Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

Quốc hội năm 2007 luật giáo dục Lào cho thấy rằng: Cách mạng hóa hệ thống giáo dục, trong đó Đảng Nhà nước đã cải cách các ngành liên quan và coi giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển đạo đức cách mạng trong khoa học. Hiện nay, liên quan đến nghiên cứu khoa học, tình hình giảng dạy ở Lào vẫn còn hạn chế, toàn số lớn có tác giả đã nghiên cứu việc giảng dạy trên lớp trong nước. Tuy nhiên, Chính phủ Lào cũng có con đường và kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục với cải cách giáo dục, vạch ra chiến lược trong ba năm tới từ 2007- 2010. Đó là tạo ra những người có kỹ năng, trí tưởng tượng, nghề nghiệp, để xây dựng một xã hội học tập và nền kinh tế của trí tuệ. Ngoài ra, Nhà nước đã xác định sáu nguyên tắc giáo dục chính ở Lào:

- Giáo dục phải dựa trên lý thuyết xã hội, đặc điểm quốc gia, tự nhiên, đại chúng, khoa học và hiện đại.

- Giáo dục phổ thông phải gắn liền với giáo dục nghề nghiệp.

- Giáo dục trong trường phải đi kèm với huấn luyện trong gia đình, xã hội và ngoài trường.

- Giáo dục phải đảm bảo lý thuyết về hành vi, học lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn, giáo dục phải gắn liền với lao động.

- Giáo dục phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn.

- Giáo dục quốc gia phải phù hợp với giáo dục khu vực và quốc tế.

Chính phủ Lào cũng mở cửa cho hợp tác quốc tế: nhà nước thúc đẩy hợp tác nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Để phát triển giáo dục với cách ký hớp đồng học bổng, việc xây dựng kiến thức nhân viên, nói riêng chủ yếu hướng đến GV, trao đổi bài học kỹ thuật, qúa trình DH, nghiên cứu, quản lý, quản lý giáo dục, công nhận lẫn nhau chương trình, bằng tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ... Ngoài ra, Đảng sẽ tạo điều kiện và cung cấp các yếu tố cơ bản của giáo dục như: Trường học, Trung tâm và cơ sở giáo dục, tài liệu giảng dạy, phương tiện giảng dạy, thư viện, phòng TN, thiết bị TN, thiết bị thể thao, công nghệ thông tin và sách giáo khoa... (Mục 4, 5, 8, 27, 42) [15].

Tác giả On keo Nuannavong, 2019 đã để xuất ra rằng: SV là trung tâm quá trình DH, nghĩa là trong quá trinh học tập trước hết nên nghĩ đến lợi ích của người học,

mỗi người HS đều có khả năng học tập của mình và có thể tham gia hoạt động trong quá trình DH hơn nữa HS có thể phát triển năng lực của mình qua hoạt động thực hành. PPDH lấy HS làm trung tâm trong quá trình học tập có tiêu chuẩn đến từ lý thuyết và kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng cách quá trình mà làm cho người học được học hiểu rất rõ và có hệ thống, HS học được kiến thức chất lượng tốt với vì người học được tham gia, được thức hành và HS được làm thực tiễn nhiều hơn học lý thuyết [28].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

TS Thidsana kheammany (2025-2030), các dạng PPDH lấy HS làm trung tâm trong quá trình học tập nói rằng là: PPDH lấy HS làm trung tâm trong quá trình học có thể làm nhiều dạng nhưng có một dạng mà tốt nhất mà được thú vị và dễ khi ta làm trong thực tế đó là dạng (CIPPPA Model) như các chi tiết dưới đây:

Chữ C viết để đủ là Construat có nghĩa là sự làm kiến thức theo khái niệm của từ Construc tivism nghĩa là hoạt động quá trình tốt nên nhằm cho người học được tự học, tự sáng tạo này dành cho HS hiểu và xảy ra học một mình. Sự người học có cơ hội được tự học tự sáng tạo kiến thức này khiến HS có ảnh hưởng tích cực đến trí tuệ. Chữ I viết để đủ là Iteraction nghĩa là sự tương tác với người khác hoặc môi trường xung quanh, hoạt động học tập tốt phải cung cấp cơ hội cho người học được tương tác với xã hội, riêng từng người và nhiều nguồn kiên thức đó là một cách giúp

học sinh được tham gia trong xã hội.

