Công Tác Phân Tích Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm .


Mã 3520 = 96.823.673 x 3.168 = 35.555.511đ

8.627

- Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trong giá thành : Mã 028 = 29.024.263 x 5.459 = 18.365.996 đ

8.627

Mã 3520 = 29.024.263 x 3.168 = 10.658.267đ

8.627


- Chi phí khác thuộc chi phí sản xuất chung trong giá thành : Mã 028 = 23.012.732 x 5.459 = 14.562.015 đ

8.627

Mã 3520 = 23.012.732 x 3.168 = 8.450.717đ

8.627


Tổng cộng giá thành theo các khoản mục đã tính ở trên sẽ được tổng giá thành thực tế như sau:

Mã 028 = 270.506.006 đ

Mã 3520 = 382.819.112 đ

Và giá thành đơn vị của 02 sản phẩm như sau:

Mã 028 =270.506.006 = 26.262,72 đ

10.300

Mã 3520 =382.819.112 = 119.630,97 đ

3.200

Đối với các sản phẩm khác cũng tính toán tương tự.


2.3 - Công tác phân tích kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2.3.1. Thực trạng về công tác phân tích :

Công ty TNHH Thế Anh hiện nay chưa thực hiện công tác phân tích giá thành các sản phẩm :

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm, loại hình sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản xuất theo khách hàng (gia công theo đơn đặt hàng, mẫu mã, kiểu dáng, mức độ phức tạp, chất lượng vải thay đổi liên tục, không cố định. Vì vậy rất khó đặt ra nhiệm vụ hạ giá thành giảm chi phí cũng như so sánh giữa năm trước với năm sau. Mặt khác, mặt hàng của Công ty may mặc rất đa dạng và phong phú lên đến hàng nghìn mã. Bên cạnh đó, bộ phận kế hoạch của Công ty mới chỉ xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chưa xây dựng được các dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung, làm cho chưa xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch. Do đó , thực tế Công ty chưa tiến hành phân tích chỉ tiêu chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm.

2.3.2. Căn cứ vào tài liệu thực tế ta tiến hành phân tích như sau :



Chỉ tiêu


1

Kế hoạch


2

Thực hiện


3

Chênh lệch

Số tiền

4 = 3 – 2

Tỷ lệ %

5=4/2

1. CP NVL TT

277.306.410

280.439.973

+ 3.133.562

+ 1,13%

2. CP NCTT

153.483.117

145.793.613

- 7.689.504

-5,01%

3. CP SX chung

84839892

78.230.864

- 6.609.028

-7,79%

4. CP khấu hao TSCĐ

96.823.673

96.823.673

0

0

5. CP DV mua ngoài

29.024.263

29.024.263

0

0

4. CP bằng tiền khác

23.012.732

23.012.732

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh - 8



5. CPSX= Zsp

664.490.088

653.325.118

- 11.164.970

-1,7%


Nhìn chung công ty đã thực hiện tốt việc hạ chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm thực hiện so với kỳ kế hoạch là 11.164.970 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 1.7%.

Đi sâu vào vấn đề ta nhận thấy việc giảm chi phí sản xuất chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Kỳ thực hiện so với kế hoạch

tăng 3.133.562 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,13%.

- Chi phí nhân công trực tiếp : Kỳ thực hiện so với kế hoạch giảm

7.689.504 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 5,01%.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

- Chí phí dịch vụ mua ngoài : Đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

- Chi phí bằng tiền khác : Đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra .

- Chi phí sản xuất chung : Kỳ thực hiện so với kế hoạch giảm

6.609.028đồng. Với tỷ lệ giảm tương ứng là 7,79%.

Trong bốn loại chi phí trên của Công ty thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất nên khi nó không hoàn thành kế hoạch chi phí đề ra thì làm cho chi phí sản xuất của Công ty tăng lên một khoản tương đối lớn, mặt khác do Công ty làm tốt công tác hạ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nên nó đã làm cho tổng chi phí sản xuất hay giá thành giảm xuống 1,7% so với kế hoạch và tiết kiệm cho Công ty một khoản chi phí là 11.164.970 đồng.

Vì vậy Công ty cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề quản lý nguyên vật liệu nhằm thực hiện tốt kế hoạch chi phí đã đề ra, mặt khác cần tiếp tục phát huy tính tiết kiệm sẵn có ở 2 khâu chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Việc Công ty tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một vũ khí cực kỳ quan trọng trong việc cạnh tranh mở rộng thị trường với các đối thủ cùng ngành khác trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện cho Công ty


tồn tại và phát triển trong tương lai, đồng thời với việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm sẽ làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ được nâng cao do giá thành hạ, góp phần làm tăng doanh thu, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên chức.


