3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng cần phát động, khuyến khích sự nhiệt tình, tính sáng tạo của GV trong việc sưu tầm, tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Hiệu trưởng phối hợp và huy động các lực lượng xã hội để hỗ trợ, cấp kinh phí để các trường làm, mua sắm, đầu tư các trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết cho giáo dục.
- Trên cơ sở dự toán nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm, lên kế hoạch phù hợp với sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục như phụ huynh, nhà trường và các cấp ngành khác, để đầu tư dài hơn theo từng mảng như CSVC trường, lớp, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, đặc biệt là trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh.
3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường quản lý kiểm tra đánh giá dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường, đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng Anh phải đáp ứng được với mục tiêu dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp để đánh giá một cách khách quan, thực chất hoạt động dạy và học tiếng Anh, nhằm kiểm tra kết quả học tập của HS, giúp HS đánh giá được bản thân các em đã có những tiến bộ gì? và những gì các em chưa đạt được? Kết quả các bài kiểm tra sẽ tạo động lực thúc đẩy động cơ học tập của HS được tốt hơn. Ðổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng Anh còn giúp Hiệu trưởng, đồng thời cũng giúp GV đánh giá được chất lượng, nắm được trình độ, sức học của HS để tự kiểm tra được hiệu quả của các phương pháp giảng dạy của mình để điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp hơn.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
Nội dung và cấu trúc của các bài kiểm tra cần sát với nội dung kiến thức và chủ điểm đã học trong sách giáo khoa. Khi tiến hành xây dựng phương án kiểm tra Hiệu trưởng sẽ thông qua các quy chế cho điểm, đầu điểm, thời lượng, thời gian của các bài kiểm tra khác nhau đối với từng khối lớp. Đặc biệt nhấn
mạnh yêu cầu theo đặc thù bộ môn tiếng Anh như kiểm tra kiến thức về ngôn ngữ, yêu cầu GV phải chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định sau:
+ Các hình thức kiểm tra, mục đích kiểm tra của từng loại hình là kiểm tra đáng giá năng lực, kiểm tra xác định trình độ, hay kiểm tra kết quả học tập để xếp HS theo nhóm, lớp thích hợp.
+ Xác định kết quả đạt được sau một khoá học, để đánh giá năng lực của HS, phải xây dựng đề kiểm tra cho phù hợp với mục đích, yêu cầu, trình độ, đối tượng HS và kiểm tra kỹ năng gì? Thời gian làm bài, dạng bài, tỷ lệ điểm, số bài kiểm tra trong một học kỳ, một năm học.
3.2.7.3. Cách tiến hành
Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học tiếng Anh phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. Cụ thể là các bài kiểm tra phải nhằm kiểm tra 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong khuôn khổ các kiến thức ngôn ngữ trong nội dung chương trình như sau:
+ Nội dung các bài kiểm tra như bài nói, đọc, nghe, viết phải nằm trong phạm vi các chủ điểm, chủ đề được giới thiệu trong chương trình, nội dung sách giáo khoa đổi mới.
+ Kiến thức từng loại kỹ năng, cần được thực hiện qua kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút. Các bài kiểm tra 1 tiết nên bao gồm ba kỹ năng: nghe - đọc - viết. Các bài kiểm tra học kỳ, cuối năm, thi tốt nghiệp nên gồm năm hình thức: nói - nghe - đọc - viết - và ngôn ngữ.
+ Đánh giá theo thang điểm lớn hơn 10 (100 điểm) sau đó quy về thang điểm 10.
Hiệu trưởng các trường THCS cần:
- Tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, học tập, thông qua các quy chế, nội dung và các hình thức kiểm tra, đánh giá của Phòng GD-ĐT vào đầu các năm học để GV nghiêm túc thực hiện. Đồng thời trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mục tiêu kiến thức của HS để xây dựng, cải tiến các hình thức kiểm tra phù hợp để có thể kiểm tra được kiến thức của HS trong cả một quá trình
học tập.