Chữ P viết để đủ là Physical participation nghĩa là sự cung cập cơ hội cho người học được đi chuyển thể chất bằng làm các hoạt động đặc điểm khác nhau đó là cách hỗ trợ HS về cơ thể.

Chữ P viết để đủ là Process learning nghĩa là các quy trình học tập, hoạt động học tập tốt phải cung cấp cơ hội cho HS được học hiểu và luyện tập các kỹ năng bản thân mà cần thiết cho cuộc sống như: Quá trình tìm kiếm kiến thức, quá trình tư duy, quá trình giải quyết vấn đề, quá trình làm việc nhóm và quá trình đề phát triển các kiến thức mình v.v. Sự học tập quá trình cũng rất là quan trọng như học các lý thuyết vì sự học tập quá trình làm cho HS được tham gia và luyện tập kỹ năng trí tuệ.

Chữ A viết để đủ là Application nghĩa là HS áp dụng kiến thức đã học đó giúp người học được lợi ích từ học tập và giúp người học xảy ra để học tăng đều đặn. Hoạt động học tập nào mà giảng dạy chỉ lý thuyết cho HS hiểu và không có hoạt động áp

dụng kiến thức, thức hành sẽ làm cho người học thiếu kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn do đó làm cho quá trình học tập không nhiều lợi ích với HS. Cách làm hoạt động học tập đề giúp HS có thể đưa kiến thức đã học áp dụng được là cách giúp HS được tham gia hoạt động học tập trong một lĩnh vực nào đó hay nhiều dạng phụ thuộc vào nội dung bài học đang học và hình thức hoạt động của GV được tổ chức [17].

TS. Pan CHAMPATHONE, 2019 đã cho thấy về 10 chỉ số đánh giá việc giảng dạy của GV là:

1) Sự chuẩn bị DH phải có giáo án giảng dạy, bài học và PP quá trình.

2) Sắp xếp môi trường, không khí học tập để thuyết phục và thúc đẩy người học xảy ra học tập.

3) Chú ý đến người học riêng từng người và thể hiện lòng tin cho HS mỗi người triệt để.

4) Tổ chức hoạt động và tình huống cho HS có cơ hội thể hiện khả năng và suy nghĩ sáng tạo.

5) Thúc đẩy cho người học được tự tập suy nghĩ, tập làm và tập cải thiện bản thân.

6) Thúc đẩy các hoạt động chia sẻ học tập từ nhóm học, quan sát ưu điểm và cải thiện nhược điểm của người học.

7) Sử dụng phương tiền DH để tập sự suy nghĩ xử lý tình huống và sự khảo sát kiến thức người học.

8) Sử dụng nhiều nguồn học tập và phối hợp với cuộc sống thật sự.

9) Rèn luyện xã giao và kỉ luật theo văn hóa.

10) Quan sát và đánh già sự chấn hưng người học liên tục [17].

Như vậy, chúng ta nhận thấy có khả nhiều định nghĩa trên đây đã giải thích và để xuất ra các dạng PPDH trong việc quá trình DH và con đường để thúc đẩy và phát triển cho người GV tốt lên, mỗi tác giả lại nhấn mạnh tới một số biểu hiện nhất định tư duy PP STEM. Tuy nhiên các tác giả ở trên chưa được tham gia hoạt động, học hiểu về PP TEM và các nội dung lý thuyết đều nhất định cho việc tổ chức hoạt động thực hành thuyết kế và DH càng ngày cáng tốt lên.

