thống công nghệ thông tin với các đặc tính sau:
- Hệ thống phải cho phép truy xuất được tất cả các dữ liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, KTV có thể tiếp cận và giám sát hoạt động nghiệp vụ mà không cần can thiệp vào hoạt động bình thường của đơn vị. Cách làm này đảm bảo KTV có thể kiểm tra liên tục hoặc đột xuất các phòng ban mà không cần xuất hiện trực tiếp và cũng không làm gián đoạn công việc thường nhật của các bộ phận nghiệp vụ.
- Hệ thống phải cho phép lập các báo cáo, tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu, tự động hóa các thủ tục kiểm toán (ví dụ trong lĩnh vực tín dụng có thể tự động hóa các thử nghiệm tính chính xác về các phép tính trong báo cáo; tính tổng và lập báo cáo dư nợ hiện hành theo tiêu chí kiểm toán; sắp xếp, tổng kết các khoản cho vay theo loại tài sản đảm bảo, mục đích, nhóm, lãi suất…; rà soát các giao dịch có giá trị lớn hoặc giao dịch bất thường; xác định các khoản cho vay quá hạn, các khoản cho vay có số dư lớn hơn hoặc nhỏ hơn mốc xác định…).
- Hệ thống cho phép có những kênh thông tin trực tuyến giữa KTNB với các HĐQT và ban điều hành của công ty.
- Hệ thống cho phép tạo ra những cơ sở dữ liệu riêng của KTNB với tư cách là một cơ sở dữ liệu bộ phận của hệ thống cơ sở dữ liệu toàn công ty.
Ngoài ra, các CTTC cần trang bị hệ thống phần mềm quản lý và các thiết bị tin học phục vụ cho tác nghiệp của mình. Hệ thống này cho phép kết nối thông tin, dữ liệu giữa các máy tính của KTV, nhờ đó trưởng bộ phận kiểm toán có thể giám sát được hoạt động của các KTV trong quá trình kiểm toán, kịp thời chỉnh sửa hoặc đưa ra các chỉ dẫn cần thiết đối với các KTV… Mặt khác, hệ thống cũng giúp các KTV trong việc lập các hồ sơ hay báo cáo kiểm toán nhanh chóng, chuẩn mực hơn.
3.3.3. Đối với các tổ chức nghề nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Mở Rộng Loại Hình, Phạm Vi Kiểm Toán
- Minh Họa Chỉ Tiêu Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động
- Kiến Nghị Thực Hiện Giải Pháp Hoàn Thiện Tổ Chức Kiểm Toán Nội Bộ Tại Các Công Ty Tài Chính Việt Nam
- Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam - 26
- Tóm Tắt Kết Quả Khảo Sát
- Kế Hoạch Kiểm Toán Nội Bộ Năm 2010 Của Tổng Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dầu Khí
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp riêng cho các KTVNB trong khi nhu cầu trao đổi thông tin, bổ sung kiến thức của các KTVNB ngày càng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp cần xem xét việc hình thành một tổ chức hiệp hội riêng cho KTNB ở Việt Nam. Hiệp hội sẽ đưa ra cơ chế kiểm soát, vận hành cơ chế kiểm soát đó một cách hữu hiệu và tạo điều kiện cho KTNB các doanh
nghiệp học hỏi kinh nghiệm của KTNB trên thế giới. Để phát triển hoạt động KTNB, trước hết Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề, các trung tâm đào tạo về kế toán, kiểm toán cần phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan như Bộ Tài chính, KTNN nghiên cứu soạn thảo các chuẩn mực KTNB, tiến tới thực hiện quản lý nghề nghiệp và kiểm tra chất lượng hoạt động KTNB.
