Biểu Đồ Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Và Cơ Sở Lưu Trú Được Xếp Sao Ở An Giang

tuyến giao thông huyết mạch, trọng yếu của tỉnh cả về kinh tế xã hội lẫn an ninh quốc phòng.

+ Hệ thống tỉnh lộ với tổng chiều dài là 404 km, bao gồm: Tuyến 941: bắt đầu từ ngã ba lộ Tẻ đi Tri Tôn.

Tuyến 942: bắt đầu từ phà Cao Lãnh (Đồng Tháp), phía An Giang đi dọc sông Tiền xuyên suốt huyện Chợ Mới.

Tuyến 943: nối quốc lộ 91 tại thành phố Long Xuyên đi qua huyện Thoại Sơn đến Tri Tôn.

Tuyến 953: nối Châu Đốc với Tân Châu, dài 17 km. Tuyến 954: nối Phú Tân với Tân Châu, dài 40 km.

Tuyến 955A từ cửa khẩu Tịnh Biên đi qua thị trấn Kiên Lương (Kiên giang).

+ Tuyến giao thông nông thôn: Nhiều tuyến giao thông nông thôn đã và đang được bê tông hóa hoặc tráng nhựa, giúp cho người dân đi lại thuận tiện và việc giao lưu kinh tế, du lịch được dễ dàng.

- Đường sông: Toàn tỉnh có 541 tuyến đường sông, tổng chiều dài là 2504 km, mật độ đường là 0,73 km/km2. Tuyến đường sông Tiền, sông Hậu là tuyến giao thông quan trọng, đảm bảo sự lưu thông trong và ngoài tỉnh, kể cả giao lưu với Campuchia.

Hoạt động bưu chính góp phần rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh với các tỉnh, với các huyện, xã, ấp... giúp cho người dân vùng nông thôn, vùng núi nắm bắt nhanh những thông tin, chính sách của tỉnh, Nhà nước.

Hiện nay, mạng lưới bưu chính có mặt ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh như bưu điện có qui mô lớn nhất là bưu điện tỉnh An Giang, kế tiếp là hệ thống bưu điện của 11 huyện trong tỉnh và nhiều bưu điện của các xã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, hoạt động bưu điện vẫn còn hạn chế: công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, qui trình nghiệp vụ ở các huyện, xã vẫn còn mang tính thủ công, một số xã ở các huyện miền núi vẫn chưa có trạm bưu điện như ở huyện Tri Ôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn...

Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển bền vững, Trong đó mạng điện thoại là phát triển mạnh nhất thể hiện ở số thuê bao điện thoại không ngừng tăng qua các năm như: năm 2000 toàn tỉnh có 56 nghìn thuê bao đến năm

2009 là 175 nghìn thuê bao (chưa tính thuê bao di động). Ngoài ra mạng lưới internet, Fax công cộng, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin cũng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống người dân nhằm giảm cước phí vận chuyển và phát hành nhanh tới vùng sâu, vùng xa.

2.2.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật‌

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

CSVCKTDL là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKTDL được xem như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch. CSVCKTDL bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác.

CSVCKTDL ở An Giang phát triển khá đồng bộ, bao gồm tất cả các dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch phân bố trên địa bàn như sau:

- Cơ sở phục vụ lưu trú:

+ Các khách sạn ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc: Phần lớn các khách sạn lớn ở An Giang đều tập trung ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc. Tuy nhiên, tại một vài khu du lịch vẫn có các khách sạn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi tại chỗ của du khách. Các khách sạn lớn ở Long Xuyên và Châu Đốc theo bảng sau.

Bảng 2.1: Các cơ sở lưu trú của An Giang từ năm 2005 - 2009


Nguồn www angiang gov vn Hình 2 2 Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú và cơ sở 1

(Nguồn: www.angiang.gov.vn)


Hình 2 2 Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú và cơ sở lưu trú được xếp sao 2

Hình 2.2: Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú và cơ sở lưu trú được xếp sao ở An Giang

Số lượng cơ sở lưu trú ở An Giang luôn tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2005 số lượng cơ sở lưu trú là 58 cơ sở với 1.403 phòng thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên đáng kể với 80 cơ sở lưu trú và 1.900 phòng. Bên cạnh số cơ sở lưu trú và số lượng phòng tăng lên qua các năm thì chất lượng phòng cũng không ngừng được cải thiện. Điều này được thể hiện rất rõ qua số cơ sở lưu trú được xếp sao. Nếu như

năm 2005 có 35 cơ sở với 846 phòng thì đến năm 2009 thì con số này đã tăng lên đáng kể với 55 cơ sở và 1.150 phòng. Một số khách sạn lớn ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc là:

Bảng 2.2: Khách sạn đang hoạt động ở Long Xuyên và Châu Đốc


Nguồn www angiang gov vn Bên cạnh các cơ sở lưu trú không ngừng tăng lên về số 3

(Nguồn: www.angiang.gov.vn)

Bên cạnh các cơ sở lưu trú không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng thì số nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng phát triển. Tuy nhiên nhịp độ phát triển còn chậm, năm 2005 có 17 nhà hàng với 1.700 chỗ ngồi thì đến năm 2009 con số này đã tăng lên là 22 nhà hàng với 2.500 chỗ ngồi.