1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Để triển khai một cách hiệu quả, DH phát triển năng lực cần phải

Để việc DH định hướng theo năng lực có hiểu qua, người giảng viên cần thực hiện các bước cơ bản sau: bước đầu tiên trong việc thiết kế chương trình giáo dục

theo năng lực là xác định các năng lực cơ bản học sinh cần phải đạt được khi kết thúc khóa học. Lưu ý là chỉ xác định một số năng lực cơ bản cần thiết nhất, phản ánh được mục tiêu của chương trình giáo dục. Tiếp theo là phát triển các năng lực thành phần của năng lực cơ bản, phù hợp với mục tiêu của chương trình hoặc bậc học cụ thể. Các năng lực thành phần này phải được tuyên bố rõ ràng, có thể đo lường được và phải mô tả chính xác học sinh có thể làm được gì sau khi kết thúc chương trình hoặc bậc học. Một số đặc tính mà các nhà nghiên cứu lưu ý khi xây dựng chương trình giáo dục theo năng lực như các phương pháp và phương tiện giảng dạy phải đa dạng; các tài liệu, tư liệu, dụng cụ DH phải đầy đủ đáp ứng được yêu cầu của chương trình giảng dạy; học sinh phải được thông báo trước về các năng lực cần đạt được và được phản hồi liên tục về sự tiến bộ trong học tập nhằm có những hành động phù hợp để cải tiến hoặc nâng cao chất lượng học tập của học sinh (trường thcs phú mỹ hưng, TPHCM 2016) [19].

1.2.1. Khái niệm năng lực

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có (PGS.TS Tô Văn Bình, Trường Đại học Việt Bắc 2016) (dẫn theo [8]).

Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo.

PGS.TS Nguyễn Văn Khải, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên thuyết giảng 2014 [33].

Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998).

Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002).

Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).

Năng lực: là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004).

Từ các tác giả đã phân tích trên nhiều khai niệm năng lực ta có thể nói tóm tắt được định nghĩa khai niệm của năng lực là khả năng sự hiểu biết của cá nhân, khả năng làm việc, khả năng quan sát, khả năng nói, khả năng viết, khả năng nghe... Một số năng lực cúa mỗi người có nguồn khác nhau, có kỹ năng sử dụng và biểu hiện trong thực tế ít- nhiều không bằng nhàu, một số người là hành vi từ sinh ra và mốt số người là năng lực học tập và phát triển trong việc sử dụng thực tế trong thời gian lâu dài. Ta có thể tóm tắt rằng là: Năng lực (Competency) được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác [34].

1.2.2. Cấu trúc năng lực

Năng lực (Competency) là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Khái niệm về Khung năng lực được bắt nguồn từ định nghĩa về năng lực đã được nghiên cứu, áp dụng trong quản lý nhân sự ở cả lĩnh vực công và tư tại nhiều quốc gia.

Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2017 đã viết ra cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:

Hình 1 2 Các thành phần cấu trúc của năng lực Từ cấu trúc của khái niệm 1

Hình 1.2. Các thành phần cấu trúc của năng lực

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này [36].

Mô hình năng lực theo OECD

Trong các chương trình DH hiện nay của các nước thuộc OECD, người ta cũng sử dụng mô hình năng lực đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.

Nhóm năng lực chung bao gồm:

Khả năng hành động độc lập thành công;

Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;

Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất. Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt.

Ví dụ nhóm năng lực chuyên môn trong môn Toán bao gồm các năng lực sau đây:

Giải quyết các vấn đề toán học;

Lập luận toán học;

Mô hình hóa toán học;

Giao tiếp toán học;

Tranh luận về các nội dung toán học;

Vận dụng các cách trình bày toán học;

Sử dụng các ký hiệu, công thức, các yêu tố thuật toán

Từ tên này các tác giả đều cho thấy: tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn.

- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực tưởng tưởng

- Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học... Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. [37].