Kết luận Chương 3
Hoàn thiện tổ chức KTNB tại các CTTC Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết khi KTNB tại các công ty còn chưa đáp ứng hiệu quả yêu cầu quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của các CTTC Việt Nam, Tác giả đã tập trung vào các giải pháp nhằm hoàn thiện và đổi mới phương pháp tiếp cận, mở rộng nội dung, phạm vi kiểm toán. Các giải pháp quan trọng được đề cập bao gồm:
Một là, xây dựng chiến lược phát triển cho hoạt động KTNB tại các CTTC Việt Nam. Trên cơ sở xác định kỳ vọng của các chủ sở hữu và ban lãnh đạo các công ty, KTNB cần có chiến lược phát triển phù hợp, với mục tiêu từ bảo vệ, củng cố giá trị hiện tại đến gia tăng giá trị cho công ty. Theo đó, KTNB phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm kiểm toán, từ kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính lên kiểm toán hiệu quả và hiệu năng;
Hai là, đổi mới phương pháp tiếp cận kiểm toán theo định hướng rủi ro, trong suốt quá trình kiểm toán. Điều này giúp KTNB hoạt động hiệu quả hơn bằng việc tập trung nhiều hơn vào các bộ phận có nhiều rủi ro. Cách tiếp cận này cũng là cơ sở để KTNB đưa ra ý kiến đánh giá về sự phù hợp của các qui trình kiểm soát trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức;
Ba là, mở rộng loại hình, phạm vi của KTNB theo hướng kiểm toán hoạt động đánh giá hiệu quả và hiệu năng các hoạt động của đơn vị;
Bốn là, hoàn thiện qui trình kiểm toán và vận dụng kết hợp các phương pháp kỹ thuật kiểm toán khác nhau, thay vì chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm tra tài liệu như hiện nay;
Năm là, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự KTNB. Tại các công ty hiện còn hai bộ phận KTNB và KT, KSNB hoạt động song song, bộ phận KT, KSNB nên được sáp nhập vào bộ máy KTNB để làm giảm sự chồng chéo trong hoạt động;
Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp, Tác giả cũng đưa ra kiến nghị với các cơ quan nhà nước, các CTTC và hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo tiền đề phát triển cho KTNB trong các CTTC.
KẾT LUẬN
Các TCTD nói chung, cũng như các CTTC Việt Nam nói riêng, đang đứng trước nhiều cơ hội và thử thách lớn. Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh toàn cầu và môi trường kinh doanh luôn thay đổi là những thách thức không nhỏ với các CTTC. Trong bối cảnh đó, KTNB đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
Tác giả Luận án đã phát triển lý luận cơ bản của tổ chức KTNB trong các CTTC. Trên cơ sở hệ thống hoá những nghiên cứu về KTNB và phân tích các đặc trưng của CTTC ảnh hưởng đến tổ chức KTNB, cũng như hệ thống hoá kinh nghiệm quốc tế về KTNB trong các TCTD, Tác giả chú trọng nghiên cứu phương pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở định hướng rủi ro tại các CTTC.
Dựa trên cơ sở lý luận về KTNB trong các CTTC, Tác giả Luận án đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức KTNB tại các CTTC Việt Nam. Thông qua nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực hiện điều tra, khảo sát hoạt động KTNB, Tác giả đã đưa ra nhận xét về KTNB trong các CTTC Việt Nam: KTNB trong các CTTC đã bước đầu phát huy vai trò trong việc kiểm soát và phát hiện những sai phạm trong hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, KTNB vẫn còn một số hạn chế: sự chồng chéo giữa bộ phận KTNB và KT, KSNB; nội dung, phạm vi kiểm toán hạn hẹp; qui trình kiểm toán được xây dựng chưa đầy đủ, phù hợp; chức năng tiền kiểm yếu; kiểm soát chất lượng của KTNB chưa toàn diện. Luận án đã xem xét những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những vấn đề nêu trên.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về KTNB, thông qua đánh giá thực trạng tổ chức KTNB tại các CTTC Việt Nam, Luận án đã trình bày những giải pháp mang tính hệ thống nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB tại các CTTC. Các giải pháp đề xuất hướng đến hoạt động KTNB phù hợp với xu hướng của KTNB hiện đại, đồng thời gắn với các đặc trưng cơ bản của các CTTC Việt Nam như: giải pháp xây dựng chiến lược phát triển của KTNB; đổi mới phương pháp tiếp cận trên cơ sở định hướng rủi ro; hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB.
