2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp theo chế độ kế toán hiện hành
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Tài khoản sử dụng gồm:
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nó được sử dụng để tập trung tất cả các khoản mục chi phí về nguyên vật liệu chính phụ, vật tư sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp các công trình hoặc là vụ, dịch vụ phát sinh trong kỳ. TK 621 được mở chi tiết theo dõi cho từng công trình, hạng mục công trình… Và đến cuối kỳ sẽ chuyển toàn bộ chi phí sang TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- TK 622 chi phí nhân công trực tiếp phản ánh toàn bộ số thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp thi công xây dựng công trình công nhân phụ vụ thi công. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154
- TK 623. Chi phí sử dụng máy thi công: TK này dùng để tập hợp phân bổ chi phí sử dụng xe, máy, thiét bị thi công cho có trình hạng mục công trình. Riêng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sử dụng máy thi công thì không hạch toán vào TK này mà có được phản ánh vào TK 627 chi phí sản xuất chung.
- TK 627 chi phí sản xuất chung được sử dụng dể phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến việc phụ vụ quản lý sản xuất sản phẩm phát sinh trong các bộ phận, tổ đội sản xuất thi công
- TK 154: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được dùng để tổng hợp toàn bộ các chi phí bỏ ra để tính giá thành cho sản phẩm xây lắp được mở chi tiết để theo dõi riêng cho từng công trình.
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan: TK 111, TK 112, TK 152, TK 632…
Ta có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo sơ đồ sau
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp vật liệu xây dựng - 1
- Tổ Chức Bọ Máy Quản Lý Công Ty Xây Lắp Vật Liệu Xây Dựng
- Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp
- Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp vật liệu xây dựng - 5
- Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp vật liệu xây dựng - 6
Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.
Sơ đồ 1: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp KKTX
(1)
(4)
(8)
TK334,338
TK 622
TK 138
TK 111, 112,152,153 TK 621 TK 154 TK 152
III. Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hoặc chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu hoặc chấp nhận thanh toán
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chụi. Hiện nay, trong các doanh nghiệp, sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể tính theo một trong các cách sau.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
Trong sản phẩm dở dang trong xây dựng được xác định thu phương phát triển kê khối lượng làm dở cuối kỳ. Vịêc tính giá trị sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng làm công tác xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu người giao thầu.
Nếu sản phẩm xây lắp quy định bàn giao thanh toán sau khi đãn hoàn thành toàn bộ công trình thì phần công trình hoặc hạng mục công trình chưa hoàn thành bàn giao thanh toán sẽ được coi sản phẩm xây lắp dở dang. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh thuộc công trình hoặc hạng mục công trình đó đều là chi phí của sản phẩm dở dang. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành được bàn giao thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đó sẽ được tính vào giá thành công trình.
Nếu những công trình hoặc hạng mục công trình được bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn xây lắp thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa được bàn giao thanh toán được coi là sản phẩm dở dang. Những chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ được tính toán một phần cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình và được tính theo công thức sau:
Chi phí
Chi phí thực tế KLXL
dở dang +
thực hiện đầu kỳ
Chi phí thực tế KLXL thực hiện
trong kỳ
Chi phí dự toán KLXL
thực tế
KLXL dở dang cuối kỳ
= Chi phí KLXL hoàn
thành bàn giao trong
+
kỳ theo dự toán
Chi phí dự toán x KLXL dở dang cuối kỳ theo mức
độ hoàn thành
thực hiện cuối kỳ theo mức độ hoàn thành
Ngoài ra khi xây dựng công trình hạng mục công trình có thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành bộ công việc thì giá trị của sản phẩm làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê, đánh giá.
IV. Giá thnàh sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
4.1 Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy định.
Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng thường mang tính chất cao biệt. Mỗi công trình hay hạng mục công trình hoàn thành theo một thời điểm nhất định đều có một giá thành riêng và đều được xác định trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành là một chỉ tiêu quan trọng để xác định giá trúng thầu và hiệu quả kinh tế của hoạt động xây lắp
Trong sản xuất xây lắp thường có các loại giá thành như sau:
a. Giá dự toán
Giá dự toán của công trình xây lắp là giá thành được xác định dựa trên khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế được duyệt, cả mức dự toán và đơn giản xây dựng cơ bản do cấp có thẩm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng giá cả thị trường.
Giá thành dự toán < Giá trị dự toán
Giá trị dự tián = Giá thành dự toán + Thu nhập chịu thuế tính trước + thuế
Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi và trúng thầu các công trình xây lắp thì việc phấn đấu hạ giá thành, giảm chi phí là điều kiện thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Giá thành dự toán trong quá trình đấu thầu chia thành 2 loại
- Giá đấu thầu công tác xây lắp: Đây là loại giá do chủ đầu tư chưa ra để các tổ chức đầu tư ra để các tổ chức xây lắp lấy làm căn cứ để xây dựng giá trị thầu của mình.
- Giá thành hợp đồng xây lắp là loại giá thành dự toán ghi trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với tổ chức trúng thầu sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu.
b. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp
Đây là loại giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụh thể doanh nghiệp về định mức, đơn giá, biện pháp thi công qua thành kế hoạch trong 1 kỳ nhất định theo công thức.