1.3. Năng lực sáng tạo

1.3.1. Một số khái niệm

“Sự sáng tạo là quá trình con người xây dựng cái mới về chất bằng hành động trí tuệ đặc biệt mà không thể xem như là hệ thống các thao tác hoặc hành động được mô tả thật chính xác và được điều hành nghiêm ngặt” Những quan niệm phổ biến nhất cho rằng sự sáng tạo là khuynh hướng giúp giải quyết một vấn đề hoặc tạo ra điều gì mới theo một cách thức lạ thường.

Căn cứ vào thành tựu nghiên cứu về tâm lí học sáng tạo, chúng tôi cho rằng, năng lực sáng tạo được thể hiện ra ở những khả năng sau:

- Khả năng phát hiện ra những điểm tương đồng, khác biệt cũng như mối liên hệ giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống. Người có năng lực sáng tạo thường có thói quen quan sát, so sánh và nhất là khả năng tưởng tượng, liên tưởng rất tốt. “Tưởng tượng tự do giúp tạo ra những hình ảnh, cấu thành, thiết kế mới hữu ích mà trong điều kiện tư duy duy lí thông thường không có được”.

- Khả năng tìm tòi, phát hiện ra những vấn đề mới, những giải pháp mới dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có hay những hạn chế, bất cập đang tồn tại hiện hữu. Biểu hiện này thường xuất hiện ở những người có động cơ sáng tạo, có ý chí và

nghị lực để thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn cho cá nhân hay cộng đồng và đặc biệt là phải có một nền tảng tri thức phong phú cũng như khả năng phân tích, suy luận đúng đắn.

- Khả năng giải quyết vấn đề bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau; phân tích, đánh giá vấn đề ở nhiều phương diện, góc nhìn khác nhau. Cùng một vấn đề, một bài toán đặt ra, người có năng lực sáng tạo thường tìm kiếm, phát hiện được nhiều hướng giải quyết, nhiều ý tưởng khác nhau. Người có năng lực sáng tạo thường không dễ dàng chấp nhận những gì đã có mà luôn tìm tòi những cách giải quyết mới, biện pháp mới.

- Khả năng phát hiện ra những điều bất hợp lí, những bất ổn hay những quy luật phổ biến trong những hiện tượng, sự vật cụ thể dựa trên sự tinh tế, nhạy cảm và khả năng trực giác cao của chủ thể. [38].

1.3.2. Cấu trúc năng lực sáng tạo

Trong Tâm lí học, năng lực được định nghĩa: “Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả”.

Có thể kể đến ba thành phần cơ bản trong năng lực sáng tạo, đó là tư duy sáng tạo, động cơ sáng tạo và ý chí. Tư duy sáng tạo: Là hệ thống những thao tác, cách thức của não bộ xử lí, biến đổi các dữ liệu, thông tin nhằm hình thành ý tưởng, lời giải của vấn đề sáng tạo. Do vậy, tư duy sáng tạo phải bao gồm 4 yếu tố hợp thành như sau:

(i) Thông tin, dữ liệu làm chất liệu đầu vào của tư duy, chúng có thể được khai thác từ các nguồn: tri thức, kinh nghiệm (của bản thân và tiếp thu từ xã hội, nhưng chủ thể sáng tạo không trở thành “nô lệ” cho tri thức, kinh nghiệm đã có), khả năng của các giác quan nắm bắt đối tượng.

(ii) Vấn đề sáng tạo (đối tượng, mục đích mà tư duy hướng đến): Tư duy nảy sinh từ những tình huống có vấn đề, tư duy (hay tư duy sáng tạo) luôn có mục đích, do vậy hoạt động của nó mang tính hướng đích chứ không phải là suy nghĩ lan man, không định hướng.

(iii) Hệ thống những thao tác, cách thức của não bộ xử lí, biến đổi (các dữ liệu, thông tin): Hệ thống này hoạt động trên cả 3 bình diện: tự ý thức, tiềm thức và vô thức. Hệ thống này bao gồm những thành tố và cách thức quan trọng như:

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí