Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp vật liệu xây dựng - 5

2.1.3.3.Kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung trong công ty được mở chi tiết cho từng tài khoản cấp 2, cấp 3 theo từng công trình. Cụ thể TK 627_ chi phí sản xuất chung bao gồm 6 tài khoản cấp 2:

TK 6271- chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272- chi phí vật liệu.

TK 6273- chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274- chi phí KH TSCĐ.

TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278- chi phí bằng tiền khác.

Nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng chủ yếu là TK 6271, TK 6274,TK 6277, TK 6278 để phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ của từng đội hoặc từng công trình. Do đơn vị sử dụng phương pháp tực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất chung nên công tác kế toán khoản mục này tương đối đơn giản vì ít phải phân bổ (trừ TK 6274- chi phí KH TSCĐ).

a. Đối với chi phí nhân viên phân xưởng:

khoản mục chi phí này được sử dụng để tập hợp toàn bộ các khoản tiền lương và phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội: đội trưởng, đội phó, nhân viên kỹ thuật, phụ trách công trình…

Hình thức trả lương cũng là lương trả theo sản lượng hoàn thành công việc thực hiện trong tháng. Các khoản giảm trừ lương của công nhân viên phân xưởng này cũng được tính theo tỷ lệ: 5% BHXH, 1% BHYT tính trên tiền lương cơ bản(290.000đ x hệ số lương). Các khoản này cũng được kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng lương,…để nhập vào máy theo định khoản:

Nợ TK 6271

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Có TK 334 (hoặc TK 1111, …)

Đồng thời trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào giá thành: Nợ TK 6271

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp vật liệu xây dựng - 5

Có TK 3382

Có TK 3383

Có TK 3384

Ví dụ : Căn cứ vào bảng tính lương và các khoản trích theo lương kế toản hoạch toán chio phí nhân viên phân xưởng theo định khoản:

Nợ TK 627103 : 2.402.640

Có TK 334 : 2.402.460

Đồng thời ghi:

Nợ TK 627103 : 153.360

Có TK 3382 : 76.680

Có TK 3383 : 25.560

Có TK 3384 : 51.120

Sao khi nhập vào máy theo định khoản trên, các số liệu trên sẽ được tập hợp vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 627103, sổ cái TK 6271, các sổ có liên quan: TK 334, TK 338…

Cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang TK 154:

Nợ TK 154 : 2.556.000

Có TK 627103 : 2556.000

(Biểu 09)

b. chi phí khấu hao tài sản cố định:

Chi phí này bao gồm các khấu hao về máy móc , thiết bị phục vụ thi công, máy móc thiết bị văn phòng công ty… Hàng tháng, quý, kế toán TSCĐ sẽ thống kê, kiểm tra và lập bảng tính Khấu hao TSCĐ và phân bổ cho các công trình thi công, cho cơ quan công ty để xác định chi phí .

Phương pháp tính khấu hao ,ở đơn vị này , mức khấu hao được tính như sau: Mức tính KH trung bình hàng năm của TSCĐ = Error!


Mức tính khấu hao hàng tháng của TSCĐ = Error!


Hàng tháng, kế toán TSCĐ sẽ lập bảng báo cáo khấu hao TSCĐ hàng tháng (biểu

10) để kế toán tổng hợp nhập dữ liệu theo số phân bổ của kế toán TSCĐ: Nợ TK 6274 : 15660544

Chi tiết : Công trình TS công ty Khoáng sản Bắc Cạn: 7855660 Công trình khu CN Bắc Thăng Long : 2557890

……………

Có TK 241 : 15.660.544

C, chi phí dịch vụ mau ngoài: Bao gồm các chi phí về điện nước, điện thoại, chi phí sửa chữa nhỏ, chi thuê máy … và các dịch vụ mua ngoài … Các khoản chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ nên thường được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc tính vào tiền tạm ứng thi công cho công trình … theo định khoản:

Nợ TK 6277

Có TK 1111, 141…

(biểu 12)

d, chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí chung khác các chi phí trên: Chi phí công tác, giao dịch, tiếp khách, … Kế toán căn cứ vào các hoá đơn bán lẻ , hoá đơn tiếp khách, vé tầu xe, cầu đường… để tập hợp cho từng công trình theo định khoản:

Nợ TK 6278

Có TK 111, 141 …


(biểu 13)

2.1.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ

Thông thường, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm lại dở theo quý. Song đối với các công trình có thời điểm thanh toán và bàn giao không trùng với kỳ tính giá thành thì kế toán vẫn tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở vào thời điểm thanh toán. Tại Công ty, việc xác định chi phí và giá thành sản phẩm lại dở được xác định bằng phương pháp kiểm kê trên sổ sách kế toán và trên thực tế khối lượng hoàn thành trong kỳ.