Bảng 2.3: Số nhà hàng và số chỗ ngồi tại các nhà hàng ở An Giang


Nguồn www angiang gov vn Một số nhà hàng ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu 4

(Nguồn: www.angiang.gov.vn)

Một số nhà hàng ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc:

Bảng 2.4: Nhà hàng đang hoạt động ở Long Xuyên và Châu Đốc


Nguồn www angiang gov vn Cơ sở thể thao Bảng 2 5 Số lượng một số cơ sở thể 5

(Nguồn: www.angiang.gov.vn)

- Cơ sở thể thao:

Bảng 2.5: Số lượng một số cơ sở thể thao ở An Giang


Nguồn www angiang gov vn Các cơ sở phục vụ thể dục thể thao của tỉnh cũng 6

(Nguồn: www.angiang.gov.vn)

Các cơ sở phục vụ thể dục thể thao của tỉnh cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong đó đáng kể nhất là số sân vận động phục vụ cho các môn thể thao tiêu biểu như bóng đá, điền kinh,…

- Số cơ sở y tế cũng không ngừng phát triển trên tất cả các địa bàn, tính đến năm 2009, toàn tỉnh có 182 cơ sở y tế trong đó có 15 bệnh viện đa khoa.

Bảng 2.6: Số lượng các cơ sở y tế ở An Giang


Nguồn www angiang gov vn Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng 7

(Nguồn: www.angiang.gov.vn)

- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.

Hình 2 3 Bản đồ hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch tỉnh An Giang Nguồn Tác 8

Hình 2.3: Bản đồ hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch tỉnh An Giang

(Nguồn: Tác giả luận văn)

2.2.4. Đánh giá về tài nguyên du lịch và sự phân bố tài nguyên du lịch ở An Giang‌

An Giang có thế mạnh về tự nhiên, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ thống cồn dọc sông Hậu, với những vườn cây trái bốn mùa, những làng nghề đặc trưng Nam Bộ, Ngoài ra, An Giang có thành phố Long Xuyên là một trong những thành phố lớn trong khu vực, là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật..., chính vì thế An Giang hoàn toàn có điều kiện để phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch khác

nhau. Tài nguyên du lịch An Giang có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc tổ chức phát triển du lịch.

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên tự nhiên An Giang có đặc điểm riêng biệt của một vùng sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt và những vườn cây trái trù phú, khí hậu mát mẽ, ít gió to và không có bão, có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Địa hình đồi núi là một thế mạnh của tỉnh, với hệ hống các núi như núi Sam, núi Cấm, núi Cô Tô,... là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch trên núi. Điều này rất lạ và thú vị đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn cũng khá phong phú An Giang là nơi sinh sống của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer và có bề dày lịch sử trong các cuộc kháng chiến của dân tộc nên đã để lại nhiều di tích lịch sử. Bên cạnh đó với quá trình khai phá và sinh sống lâu đời nên đã hình thành nên các làng nghề truyền thống, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật... Với tài nguyên này là điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch của tỉnh.

+ Về cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở An Giang cũng khá đồng bộ, hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ khá tốt. Tuy nhiên giao thông hàng không chưa phát triển cũng ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển chung của tỉnh. Hệ thống nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí tương đối nhiều nhưng nhìn chung quy mô còn rất nhỏ và chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố Long Xuyên, những nơi còn lại rất hạn chế, đặc biệt là những nơi có khác khu du lịch tương đối lớn.

- Khó khăn:

+ Mặc dù địa hình có cả đồng bằng phù sa màu mở và đồi núi rất thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng việc khai thác các tài nguyên này vẫn còn ở dạng tự phát, chưa có những chiến lược đầu tư phát triển lâu dài. Ví dụ tại các khu du lịch như núi Sam, núi Cấm, khách du lịch chỉ đông đúc vào mùa lễ hội. Điều này chứng tỏ vẫn chưa tận dụng hết thế mạnh về mặt địa hình của tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đối với khu vực đồng bằng, đặc biệt là khu vực có các cồn phù sa nằm dọc sông Hậu. Các hoạt động du lịch đơn thuần ở đây chỉ là dựa vào một số khu di tích và tận dụng thế mạnh về các loại cây ăn trái để khai thác du lịch. Hoạt động kiểu này rất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023