Tổ chức dạy học dự án trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - 14

PHỤ LỤC SỐ 3: BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DỰ ÁN LỚP 10B1

Câu 1. Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta?

A. Thời Văn Lang – Âu Lạc B. Thời Bắc thuộc.

C. Thời Ly C. Thời Trần

Câu 2. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn ở nước ta vào thời kì nào?

A. Thời Tiền Lê B. Thời Ly C. Thời Trần D. Thời Lê.

Câu 3. Phật giáo phát triễn mạnh mẽ nhất ở nước ta vào thời kì nào?

A. Dưới thời nhà Đinh – Tiền Lê B. Dưới thời nhà Ly – Trần.

C. Dưới thời nhà Hồ D. Dưới thời nhà Lê Sơ.

Câu 4. Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà Nho được triều đình trọng dụng nhất?

A. Trương Hán Siêu. B. Chu Văn An.

C. Nguyễn Trãi. D. Phạm Sư Mạnh

Câu 5. Bộ sử đầu tiên của nước ta được biên soạn có nhan đề là:

A. Đại Việt sử. B. Đại Việt sử kí

C. Đại Việt Sử kí toàn thư. D. Đại Việt thông sử.

Câu 6. Tình hình khoa học kĩ thuật ở nước ta từ thế kỉ XI- XV như thê nào?

A. Phát triễn tương đối toàn diện.

B. Đã có những bước tiến đang kể so với thế giới.

C. Chủ yếu phát triển về khoa học xã hội, hạn chế sự phát triễn khoa học kĩ thuật.

D. Phát triễn toàn diện.

Câu 7. Những công trình nghệ thuật, Kiến trúc nào của nước ta thuộc “An Nam tứ đại khí”?

A. Đền Quán Thánh. B. Chùa Trần Quốc

C. Chùa Diên Hựu D. Đền Ngọc Sơn.

Câu 8. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nào mới được truyền bá vào Việt Nam?

A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Thiên Chúa giáo.

Câu 9. Tình hình văn học nước ta thế kĩ XI-XV là

A. Văn học đã phát triễn với nhiều thể loại phong phú.

B. Văn học chữ Hán phát triễn là chủ yếu, với hàng loạt các bài thơ, phú hịch.

C. Nội dung văn học còn mang nặng tư tưởng tôn giáo, nhất là tư tưởng của đạo

Phật.

D. Văn học thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

Câu 10. Chữ Nôm chính thức được đưa vào nội dung thi cử từ

A. Triều Mạc. B. Triều Nguyễn. C. Triều Tiền Lê. D. Triều Tây Sơn.

Câu 11. Tác phẩm Hổ trướng khu cơ và công trình Lũy Thầy gắn liền với nhân vật lịch sử nào?

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Nguyễn Công Trứ.

C. Mạc Thiên Tứ. D. Đào Duy Từ.

Câu 12. Ai là tác giả của tác phẩm Ô châu cận lục?

A. Dương Văn An. B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

C. Lê Quý Đôn. D. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Câu 13. Bài học được rút ra để Việt Nam có thể bắt kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay là?

A. Tích cực phát triển Nho giáo.

B. Khuyến khích học chữ Hán và chữ Nôm.

C. Đẩy mạnh phát triển khoa học - kĩ thuật.

D. Chú trọng các nội dung kinh, sử trong giáo dục.

Câu 14. Những nhà thơ Nôm nổi tiếng từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII là

A. Trương Hán Siêu, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ.

B. Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

C. Trần Nhân Tông, Hàn Thuyên, Đào Duy Từ.

D. Đào Duy Từ, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu.

Câu 15. Nhà Nguyễn chủ trương hạn chế hoạt động của tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Nho giáo.

Câu 16. Thể loại văn học nào phát triển mạnh nhất dưới triều Nguyễn ?

A. Văn học chữ Hán. B. Văn học chữ Nôm.

C. Văn học dân gian. D. Văn học chữ Quốc ngữ.

Câu 17. Tác giả nào dưới thời Nguyễn được vinh danh là danh nhân văn hóa của thế giới?

A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Du.

C. Nguyễn Khuyến. D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 18. Quan xưởng nhà Nguyễn đạt được thành tựu rực rỡ nhất dưới thời nào ?

A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Thiệu Trị. D. Tự Đức.

Câu 19 Công trình văn hóa vật thể nào của nhà Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản thế giới?

A. Phố cổ Hội An. B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Kinh thành Huế. D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 20. Nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI - XVIII chủ yếu phản ánh điều gì

A. Mâu thuẫn trong xã hội

B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình

C. Cuộc sống ấm no của nhân dân

D. Những hoạt động thường ngày của nhân dân

DỰ ÁN LỚP 12A8


Câu 1. Miền Bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước từ sau kháng chiến chống Pháp?