Cuối quý, ban kỹ thuật cùng các đội trưởng, người phụ trách công trình sẽ tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình gửi lên phòng kế toán để xác định khối lượng xây lắp dở dang theo từng công thức.

Giá trị dự toán KLXL dở dang cuối kỳ = Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ x Đơn giá dự toán

Chi phí

=

thực tế

Chi phí thực tế KLDD đầu kỳ

Chi phí thực tế KL

+

xây lắp thực tế PS

Giá trị dự toán

x

KLDD cuối

KLDD Giá trị dự toán KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ

Giá trị dự toán kỳ

+ KLXL dở dang cuối

kỳ


Do công trình trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn khi kiểm kê khối lượng thi công dở dang cuối kỳ bằng không nên công trình được coi là hoàn thành và tiến hành bàn giao nên không còn chi phí dở dang cuối kỳ

2.1.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Đối tượng tính giá thành: công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao.

Phương pháp tính giá thành tại công ty xây lắp VLXD: là phương pháp trực tiếp và tổng cộng chi phí để tính giá thành.

Sau khi tập hợp xong chi phí sản xuất sang TK 154. Xác định sản phẩm làm dở, cuối kỳ, kế toán tiến hàng tính giá thàng sản phẩn hoàn thành bàn giao theo công thức sau:

Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ + chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ – Chi phí thực tế KLXD dở dang cuối kỳ


Vậy căn cứ vào biên bản kiêm kê khối lượng xây lắp dở dang bảng cân đối sản lượn, giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao

Công trình trụ sở công ty khoáng sản Bắc Cạn là: 129.268.503 + 127.542.008 – 0 = 256.810.511

Do đó kế toán sẽ vào kết chuyển xác định giá thành sản phẩm cho công trình này theo định khoản:

Nợ TK 63202 : 256.810.511

Có TK 15402 : 256.810.511

Chương III.


MộT Số NHậN XéT Và Đề XUấT NHằM HOàN THIệN CÔNG TáC Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM TạI CÔNG TY XÂY LắP VậT LIệU XÂY DựNG


I. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp VLXD.

Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy đủ thử thách như nhiệm vụ tìm được hướng đi đúng đắn, đảm bảo làm ăn kinh doanh có hiệu quả có lãi, tự chủ về tài chính là điều kiện cần có để tồn tại một doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề này nên ngay từ đầu khi bước vào sản xuất kinh doanh với sự lỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty, đã và đang từng bước khẳng định mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tổng công ty Xây dựng Sông Hồng và Bộ Xây dựng giao cho. Tuy bước vào hoạt động sản xuất chưa lâu nhưng bước đầu Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và dần đi vào ổn định. Đơn vị với hoạt động chủ yếu là kinh doanh xây lắp các công trình, hiện nay đang mở rộng thêm quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đem lại lợi ích cho công ty và chăm lo tốt hơn cho đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty.

Qua quá trình tìm hiểu thực tếtại Công ty nói chungvà công tác kế tón nói riêng, tôi nhận thấy những ưu điểm và tồn tại cần hải khắc phục như sau:

1. Về ưu điểm:

Nhìn trung công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của công tác quản lý, hợp lệ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,và lập và luân chuyển chứng từ theo đúng chế độ hiện hành.

Bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo Công ty trong việc điều hành sản xuất, quản lý kinh tế, hạch toán theo đúng chế độ hiện hànhvà chính sách của Nhà nước. Đặc biệt là phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng người rất rõ ràng, cụ thể cùng với trình độ, năng lực làm việc, sự nhiệt tình, trung thực của cán bộ kế toán rất cao đã góp phần đắc lực vào công tác kế toán và quản lý đơn vị .

Việc lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung và việc áp dụng phần mền kế toán máy vi tính đã làm giảm đi khối lượng công việc đáng để cho công tác kế toán nhất cho công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn. Thêm vào đó việc phân ra các đội thi công các công trình cụ thể, riêng biệt để giúp cho việc quản lý cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được kịp thời và chính xác.

Riêng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán công ty đã tập hợp và phân bố, tính toán trược tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng quý một cách rõ ràng, đầy đủ, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí và hoạt động sản xuất trong đơn vị. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dangcũng khoa học và hợp lý đã giúp cho việc cung cấp số liệu được chính xác, kịp thời phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm.

2. Về nhược điểm:

Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Theo quy định 1864, chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp : đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ được hạch toán những nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên, tài khoản này cũng được công ty sử dụng để hạch toán chung toàn bộ các chi phí về vật tư dùng để phục vụ máy thi công và sửa chữa lớn xe, máy, thiết bị thi công mà không hề tách riêng khoản mục này sang tài khoản chi phí sử dụng máy. Do đơn vị không tiến hành tính trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, do đó khi phát sinh chi phí này đều được kế toán đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621).

Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung:

TK 627- chi phí sản xuất chung được đơn vị chi tiết theo 6 tài khoản cấp 2 nhằm tập hợp các chi phí có cùng tính chất vào các tài khoản cấp 2. Tuy nhiên, trong thực tế việc hạch toán vào các tài khoản này theo tôi còn thấy là chưa hợp lý:

Đối với TK 6272- chi phí vật liệu: phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ chung cho toàn đội. Tuy nhiên công ty vẫn hạch toán các khoản nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất xây lắp như: đá, cát, vật liệu cốt pha… vào tài khoản này. Các chi phí để hạch toán vào TK 6277, TK 6278 còn nhiều trùng lắp, không rõ ràng theo đứng nội dung, tính chất của tài khoản. Từ đó dẫn đến việc phân chia chi phí sản xuất chung theo

hai tài khoản này trở nên không phát huy tác dụng trong công tác quản lý và phân tích chi phí.

Về hệ thống tài khoản sử dụng:

Hiện nay, trong công ty, chi phí sử dụng máy thi công không được hạch toán vào TK 623 mà được đưa vào TK 627 mà chi phí này lại bao gồm nhiều nội dung nên việc sử dụng chung một TK 627 sẽ không thể bóc tách, theo dõi riêng cho chi phí về sử dụng máy thi công được.

II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp VLXD.

1. ý kiến thứ nhất:

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

Đối với trường hợp vật tư xuất dùng phục vụ cho sửa chữa xe, máy thi công, để phản ánh đúng nội dung tính chất này, kế toán nên hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công (TK 623). Sự thay đổi về cáhc hạch toán này không làm thay đổi theo cách này sẽ lại tăng tính chính xác của tiêu giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả phân tích chi phí.

Việc phân bổ chi phí nhiên liệu cho máy móc thi công công trình trong trường hợp thi công nhiều trình cùng một lúc, việc điều chuyến xe máy thi công giữa các công trình là cần thiết và thường xuyên xảy ra. Mặt khác, đây cũng là một khoản chi phí lớn, Công ty cần phải tiên shành phân bổ chi phí nhiên liệu cho từng công trình để việc tính toán giá thành thật chính xác và hợp lý. Việc phân bố trên là hoàn toàn có thể thực hiện được.

2.ý kiến thứ hai

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Tại công ty xây lắp VLXD có chi phí sử dụng máy thi công khá lớn, mặt khác Công ty có đội máy thi công riêng biệt, không có kế toấn riêng cho từng đội sử dụng máy thi công. Do vậy để việc tổ chức hạch toán sử dụng máy thi công được thuận tiện và dễ dàng thì theo tôi, Công ty nên sử dụng TK 623 chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp riêng toàn bộ kế toán có thể mở chi tiết theo các tài khoản cấp hai và cấp ba cho từng công trình để theo dõi tài khoản cấp hai và cấp ba cho từng công trình để theo dõi

- TK 6231: Chi phí nhân công điều khiển máy

- TK 6232: Chi phí vật liệu

- TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho máy thi công

- TK 6234: Chi phí dịch vụ mua ngoài dành cho máy thi công

- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài dành cho máy thi công

- TK 6238: Chi phí bằng tiền khác cho xe máy thi công

Chú ý: TK 6231: Không bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp điều khiển máy.

Việc sử dụng TK 623 là rất cần thiết đối với Công ty. Nó không chỉ giúp đơn vị hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng và công tác kế toán toàn đơn vị nói chung theo đúng quy định của chế độ kế toán và giúp cho việc phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý và tiết kiệm chi phí

3. ý kiến thứ ba

Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung

Việc hạch toán khoản mục này theo như nhận xét của riêng cá nhân tôi cho thấy là chưa được chính xác và rõ ràng. Cụ thể như: Việc hạch toán chi phí sản xuất chung vào TK 6277, 6278 còn có sự trùng lắp, chưa có sự phân biệt rạch ròi. Vì vậy cần phải tiến hành hạch toán hai khoản mục này thống nhất và cố định thì mới có thể đảm bảo phản ánh đúng nội dung, tính chất của tài khoản này.

Theo tôi, đối với TK 6277, mục chi phí thuê nhân công trong tài khoản này nên hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp vì trong khoản mục ‘’ chi phí nhân công trực tiếp, đã bao gồm chi phí lao động thuê ngoài.

4. ý kiến thứ tư

Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm:

Theo tôi, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí được kịp thời, Công ty nên lập bảng tính giá thành riêng cho từng công trình hoặc cho từng khối lượng sản phẩm bao gồm, chi phí cho từng khoản mục chi phí

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng may thông

- Chi phí sản xuất chung

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí