giang, quảng bá các sản phẩm độc đáo hấp dẫn, giới thiệu lịch sử anh hùng và văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương để thu hút khách du lịch quốc tế. Đối với trong nước và trong tỉnh, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò của du lịch - là ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với việc bảo tồn văn hóa và môi trường.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế chủ động làm tốt hơn công tác tuyên truyền, quảng bá cho chính đơn vị mình, nhằm mở rộng thị trường và góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phương.

- Hình thức tuyên truyền, quảng bá chủ yếu tập trung vào các loại hình như Website, hội chợ - triển lãm trong nước và nước ngoài, thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa - du lịch, xây dựng các bảng quảng cáo lớn, các biển chỉ dẫn tại sân bay, cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương và các khu, tuyến, điểm du lịch, cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của Chương trình hành động quốc gia về du lịch để nâng cao hình ảnh của du lịch An Giang trên thị trường trong nước và nước ngoài.

- Lồng ghép việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về phát triển du lịch (nhất là phát triển du lịch bền vững) vào các chương trình, dự án, các chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ra nước ngoài. Các địa phương cần xây dựng các dự án phát triển du lịch bền vững quy mô nhỏ, dựa vào cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng để phát triển du lịch bền vững và góp phần xóa đói giảm nghèo.

3.3.5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch‌

- Tài nguyên, môi trường là yếu tố quyết định sống còn đối với các hoạt động du lịch. Vì vậy, cần chú trọng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) du lịch, tại các tuyến, điểm, khu du lịch, nhất là ở khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường tại các khu du lịch như núi Sam, núi Cấm, Mỹ Hòa Hưng và một số tuyến điểm du lịch khác trong tỉnh. Có các biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác, nước thải tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường của các hoạt động du lịch, nhất là những nơi nhạy cảm về môi trường.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, bảo vệ văn hóa truyền thống và các giá trị của di sản. Hưởng ứng tuần lễ môi trường du lịch hàng năm, động viên mọi người quan tâm bảo vệ môi trường, tạo điều kiện phát triển du lịch bền vững.

- Có giải pháp hữu hiệu chấm dứt nạn ăn xin, tình trạng chèo kéo, ép khách du

lịch để bán hàng hóa làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch của tỉnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023