A. Quyết định trực tiếp. B. Quyết định nhất.

C. Quan trọng nhất. D. Cơ bản nhất.

Câu 2. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam những ngày đầu sau hiệp định Giơnevơ là

A. đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh chính trị.

C. khởi nghĩa giành quyền làm chủ. D. bạo lực cách mạng.

Câu 3. Chỗ dựa trong “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là gì?

A. Ấp chiến lược và cố vấn Mĩ. B. Cố vấn Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền.

C. Ngụy quân, ngụy quyền. D. Ấp chiến lược và ngụy quân, ngụy quyền.

Câu 4. Thắng lợi nào của ta chứng tỏ sự đúng đắn của Đảng về việc chuyển hướng sử dụng bạo lực cách mạng?

A. Đồng khởi. B. Ấp Bắc. C. Bình Giã. D. Vạn Tường.

Câu 5. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?

A. Phong trào Đồng khởi B. Chiến thắng Ấp Bắc

C. Chiến thắng Vạn Tường D. Chiến thắng trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

Câu 6. Lực lượng giữ vai trò quan trọng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” là

A. quân đội Sài Gòn. B. quân viễn chinh Mĩ.

C. quân chư hầu. D. lính đánh thuê.

Câu 7. Mĩ leo thang đến cực điểm thông qua chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm

A. kết thúc chiến tranh.

B. buộc ta thất bại và đầu hàng chúng.

C. giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký một hiệp định có lợi cho Mĩ.

D. giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký nhiều hiệp định có lợi cho Mĩ.

Câu 8. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Chiến thắng Vạn Tường.

2. Chiến thắng Ba Gia.

3. Chiến thắng hai mùa khô.

4. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

A. 1-2-3-4 B. 1-3-2-4 C. 2-4-3-1 D. 2-1-3-4.

Câu 9. Điểm khác nhau giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.

D. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương.

Câu 10. Chiến thắng nào của quân và dân ta đã trực tiếp buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Trận “Điện Biên Phủ trên không”

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 11. Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari 1973?

A. Đánh cho Mĩ cút, Ngụy nhào.

B. Phá sản hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho ngụy nhào.

D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào.

Câu 12. Chiến dịch nào đã mở màn cho đại thắng mùa Xuân năm 1975?

A. Tây Nguyên. B. Trị Thiên. C. Huế - Đà Nẵng. D. Hồ Chí Minh.

Câu 13. 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, ở Sài Gòn diễn ra sự kiện gì?

A. Năm cánh quân của ta tiến vào trung tâm Sài Gòn.

B. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.

C. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Câu 14. Chiến thắng Phước Long đã giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam với nội dung là

A. giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

B. tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm1976.

C. nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 - 1975).

D. đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976)..

Câu 15. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong năm 1975 đã đưa cuộc tiến công chiến lược lên thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

A. Chiến thắng Phước Long B. Chiến dịch Tây Nguyên

C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng D. Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 16. Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?

A. Quân Mĩ đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.

B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.

C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 17. Sự kiện lịch sử nào đã mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc Việt Nam?

A. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

B. Cách mạng tháng Tám thành công.

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ.

D. Đại thắng mùa xuân Năm 1975.

Câu 18. Thắng lợi nào đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 19. Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.

B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

C. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 20. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam có thuận lợi cơ bản là

A. các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ nước ta.

B. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn.

D. cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ chấm dứt.

DỰ ÁN LỚP 10B2


Câu 1. Đông Triều nằm ở phía nào của tỉnh Quảng Ninh?

A. Phía Tây B. Phía Nam C. Phía Bắc D. Phía Đông

Câu 2. Phía Đông của thị xã Đông Triều giáp nơi nào sau đây?

A. Hải Dương B. Uông Bí C. Hải Phòng D. Bắc Giang

Câu 3. Phía tây của thị xã Đông Triều giáp huyện nào của tỉnh Hải Dương?

A. Thanh Hà B. Nam Sách C. Chí Linh D. Thanh Miện

Câu 4. Tên gọi Đông Triều có nghĩa là gì?

A. Kinh thành phía Đông B. Kinh thành phía Nam

C. Kinh thành phía Tây D. Kinh thành phía Bắc

Câu 5. Đền thờ vua các Trần nằm ở xã nào của thị xã Đông Triều?

A. Bình Khê B. Tân Việt C. An Sinh D. Bình Dương

Câu 6. Đền An Sinh thờ mấy đời vua Trần?

A. 6 đời B. 7 đời C. 8 đời D. 9 đời

Câu 7. Cụm di tích Yên Đức thuộc xã Yên Đức gồm những di tích nào?