Giá thành kế hoạch của Công ty, hạng mục Công ty = Giá thành dự toán của Công ty, hạng mục Công ty – Mức hạ giá thành kế hoạch
c. Giá thành thực tế của công tác xây lắp
Giá thành thực tế của công tác xây lắp là biểu hiện bằng tiêu của những chi phí thực tế bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp nó được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất của lượng xây lắp thực hiện trong kỳ.
Cả ba loại giá thành trên đều có mối quan hệ và được biểu hiện như sau:
Giá thành dự toán Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế
Ngoài ra căn cứ vào phạm vi tính giá thành sản phẩm xây lắp còn được theo dõi qua 2 chỉ tiêu.
- Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh: Là giá thành của các công trình hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng theo thiết kế đã ghi trong hợp đồng, được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
- Giá thành công tác xây lắp thực hiện: Là giá thành của khối lượng công tác đảm bảo thảo mãn các điều kiện như sau:
- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng đã quy định
- Khối lượng xây lắp phải được xác định cụ thể và được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
4.2. Đối tượng tính giá thành
Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường chính là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do vậy, đối tượng tính giá trong doanh nghiệp xây dựng là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
4.3. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá thành trong một thời kỳ nhất định. Kỳ tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất và tính thức nghiệm thu khối lượng và bàn giao công trình hoàn thành. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành được chọn là tháng, còn các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành thường là thời gian mà sản phẩm xây lắp được hoàn thành và bàn giao thanh toán.
4.4. Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo khoả mục chi phí đã quy định và đúng kỳ tính giá thành.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để tính giá thành của sản phẩm xây lắp là:
a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm chính là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh được tập hợp cho sản phẩm đó sau khi đã tính chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, quy trình công nghệ sản xuất giảm đơn, ổn định. Như vậy giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức sau:
Z = Dđk + C – Dck
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm
Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
Phương pháp này giúp cho việc tăng cường kiểm tra các chi phí sản xuất theo định mức quy định, đồng thời tạo điều kiện tính toán giảm đơn, cung cấp thông tin về giá thành kịp thời. Nội dung của phương pháp này như sau:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để đề ra giá thành định mức cho sản phẩm.
- Tổ chức công tác hoạch toán số chi phí sản xuất thực tế phù hợp và định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức.
- Thường xuyên tập hợp và phân tích những chênh lệch này để đề ra biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy giá thành theo phương pháp này sẽ được tính như sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp
Chênh lệch do thay đổi định mức Chênh lệch do thoát ly định mức
Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp tính giá thành xây lắp khác như tính giá thành theo đơn đặt hàng, theo hệ số… Tuy nhiên, việc lựa chọn và áp dung phương pháp nào còn tuỳ thuộc và đặc điểm tổ chức quản lý và tình hình thực tế doanh nghiệp.
V. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản Phẩm
Vì Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên tôi xin được đề cập về hình thức này .
Trong hình thức kế toán Nhật ký chung, để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Kế toán Công ty sử dụng các sổ kế toán sau:
- Sổ Nhật ký chung: được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, phản ánh các quan hệ đối ứng theo tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái.
- Sổ cái tài khoản: được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản kế toán như sổ cái TK621, 622, 623, 632....
- Sổ chi tiết tài khoản: được sử dụng để phản ánh chi tiết các đối tượng kế toán cần theo dõi chi tiết mà trên sổ kế toán tổng hợp không đáp ứng được bao gồm các sổ chi tiết tài khoản chi phí: TK 621, 622, 627,... và các tìa khoản phản ánh giá thành: TK154, 632, ...
Ngoài ra doanh nghiệp còn lập bảng cân đối phát sinh vào cuối tháng. Còn cuối quý, năm lập báo cáo Tài chính, báo cáo quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương II: Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp VLXD
I. Tổng quan về Công ty xây lắp vật liệu xây dựng
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây lắp VLXD
Công ty xây lắp VLXD tiến thân là Công ty vật liệu xây dựng được thành lập theo quyết định số 124/BXD – TCLĐ ngày 26/1/1996 của Bộ trưởng bộ xây dựng trên cơ sở chấm dứt hoạt động của Liên hiệp các xí nghiệp đá, cát, sỏi, thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng. Theo quyết định số 33/BXD – TCLĐ ngày 20/1/1997, Công ty vật liệu xây dựng được đổi tên thành Công ty xây lắp VLXD trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng.
Công ty xây lắp VLXD là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định; tự chụi trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do mình quản lý, có con dấu, tài sản riêng và được mở tài khoản tại các Ngân hàng theo quy định của Nhà nước Công ty chụi sự quản lý của Nhà nước, Bộ xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước khác theo pháp luật.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 72 – Phố An Dương – Tây Hồ – Hà Nội. Điện thoại: 04.8294852
Ngay từ khi mới thành l ập, Công ty đã được Tổng Công ty Sông Hồng và các đơn vị khác mới thầu các công trình lớn mang tầm Quốc gia như, công trình lăng Hồ Chủ Tịch, cung văn hoá Hữu Nghị, công trình thuỷ điện Hoà Bình… cũng như các công trình dân dụng khác mà đơn vị đã tham gia thi công đều đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Qua 7 năm đi vào hoạt động kể từ khi tách khỏi liên hiệp các xí nghiệp đá, cát sỏi đến nay, mặc dù đứng trước rất nhiều khó khăn thiếu thốn về vốn, thị trường biến động nhưng Công ty vẫn không ngừng đi lên và dần đi vào ổn định để khẳng định vị trí của mình trên nền kinh tế thị trường.