- Lập kế hoạch thường xuyên, định kỳ và việc kiểm tra, đánh giá GV về mọi mặt. Khi lập kế hoạch kiểm tra cần đưa ra mục đích, nội dung và các tiêu chí để kiểm tra. Việc tổ chức các ban kiểm tra phải đúng cơ cấu, đúng nguyên tắc, cần xây dựng rõ ràng thang điểm kiểm tra. Kết quả kiểm tra cuối cùng phải được quy thành điểm số, từ đó để đánh giá và kết luận mức độ khen thưởng hay kỷ luật. Tăng cường cách kiểm tra 1 tiết, học kỳ (45 phút) chung cho toàn khối, chấm điểm kiểm tra chéo giữa các lớp để đánh giá được trình độ, kiến thức chung của HS và có tính khách quan, công bằng.
- Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo qui định của GV, đánh giá kết quả học tập của HS, vừa quản lý điểm một cách khách quan, công bằng và chính xác, lập ngân hàng đề đối với bộ môn tiếng Anh theo các khối lớp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng qua các đợt thi đua, các đợt kiểm tra định kỳ hay thanh tra toàn diện về dạy học của GV để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời có chế độ, chính sách khen chê, nhắc nhở kịp thời.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng kết hợp với tổ trưởng bộ môn thường xuyên tổ chức kiểm tra dạy và học của GV và HS theo yêu cầu đổi mới của chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp.
- Kiểm tra việc thực hiện theo trách nhiệm được phân công của các bộ phận, tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình thực hiện chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo chương trình mới.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định về các đầu điểm, điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ để từ đó có thể đánh giá được chất lượng
giảng dạy của từng GV, chất lượng học tập của từng lớp, từng khối và chất lượng chung của cả trường.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện hay từng mảng công việc để các trường tổng kết, rút kinh nghiệm và không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả dạy học ngày càng tốt hơn.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
7 biện pháp tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp do tác giả đề xuất trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau, có tính thống nhất, đồng bộ tuân thủ việc quản lý các thành tố của quá trình dạy học từ quản lý kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đến quản lý hai hoạt động quan trọng nhất là quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Ngoài ra còn phải quản lý việc trang bị và sử dung các phương tiện, đồ dùng dạy học, quản lý việc kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học nhằm bổ sung và hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ, tôi đưa ra các biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động dạy học môn tiếng Anh của trường. Do thời gian nghiên cứu có hạn, tôi chỉ xin ý kiến của những chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm về công tác quản lý giáo dục, những giáo viên ngoại ngữ có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm ở các trường. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra
Tiến hành điều tra hai nội dung:
- Điều tra về tính cần thiết của biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.
- Điều tra về tính khả thi của biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra
Đề tài đã tiến hành điều tra 02 lãnh đao, chuyên viên phòng GD&ĐT, 18 CBQL và 30 giáo viên. Tác giả xin ý kiến đánh giá của các đối tượng trên về các biện pháp cụ thể với câu hỏi: Để tổ chức tốt hoạt động dạy học môn tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp cho học sinh ở các trường THCS , xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của “biện pháp tổ chức dạy học môn tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ”?
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Mức độ cấn thiết (50) | Mức độ khả thi (50) | |||||||||
CT | ICT | K | MEAN | TB | KT | IKT | K | MEAN | TB | |
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp | 36 | 14 | 0 | 2,72 | 7 | 32 | 18 | 0 | 2,64 | 6 |
2. Quản lý việc xây dựng, hoàn thiện cơ cấu, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV | 48 | 2 | 0 | 2,96 | 1 | 42 | 8 | 0 | 2,84 | 1 |
3. Thiết lập môi trường giao tiếp và hướng dẫn học sinh học tiếng Anh thông qua giao tiếp | 46 | 4 | 0 | 2,92 | 2 | 37 | 13 | 0 | 2,74 | 3 |
4. Xây dựng qui trình quản lý DH tiếng Anh thông qua hoạt động giao tiếp | 39 | 11 | 0 | 2,78 | 6 | 35 | 15 | 0 | 2,7 | 4 |
5. Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếng Anh | 41 | 9 | 0 | 2,82 | 4 | 31 | 19 | 0 | 2,62 | 7 |
6. Tăng cường quản lý kiểm tra đánh giá dạy học tiếng anh | 44 | 6 | 0 | 2,88 | 3 | 40 | 10 | 0 | 2,8 | 2 |
7. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, HS về DH tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp | 39 | 11 | 0 | 2,78 | 5 | 32 | 18 | 0 | 2,64 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất, Thiết Bị Dạy Học Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thị Xã Phú Thọ
- Các Biện Pháp Tổ Chức Dạy Học Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Sơ Sở Thị Xã Phú Thọ Thông Qua Môi Trường Giao Tiếp
- Biện Pháp 4: Thiết Lập Môi Trường Giao Tiếp Và Hướng Dẫn Học Sinh Học Tiếng Anh Thông Qua Giao Tiếp
- Tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - 11
- Tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
67
Chú thích: - Cần thiết (CT: 3 điểm), Ít cần thiết (ICT:2 điểm), Không cần thiết (KCT:1 điểm).
- Khả thi (KT:3 điểm), Ít khả thi (IKT: 2 điểm), Không khả thi (KKT: 1 điểm)
p://www
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN htt .lrc.tnu.edu.vn
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, cả 7 biện pháp đề xuất là rất cần thiết. Biện pháp được cán bộ, GV đánh giá cao nhất là biện pháp “Quản lý việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu đội ngũ GV, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV giảng dạy môn tiếng Anh theo chương trình mới” với ĐTB = 2,96 điểm, xếp thứ 1. Tiếp đến là biện pháp “Thiết lập môi trường giao tiếp và hướng dẫn học sinh học tiếng Anh thông qua giao tiếp” với ĐTB = 2,92 điểm, xếp thứ 2. Biện pháp “Tăng cường quản lý kiểm tra đánh giá dạy học tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp” xếp thứ 3 với ĐTB = 2,88…. Biện pháp xếp thứ bậc cuối cùng là biện pháp “Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp” với ĐTB
= 2,72 điểm. Kết quả trên khẳng định, để nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp, cũng như hiệu quả quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp thì Hiệu trưởng các trường THCS thị xã Phú Thọ phải quan tâm đến việc quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng thời phải tăng cường công tác quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh cho phù hợp với chương trình mới. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi trong dạy học, GV là người quyết định chất lượng dạy học. Chất lượng đội ngũ GV cao với những phương pháp giảng dạy mới và thích hợp cùng cơ cấu đội ngũ hợp lý, không chồng chéo, quá tải sẽ thúc đẩy được HS học tập tích cực hơn giúp cho chất lượng dạy học tốt hơn. Hai biện pháp được cho là cấn thiết nhất là những biện pháp mang tính quyết định trong tất cả các biện pháp được đề xuất. Mặc dù vậy, các biện pháp khác có tác dụng hỗ trợ và là điều kiện cho các biện pháp cùng nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.
Đối với tính khả thi, số liệu bảng 13 cho thấy - các biện pháp đề xuất đều có thể thực hiện với độ khả thi cao và không có ý kiến nào đánh giá ở mức độ không khả thi. Biện pháp được đánh giá cao nhất là biện pháp “Quản lý việc xây dựng hoàn thiện cơ cấu đội ngũ GV, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV
giảng dạy môn tiếng Anh thông qua môi trường” với ĐTB = 2,84 điểm xếp thứ 1. Đứng thứ hai là biện pháp “Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá dạy học Tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp” với ĐTB= 2,8 điểm xếp thứ 2. Biện pháp “Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp” xếp thứ 5 với ĐTB = 2,64 điểm. Biện pháp có tính khả thi thấp nhất là biện pháp “Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp” với ĐTB = 2,62 điểm. Như vậy, các biện pháp được cho là cần thiết nhất cũng chính là những biện pháp có khả năng thành hiện thực nhất. Hai biện pháp có tính khả thi thấp nhất nhưng với điểm trung bình cũng tương đối cao. Sở dĩ như vậy bởi những biện pháp này kém khả thi hơn bởi một phần lớn do yếu tố khách quan đem lại như nguồn ngân sách hạn chế, trình độ GV chưa tương xứng với những trang thiết bị hiện đại được nhà trường mua về, ...
Bảng trên cũng cho thấy có sự tương đồng trong đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất. Như vậy, có sự phù hợp về mức độ cần thiết và mức độ khả thi trong việc thực hiện các biện pháp nêu trên, hay nói cách khác, các biện pháp được đánh giá là cần thiết thì cũng được thực hiện với tính khả thi cao.
Kết luận chương 3
Trước thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ thì việc đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp của các trường THCS thị xã Phú Thọ là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng đào tạo của các nhà trường nói chung.
Qua khảo nghiệm các biện pháp đã khẳng định mức độ cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp đã đề xuất.