A. Núi Canh, Núi Đồng Thóc, Núi Thung, Núi con chuột, núi Con Mèo.

B. Núi Đồng Thóc, Núi Thung, Núi con chuột, núi Con Mèo.

C. Núi Thung, Núi con chuột, núi Con Mèo.

D. Núi con chuột, núi Con Mèo.

Câu 8. Xã nào của thị xã Đông Triều nổi tiếng là đất trồng Na?

A. Bình Khê B. Việt Dân C. An Sinh D. Bình Dương

Câu 9. Dân tộc thiểu số có số dân đông nhất thị xã Đông Triều?

A. Sán Dìu B. H’Mông C. Mèo D. Dao

Câu 10. Huyện Đông Triều trở thành thị xã vào năm nào?

A. 2012 B. 2013 C. 2014 D. 2015

Câu 11. Quốc lộ 18A nối thị xã Đông Triều với tỉnh nào?

A. Bắc Giang B. Hải Dương C. Hải Phòng D. Nam Định

Câu 12. Tên cổ của thị xã Đông Triều là gì?

A. An Sinh B. Đền Sinh C. Đông Triều D. Quỳnh Lâm

Câu 13. Cụm di tích xã Bình Khê gồm những di tích gì?

A. Chùa Quỳnh Lâm và Am Ngọa Vân B. Chùa Ngọa Vân và chùa Hồ Thiên

C. Đền An Sinh và Chùa Lôi D. Chùa Hồ Thiên và chùa Tuyết

Câu 14. Lễ hội đền An Sinh được tổ chức vào thời gian nào trong năm?

A. 20/8 âm lịch hằng năm B. 20/8 dương lịch

C. 19/8 âm lịch D. 19/8 dương lịch

Câu 15. Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều thuộc địa phận những xã nào?

A. An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An B. Tràng An

C. Bình Khê, Thủy An và Tràng An D. Thủy An và Tràng An

Câu 16. Khu di tích nhà Trần được xếp hạng Quốc gia vào thời gian nào?

A. 1961 B. 1962 C. 1963 D. 1964

Câu 17. Năm 1965, khi Bác Hồ về thăm Quảng Ninh, Bác đã dừng chân ở nơi nào thị xã Đông Triều?

A. Xã Bình Dương B. Xã An Sinh

C. Xã Hồng Thái Tây D. Xã Hồng Thái Đông

Câu 18. Trung tâm đào tạo “Tăng Tài” của cả nước từ thế kỉ XII – XIV là ngôi chùa nào của thị xã Đông Triều?

A. Chùa Yên Tử B. Chùa Ba Vàng

C. Chùa Diên Hựu D. Chùa Quỳnh Lâm

Câu 19. Đông Triều có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

A. 2 dân tộc B. 3 dân tộc C. 4 dân tộc D. 5 dân tộc Câu 20. Vị vua nào của nhà Trần đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287 - 1288?

A. Trần Thái Tông B. Trần Thánh Tông

C. Trần Nhân Tông D. Trần Anh Tông

PHỤ LỤC SỐ 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

(Dành cho Bài trình chiếu Powerpoint, Tập san)

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đạt

được

I. NỘI DUNG

30


1. Nội dung đầy đủ, phù hợp với mục tiêu

5


2. Có sự sáng tạo trong cách tiếp cận và giải quyết

vấn đề

5


3. Vận dụng kiến thức liên môn

10


4. Có phân tích và bình luận, liên hệ thực tế, rút kinh

nghiệm cho bản thân

5


5. Thông tin và số liệu có cập nhật, chính xác

5


II. HÌNH THỨC

20


1. Thiết kế khoa học, rõ ràng

5


2. Độc đáo, sinh động

5


3. Màu sắc hài hòa

5


4. Có ứng dụng công nghệ thông tin

5


III. CÁCH THUYẾT TRÌNH

25


1. Ngôn ngữ rõ ràng, lưu loát

5


2. Hấp dẫn, lôi cuốn, phong thái tự tin

5


3. Công tác chuẩn bị tốt (phát tài liệu…)

5


4. Trả lời phản biện tốt

5


5. Đảm bảo thời gian quy định

5


IV. CÁCH LÀM VIỆC NHÓM

25


1. Xây dựng kế hoạch làm việc nhóm khoa học, hợp

lí, khả thi

5


2. Phân công công việc rõ ràng, phù hợp

5


3. Tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên

5


4. Khả năng phối hợp giữa các thành viên

5


5. Đảm bảo hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn

5


TỔNG ĐIỂM

100


XẾP LOẠI:

Ghi chú:

- Loại Xuất sắc: 90 – 100 điểm. - Loại Khá: 65 – 79 điểm.

- Loại Giỏi: 80 – 89 điểm. - Loại Trung bình: 50 – 64 điểm.

- Loại Yếu: dưới 49 điểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học dự án trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh - 14

Xác nhận của GV T/m nhóm đánh giá

………………………………… …………………………………….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023