Ngoài ra, Tác giả cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, bản thân các CTTC Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của KTNB, đóng góp vào hiệu quả hoạt động của các CTTC Việt Nam.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Thị Thu Hà (2006), “Kiểm toán nội bộ và mối quan hệ giữa cơ quan giám sát với các kiểm toán viên”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (Số 49), Tháng 6/2006, Trang 66 - 67
2. Lê Thị Thu Hà (2010), “Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (Số 101), Tháng 10/2010, Trang 19 - 23
3. Lê Thị Thu Hà (2011), “Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (Số 104 – 105), Tháng 1 & 2/2011, Trang 86 - 89
4. Lê Thị Thu Hà (2011), “Phương pháp tiếp cận kiểm toán nội bộ trên cơ sở định hướng rủi ro tại các công ty tài chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (Số 6), Tháng 3/2011, Trang 21 - 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Alvin A. Arens, James K. Loebbecke, Kiểm toán (bản dịch) (1995), Tái bản lần 4, NXB Thống kê
2. Bộ Tài chính (1997), Quyết định 832TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính về việc ban hành Qui chế Kiểm toán nội bộ
3. Bộ Tài chính (1998), Thông tư 52/1998/TT-BTC ngày 16/4/1998 của Bộ Tài chính Hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước
4. Bộ Tài chính (1998), Thông tư 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nước
5. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về Kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội
6. Bộ Tài chính (2005), Quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam
7. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính
8. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính ban hành Qui chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán
9. Bộ môn kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình Kiểm toán, Xuất bản lần thứ 5, NXB Lao động Xã hội
10. Victor Z. Brink và Herbert Witt, Kiểm toán nội bộ hiện đại: Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát (bản dịch) (2000), NXB Tài chính, Hà Nội
11. Đậu Ngọc Châu (2008), Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính
12. Chính phủ (2002), Nghị định Số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Về Tổ chức và Hoạt động của công ty tài chính
13. Chính phủ (2008), Nghị định Số 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Nghị định Số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Về Tổ chức và Hoạt động của công ty tài chính
14. Công ty tài chính cổ phần Điện lực (2009), Qui chế Kiểm toán nội bộ
15. Công ty tài chính cổ phần Điện lực (2009), Hệ thống qui chế
16. Công ty tài chính cổ phần Sông Đà (2009), Qui chế Kiểm toán nội bộ
17. Công ty tài chính cổ phần Sông Đà (2008), Đề cương kiểm tra kiểm soát nội bộ 2008
18. Công ty tài chính Tàu thủy (2008), Báo cáo thường niên 2008
19. Trần Công Diệu (2002), Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng
20. John Dunn (2003), Kiểm toán: Lí thuyết và thực hành (bản dịch), NXB Thống kê
21. Đào Nam Giang (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng
22. Đinh Trọng Hanh (2005), “Những yêu cầu và giải pháp xây dựng lựa chọn tiêu chí kiểm toán hoạt động”, Tạp chí Kiểm toán, Số 7(59), tr.7-10
23. Đinh Trọng Hanh (2006), “Bàn về các phương pháp kiểm toán hoạt động”, Tạp chí Kiểm toán, Số 5(66), tr.11-15
24. Lê Thu Hằng (2007), Nghiên cứu xây dựng nội dung kiểm toán nội bộ doanh nghiệp vận tải ô tô, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội
25. Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), “Những vấn đề mới về kiểm toán nội bộ”, Tạp chí Kiểm toán, 7(68), tr.41-43
26. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
27. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam 4, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, Hà Nội