CHƯƠNG III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THẾ ANH.


3.1. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thế Anh.

Cùng với sự phát triển của công ty, bộ máy kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn trong cơ chế thị trường, công tác kế toán đóng vai trò tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Công tác kế toán được thực hiện trên cơ sở vận dụng linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc của hạch toán kế toán. Do vậy, cung cấp đầy đủ kịp thời những thông tin quan trọng cho nhà quản lý.

Qua thời gian thực tập tại công ty, được tiếp cận với thực tế sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, công tác tài chính ở công ty TNHH Thế Anh với mong muốn hoàn thiện thêm công tác kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành ở công ty, qua bài khoá luận này, em xin mạnh dạn trình bày những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và công tác kế toán của công ty, tìm ra đâu là nhân tố chi phối để từ đó đề ra những ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói

Chuyên đề tốt nghiệp


chung, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành nói riêng sao cho kế toán thực sự là công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý doanh nghiệp.

3.1.1. Những ưu điểm cơ bản.

Xác định đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt, mà việc tổ chức công tác quản lý chi phí và tính gía thành được phòng kế toán tài vụ của công ty thực hiện một cách nghiêm túc và được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo.

Công ty đã xây dựng được một hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết từ bộ phận thống kê, hạch toán ở xí nghiệp cho đến phòng kế toán - tài vụ ở công ty. Nhờ đó, chi phí sản xuất mà đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp một cách chính xác hơn. Công ty đã tổ chức việc quản lý nguyên vật liệu về mặt số lượng theo một định mức xây dựng khá chi tiết từ trước khi sản xuất và trong qúa trình sản xuất lại được thể hiện trong “ Phiếu theo dòi bàn cắt ” từng tháng ở xí nghiệp và tổng hợp trong “ Báo cáo thanh toán bàn cắt ” theo từng quí trong toàn công ty, nên đã phản ánh chính xác từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng mã hàng, giảm được lãng phí nguyên vật liệu do hạch toán sai như trước. Để khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu, công ty đã thực hiện qui chế thưởng tiết kiệm khá hiệu quả: thưởng 20% giá trị của 80% giá thị trường của số vải tiết kiệm được ( Công ty nhập kho số nguyên vật liệu đó theo đơn đặt hàng bằng 80% giá thị trường ) và thưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi cho xí nghiệp.

Việc thực hiện chế độ khoán lương theo sản phẩm đã khuyến khích các công nhân sản xuất trong xí nghiệp tăng cường và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng NSLĐ từng xí nghiệp nói riêng và toàn công ty nói chung, hạn chế đến mức tối đa sản phẩm làm dở nên công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. Bán thành phẩm kỳ trước chuyển sang kỳ sau chỉ tính phần giá trị nguyên vật liệu đã được hạch toán chi tiết đến từng mã hàng,


còn phần chi phí chế biến phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kì .

Đối tượng tính giá thành là từng mã hàng (nhóm sản phẩm cùng loại ) là phù hợp với đặc điểm của công ty, vì công ty chủ yếu gia công sản phẩm cho đơn vị bạn ( trong và ngoài nước ), mỗi mã hàng có thể bao gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau, nhưng không phân biệt về đơn giá gia công giữa các kích cỡ.

Cơ sở để tính giá thành: Trong bốn loại chi phí trên của Công ty thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất nên khi nó không hoàn thành kế hoạch chi phí đề ra thì làm cho chi phí sản xuất của Công ty tăng lên một khoản tương đối lớn, mặt khác do Công ty làm tốt công tác hạ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung nên nó đã làm cho tổng chi phí sản xuất hay giá thành giảm xuống 1,7% so với kế hoạch và tiết kiệm cho Công ty một khoản chi phí là 11.164.970 đồng .

Công ty TNHH Thế Anh có sáng kiến sử dụng ngay đơn giá gia công sản phẩm ( tức là số tiền công mà công ty nhận được về việc sản xuất gia công sản phẩm ) của mã hàng đó làm hệ số tính giá thành. Đây là sự vận dụng hết sức sáng tạo và đem lại kết quả chính xác cao, vì sản phẩm càng phức tạp, yêu cầu cao thì đơn giá gia công phải cao đồng nghĩa với hệ số tính giá thành cao. Do vậy, việc xác định hệ số tính giá thành như vậy là hợp lý.

Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán NKCT kết hợp với tính toán trên máy vi tính. Đây là hình thức rất tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán của công ty thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong quản lý sản xuất kinh doanh, phòng kế toán của công ty được bố trí hợp lý, chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, có kinh nghiệm với đội ngũ kế toán viên có trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình, sáng tạo, đó là một ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán nói chung và công tác quản lý chi phí và tính gía thành nói riêng.


3.1.2. Những hạn chế cần hoàn thiện.

Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty TNHH Thế Anh còn có những nhược điểm, tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Theo em, để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty TNHH Thế Anh cần khắc phục những nhược điểm sau:

* Về việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

Hiện nay, đối tượng kế toán tập hợp chi phí của công ty là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong khi, công ty sản xuất nhiều mã hàng cùng một lúc, kế toán đã tiến hành tập hợp được chi phí theo xí nghiệp, cho nên xác định đối tượng như vậy thường làm giảm khả năng quản lý chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí.

* Về phương pháp kế toán chi phí:

+ Các khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có được theo dòi từng địa điểm phát sinh chi phí nhưng khi tính giá thành lại được tổng cộng trên toàn công ty rồi lại phân bổ cho từng mã hàng làm giảm tác dụng theo dòi chi tiết.

+ Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính tính vào giá thành, khi hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp bàn cắt thì đầu tấm, đầu nối thường được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp nhưng trong nhiều trường hợp, đầu tấm, đoạn nối, có thể sử dụng để may các chi tiết phụ của các mã hàng khác. Nếu công ty hạch toán toàn bộ chi phí vật liệu chính vào sản phẩm đã hoàn thành thì giá thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành thực tế tiêu hao. Đặc biệt với hàng gia công, thường thì định mức thực tế của các xí nghiệp thấp hơn định mức trong hợp đồng, phần thừa này được công ty theo dòi chi tiết hơn trên “ Báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu” nhưng lại không được tính trừ vào chi phí sản xuất ( ghi giảm chi ) nên dẫn đến việc tính giá thành thiếu chính xác ảnh hưởng đến việc ra quyết


định của công ty trong chấp nhận đơn đặt hàng, xác định kết quả đối với từng mã hàng...

+ Về phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất gia công theo xí nghiệp, trong khi lại thường sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng. Trong một số trường hợp, có những đơn đặt hàng khi đến kỳ hạch toán ( cuối quí ) vẫn chưa hoàn thành công việc thì việc tập hợp theo từng xí nghiệp không chính xác vì lương khoán theo sản phẩm.

Mặt khác, khoản trích theo lươngtheo chế độ qui định: khoản này vào chi phí sản xuất: 19% trên tổng quỹ lương thực tế ( coi lương cơ bản = lương thực tế ). Hoặc 17% trên tổng qũi lương cơ bản ( Trích BHXH, BHYT ) và 2% trên tổng quỹ lương thực tế ( trích KPCĐ ).

ở đây, công ty TNHH Thế Anh tính cả 19% trên tổng quỹ lương cơ bản ( tương tự với chi phí nhân viên qủan lý phân xưởng ), từ đó làm cho khoản chi phí này trong giá thành giảm, không đúng quy định của chế độ. Đồng thời, làm cho khoản tài trợ cho các hoạt động công đoàn giảm, không phản ánh chính xác mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến hoạt động này. Thường thì nếu trích theo lương thực tế, đơn vị nào làm ăn có hiệu quả, đời sống công nhân càng cao thì kinh phí công đoàn cao hơn, họat động công đoàn được đẩy mạnh.

+ Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung:

Tại công ty TNHH Thế Anh, kế toán công ty không tập hợp chi phí sản xuất chung để tính giá thành theo đối tượng từng xí nghiệp thành viên ( mặc dù khi theo dòi chi tiết phát sinh công ty có khả năng thực hiện ) mà tập hợp trong toàn công ty vào cuối mỗi quý để tính giá thành bằng cách phân bổ cho mã hàng theo sản lượng qui đổi. Do vậy, công ty không theo dòi được tình hình tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất chung của mỗi xí nghiệp, từ đó có thể dẫn tới tình trạng giá thành cao do không quản lý được chi phí sản xuất chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022