Lượng Khách Lưu Trú Các Hãng Lữ Hành Phục Vụ Từ 2005 - 2009

giống với các tỉnh khác của Đồng bằng sông Cửu Long nên chưa tạo ra dấu nhấn riêng cho tỉnh. Hơn nữa, ở khu vực này thường xuyên ngập nước trong mùa lũ nhưng vẫn chưa có hình thức du lịch nào để khai thác thế mạnh này.

+ Nhìn chung, tài nguyên du lịch của tỉnh tương đối đa dạng nhưng phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, những khu du lịch thường rất nhỏ lẻ và dịch vụ du lịch tại đây chưa thật sự tốt. Các khu du lịch vùng núi thì có sự tương đồng nhau rất lớn nên khó có thể tạo ra sức hấp dẫn trong các tour du lịch.

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch An Giang‌

2.3.1. Hiện trạng khách du lịch‌

Tình hình khách du lịch đến với An Giang luôn tăng từ năm 2005 - 2009, mức tăng cụ thể như sau:

Nhìn chung, số khách du lịch đến An Giang tăng đều qua từng năm kể cả khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Năm 2005 tổng lượng khách đến An Giang do các hãng lữ hành phục vụ là 214.780 nhưng đến năm 2009 con số này là 322.730 du khách.

Bảng 2.7: Lượng khách lưu trú các hãng lữ hành phục vụ từ 2005 - 2009


Nguồn Sở VH – TT – DL An Giang Khách quốc tế chủ yếu từ các quốc gia như 1

(Nguồn: Sở VH – TT – DL An Giang)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Khách quốc tế chủ yếu từ các quốc gia như Pháp, Mỹ, Úc và một vài nước khác thuộc thị trường Châu Á.

Bảng 2.8: Lượng khách quốc tế đến An Giang


Nguồn Sở VH – TT – DL An Giang Phần lớn các du khách đến An Giang du lịch vì 2

(Nguồn: Sở VH – TT – DL An Giang)

Phần lớn các du khách đến An Giang du lịch vì mục đích nghĩ dưỡng (chiếm 40%), kết hợp với công việc (chiếm 10%), thăm thân nhân (chiếm 10%) và mục đích khác (chiếm 40%).

2.3.2. Các khu du lịch ở An Giang‌

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 khu, 4 điểm du lịch chính. Ở mỗi khu, điểm du lịch có những sức hấp dẫn riêng.

- Khu du lịch Núi Sam:

Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang Thành phố Long Xuyên khoảng 60km đi về hướng Tây theo Quốc lộ 91 là Núi Sam. Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m). Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa

được Bộ Văn Hóa – Thể Thao - Du Lịch công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang... và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ...

Khu du lịch Núi Sam gồm các điểm du lịch như Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam, Chùa Tây An, Chùa Hang, Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đối tượng khách đến tham quan chủ yếu là khách hành hương, tham quan lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ và khách tìm hiểu về văn hóa lịch sử. Hằng năm tại đây đón khoảng trên dưới 3 triệu lượt khách đến tham quan du lịch.

- Khu du lịch Núi Cấm:

Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi cấm cách trung tâm Thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 đến Châu Đốc rồi đi Tịnh Biên. Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, có nhà hàng Kaolin phục vụ các món ăn đặc sản vùng sơn cước.

Hằng năm, khu du lịch Núi Cấm đón khoảng trên dưới 1 triệu lượt khách đến tham quan du lịch. Đối tượng khách chủ yếu là khách du lịch hành hương, tham quan du lịch, nghĩ dưỡng, cúng viếng chùa, vui chơi giải trí. Trong khuôn viên khu du lịch có các điểm tham quan như: suối Thanh Long, Chùa phật lớn với tượng phật Di Lặc cao lớn nhất Đông Nam Á, Chùa Linh Ứng với cảnh quan thật sự mát mẻ và thanh tịnh thích hợp với khách du lịch hành hương và nghỉ dưỡng.

- Khu du lịch Đồi Tức Dụp:

Đồi Tức Dụp là một ngọn đồi của núi Cô Tô thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn. Ngọn núi nằm trong dãy Thất sơn hùng vĩ. Đồi Tức Dụp cao 2l6m, diện tích trên 2km2. Ngọn đồi tuy nhỏ nhưng được thiên nhiên cấu trúc rất độc đáo, bao gồm hệ thống nhiều hang sâu, động lớn, ngõ ngách chằng chịt như mạng nhện bởi các tảng đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau.

Đồi Tức Dụp được giữ gìn, tôn tạo và mở rộng để trở thành di tích lịch sử phục vụ du lịch, đón khách đến tham quan, tìm hiểu những bí ẩn bên trong ngọn đồi, thư giãn cùng cảnh quan đẹp, không khí trong lành, vui chơi giải trí, leo núi dã ngoại, xem thú hoang dã, ăn uống đặc sản miền quê, nghe đơn ca tài tử...

- Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư:

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên có diện tích 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm, nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam và được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan vào năm 2005. Thảm thực vật rừng tràm có đến 140 loài, trong đó có đến 79 loài dược liệu. Tuy nhiên, với quần thể thực vật thân gỗ thì cây tràm chiếm vị trí độc tôn và quy tụ thành một cánh rừng mênh mông. Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư thu hút rất nhiều khách du lịch bởi nơi đây có những dịch vụ phục vụ du khách đi xuyên qua rừng tràm để ngắm phong cảnh thiên nhiên của vùng này.

- Khu du lịch Thoại sơn:

Khu du lịch Thoại Sơn có các điểm tham quan như Nhà trưng bày cổ vật ốc Eo, hang Ông Hổ, Bàn Chân Tiên, Thạch Đại Đao, Linh Sơn tự. Trên đỉnh cao nhất của dãy Ba Thê có tên Chót Ông Tà là nơi thờ Thần núi.

Ngoài ra còn có các hồ như hồ số 1, hồ số 2 và hồ ông Thoại. Tại đây, du khách có thể bơi thuyền, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm.

- Điểm du lịch Nhà Mồ Ba Chúc:

Nhà mồ Ba Chúc thuộc xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7km, đây là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân Ba Chúc.

Hàng năm vào những ngày giỗ kỷ niệm những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cúng tế và gọi đây là ngày hội căm thù. Nhiều đoàn khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan nhà mồ đều bùi ngùi cảm động thương tiếc những người đã chết.

- Điểm du lịch Hồ Soài So:

Soài So là tên của một hồ nước rộng lớn, khoảng 5 ha, có dung tích khoảng 400.000m3 Soài So là một điểm tham quan du lịch vừa được tỉnh An Giang đưa vào khai thác trong những năm gần đây. Điểm du lịch này thuộc huyện Tri Tôn, nằm trong quần thể các khu du lịch nổi tiếng của Tri Tôn xưa và nay.

Hiện nay, khu du lịch Soài So là một trong những điểm tham quan lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn bởi ngoài phong cảnh hữu tình, sự hùng vĩ của thiên nhiên, nơi đây còn có một bầu không khí trong lành, thuần khiết giúp du khách dễ dàng thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc...

- Trung tâm thông tin du lịch cộng đồng Châu Phong và Mỹ Hòa Hưng: Trung tâm Thông tin Du lịch cộng đồng người Kinh tại xã Mỹ Hòa Hưng có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với môi trường trong lành và gắn liền với khuôn viên của khu lưu niệm Bác Tôn nơi du khảo về nguồn lý tưởng. Từ lâu đã là địa chỉ du lịch nổi tiếng với các dịch vụ "Homestay" (ở nhà dân) cùng ăn, cùng ở, cùng làm, một ngày làm người dân bản xứ cùng tham gia làm cá, làm lúa, tham gia làm vườn, đi chợ làng quê của người địa phương, tham quan làng bè, chợ nổi, hít thở không khí trong lành, làng quê yên tĩnh, đạp xe đi quanh làng mạc thanh bình, thưởng thức những món ăn dân dã địa phương, xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc Kinh. Hiện nay loại hình du lịch này hiện đang rất được du khách rất ưa chuộng.

- Khu lưu niệm Bác Tôn:

Khu lưu niệm Bác Tôn thuộc cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, An Giang. Đây là nơi lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn và các di vật ngày xưa của Bác. Ngôi nhà được Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1984. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm khu lưu niệm Bác Tôn có hơn 200.000 lượt khách đến thăm viếng. Đây cũng là địa điểm các cơ quan, đoàn thể tỉnh An Giang đến làm lễ dâng hương, báo công, kết nạp đảng viên, đoàn viên... Hiện nay, Cù lao Ông Hổ đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa, giáo dục truyền thống về nguồn. Cứ đến dịp lễ, Tết, đặc biệt là vào những ngày tháng Tám mùa thu, du khách khắp nơi lại nô nức xuống phà Ô Môi qua sông Hậu để đến với cù lao Ông Hổ.

2.3.3. Các tuyến du lịch điển hình‌

Từ những khu và điểm du lịch trên, ngành du lịch An Giang đã tổ chức những loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, kết hợp hội chợ mua sắm,... liên kết với các tỉnh bạn Campuchia đã hình thành một số tuyến du lịch:

- Tuyến Long Xuyên - Núi Sam - Núi Cấm - Tức Dụp:

Các điểm tham quan: khu lưu niệm Bác Tôn, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, lâm viên núi Cấm, đồi Tức Dụp.

- Tuyến Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên:

Các điểm tham quan: khu lưu niệm Bác Tôn, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà chúa Xứ, làng bè Châu Đốc, thị xã Hà Tiên.

- Tuyến Long Xuyên - Châu Đốc - Phnom Pênh:

Các điểm tham quan: khu lưu niệm Bác Tôn, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, thành phố Phnom Pênh,...

- Tuyến Long Xuyên - Mỹ Hòa Hưng - Ba Thê:

Các điểm tham quan: khu lưu niệm Bác Tôn, trại cá sấu Long Xuyên, khu di chỉ văn hóa Óc Eo.

- Tuyến Long Xuyên - Châu Đốc - Rừng tràm Trà Sư.

Các điểm tham quan: Khu lưu niệm Bác Tôn - làng du lịch sinh thái - làng bè Mỹ Hòa Hưng, làng bè Châu Đốc, làng Chăm, chợ Châu Đốc, rừng tràm Trà Sư.

- Tuyến Núi Sam - Núi Cấm - Ba Chúc - Tức Dụp - Hồ Soài So - Óc Eo Ba Thê - Núi Sập:

Các điểm tham quan: Lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa xứ, Tây An cổ tự, chùa Hang, lâm viên Núi Cấm, nhà mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp, Linh Sơn Tự - Ba Thê, các hồ Núi Sập.

- Tuyến Long Xuyên - cồn Mỹ Hòa Hưng - cồn Bà Quà:

Các điểm tham quan: vòng rạch Long Xuyên, chợ nổi Long Xuyên, khu lưu niệm Bác Tôn, làng du lịch sinh thái - làng bè Mỹ Hòa Hưng, làng du lịch sinh thái Bình Thạnh.

2.3.4. Doanh thu du lịch và đầu tư phát triển du lịch‌

- Doanh thu du lịch:

Doanh thu du lịch bao gồm các khoản do du khách chi trả, đó là nguồn thu từ lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản thu này không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu hoặc do người dân địa phương phục vụ khách du lịch thu. Trong các năm qua, du lịch An Giang không ngừng phát triển.

Bảng 2.9: Thu nhập du lịch An Giang từ 2005 - 2009


Nguồn Viện NCPT Du lịch Hình 2 4 Biểu đồ thu nhập du lịch An Giang từ 2005 2009 3

(Nguồn: Viện NCPT Du lịch)

Hình 2.4: Biểu đồ thu nhập du lịch An Giang từ 2005 - 2009


Thu nhập du lịch An Giang qua các năm đều tăng đáng kể trong vòng 5 năm thu nhập 4

Thu nhập du lịch An Giang qua các năm đều tăng đáng kể, trong vòng 5 năm thu nhập tăng hơn gấp đôi, đây là một điều đáng ghi nhận cho ngành du lịch của tỉnh. Để đạt được kết quả này trong thời gian qua du lịch An Giang đã có những nổ lực không ngừng, đầu tư hợp tác phát triển ngành, luôn đổi mới và tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, tránh sự trùng lắp với các tỉnh trong vùng, hơn nửa An Giang có tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú, các sở, ban, ngành đã tận dụng khai thác tốt nguồn tài nguyên này cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó tỉnh cũng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ hướng dẫn viên, cán bộ quản lí điều hành du lịch.

- Đầu tư phát triển du lịch :

Trong thời gian qua, ngành du lịch đã tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm cũng như các dự án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, đầu tư hệ thống giao thông đến các các khu, điểm du lịch. Trong giai đoạn 2006 - 2009 vốn đầu tư phát triển 116.575 triệu đồng. Vốn đầu tư trên được đầu tư vào 17 dự án, các dự án nói trên đều tập trung tại khu du lịch núi Cấm, khu du lịch lòng hồ số 2, cầu tàu du lịch Châu Đốc, Trạm Kiểm soát Liên hợp cửa khẩu đường sông Quốc tế Vĩnh Xương,...

Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cho cán bộ quản lý du lịch, hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm: quản trị nhà hàng - khách sạn, nghiệp vụ lễ tân, bàn, buồng, bếp, an ninh khách sạn, dẫn chương trình hội nghị, thuyết minh viên, chăm sóc khách hàng, kỷ năng thu thập thông tin - tuyên truyền và bảo vệ môi trường,... nhằm từng bước nâng cao chất lượng về hình thức lẫn nội dung phục vụ khách du lịch.

Đồng thời cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về hoạt động du lịch thông qua các phóng sự, phim tư liệu, website, bản tin, bản đồ, ấn phẩm, tham dự hội chợ, biển quảng cáo, tổ chức các đoàn Famtrip về An Giang.

Duy trì các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer, du lịch mùa nước nổi, phát triển và duy trì mô hình du lịch cộng đồng, nghiên cứu và phát triển thêm một số mô hình du lịch mới. Các công việc trọng tâm đã tiến hành như: Tham gia sự kiện du lịch trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia, gia cố và thay đổi hình ảnh du lịch của các biển quảng cáo (Tịnh Biên, Vàm cống, Chợ Mới), tổ chức đoàn doanh nghiệp và cơ quan báo chí về khảo sát các điểm tham quan du lịch tại Cù Lao Giêng - Chợ Mới (mô hình du lịch mới), tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế (thành phố Hồ Chí Minh), tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế (Campuchia), tiếp tục thực hiện Chương trình hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau và Hiệp hội Du lịch, thực hiện chuyên đề Phát triển du lịch trên sóng truyền hình An Giang, chủ yếu cung cấp thông tin hoạt động du lịch để mời gọi đầu tư, quảng bá hình ảnh du lịch An

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí