giao kết hợp đồng (chủ đầu tư với nhà thầu hoặc giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ). Tại Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong quy trình tổ chức sản xuất được thực hiện như sau:
Lập, gửi hồ sơ tham gia đấu
Thông báo trúng thầu, giao kết hợp đồng với chủ đầu tư, thầu
Lập phương án tổ chức thi công
Lập phương án tổ chức thi công
Tổ chức thực hiện thi
công
Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Đối Tượng Tính Giá Thành Sản Phẩm.
- Kế Toán Chi Phí Trong Điều Kiện Khoán A, Nội Dung
- Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Tư Vấn Xây Dựng Và Thương Mại Anh Phong.
- Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp A, Đặc Điểm
- Kế Toán Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Ở Công
- Phương Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Tư Vấn Xây Dựng Và Thương Mại Anh Phong.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Công trình hoàn thành, làm quyết toán bàn giao công trình cho chủ thầu
c, Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tư vấn xây dựng và thương mại Anh Phong ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm xây dựng
Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chủ yếu là thi công xây dựng công trình cầu. Đây là ngành mang tính chất đặc thù khác biệt so với các ngành sản xuất kinh doanh khác.
Do đặc điểm của ngành xây lắp là quá trình thi công thường diễn ra ở những địa điểm xa đơn vị trong khi khối lượng vật tư thiết bị lại rất lớn nên dễ xảy ra hao hụt mất mát. Vì vậy, Công ty tổ chức sản xuất theo từng đội thi công, người đứng đầu Đội thi công được gọi là Giám đốc dự án, mỗi Đội thi công có một hệ thống
nhân lực gián tiếp để vận hành dự án gồm: kĩ sư, vật tư, kế hoạch, thống kê – kế toán. Theo đó các đội thi công sẽ chịu trách nhiệm trước Công ty về tiến độ, chất lượng công trình. Công ty sẽ cung cấp nhân lực, vật tư, thiết bị đến tận chân công trường.
Trong suốt quá trình thi công các đội thi công chịu sự giám sát chặt chẽ của các phòng ban như Phòng kế hoạch, Phòng kĩ thuật, Phòng kế toán. Đầu tháng, Giám đốc dự án lập kế hoạch tài chính gửi cho các phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu và trình Giám đốc phê duyệt.
Khi một công đoạn hoặc hạng mục công trình hoàn thành thì Giám đốc dự án phối hợp với các phòng ban tiến hành công tác nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư hoặc thầu chính.
d, Đặc điểm công tác tổ chức kế toán
Hiện nay, Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong áp dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của bộ trưởng Bộ Tài chính và các chuẩn mực, quy định hiện hành.
Tất cả các chứng từ kế toán phát sinh tại dự án đều được tập hợp và hạch toán tập trung tại Phòng kế toán của Công ty.
Hệ thống tài khoản kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản:
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 623: Chi phí máy thi công trực tiếp
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 632: Giá vốn hàng bán
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê KKTX.
Kỳ kế toán: Kỳ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12.
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
Ngoài ra đơn vị đã sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác hạch toán và tính giá thành sản xuất. Phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm kế toán Esoft.
Hình ảnh giao diện phần mềm kế toán Esoft
e. Hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán được áp dụng
Hình thức kế toán: Hiện nay Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng và Thương mại Anh Phong đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, tập trung tại văn phòng công ty trên cơ sở tập hợp các chứng từ phát của các đội xây lắp.
2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH tư vấn xây dựng và thương mại Anh Phong.
2.2.1. Thực trạng vận dụng các nguyên tắc kế toán trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Anh Phong.
Công ty đã xây dựng dự toán chi phí ngay từ khi ký kết hợp đồng. Các chi phí phát sinh đều được tập hợp đầy đủ trên sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục chi phí cho từng hợp đồng xây dựng.
Tuy nhiên việc xác định nội dung chi phí chưa đúng với chuẩn mực VAS15, có rất nhiều khoản mục chi phí theo quy định được tính vào hợp đồng xây dựng nhưng lại không tính, cụ thể:
+ Chi phí bảo hành công trình: Công ty không tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình mà khi thực tế phát sinh khoản chi phí này, công ty hạch toán vào chi phí khác, chi phí quản lý,...
+ Tất cả chi phí lãi vay của công ty hiện nay đều được ghi nhận là chi phí tài chính, mà chưa xác định được khoản nào vốn hoá để ghi nhận chi phí sản xuất, chưa phân bổ chi phí lãi vay dài hạn cho từng công trình. ( Phụ lục 2.1)
+ Các khoản làm giảm chi phí HĐXD như: Thu hồi phế liệu, thanh lý máy móc, thiết bị thi công …của từng HĐXD không được hạch toán ghi giảm chi phí mà ghi tăng thu nhập khác (711). (Phụ lục 2.2)
+ Về ước tính giá trị dở dang cuối kỳ còn mang tính chủ quan của công ty.
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp
2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí
Mỗi hợp đồng, dự án được giao kết với chủ đầu tư, thầu chính là một hạng mục hoặc một công trình hoàn chỉnh do đó mỗi hợp đồng là một đối tượng tập hợp chi phí cụ thể.
2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí
Nguyên tắc tập hợp chi phí là chi phí phát sinh tại công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình và hạng mục công trình ấy.
Đối với những khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng không thể tách riêng cho từng công trình như: chi phí quản lí (TK 642), chi phí tài chính (TK635) thì được phân bổ cho các công trình theo tỉ lệ doanh thu.
Hàng tháng, căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh và căn cứ dự toán đã được lập Phòng kế toán và Phòng kế hoạch sẽ tiến hành rà soát đối chiếu và quyết toán với các Giám đốc dự án.
Các chi phí để thực hiện dự án chủ yếu gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Nội dung cụ thể của từng khoản mục chi phí như sau:
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): bao gồm giá thực tế của vật liệu chính (đá, nhựa đường, xi măng,...), vật liệu phụ (phụ gia bê tông,...), các cấu kiện rời lẻ các vật liệu luân chuyển (như ván khuôn ,...) cần cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp. Khoản mục chi phí NVLTT không bao gồm vật liệu dùng cho chạy máy thi công. Khoản mục chi phí NVLTT được theo dõi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): bao gồm tiền lương, tiền công trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân phục vụ xây lắp. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm chi phí nhân công trực tiếp lái máy và phụ máy. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
Khoản mục chi phí máy thi công (CPMTC): là các khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công (máy lu, máy ủi...) bao gồm: khấu hao cơ bản máy thi công, tiền lương công nhân lái máy và phụ máy, chi phí nhiên liệu động lực cho việc chạy máy, chi phí phải trả về thuê ngoài máy thi công, chi phí phải sửa chữa lớn, nhỏ máy thi công.
Khoản mục chi phí sản xuất chung (CPSXC): là những chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng mang tính chất chung cho toàn bộ quản lý bao gồm tiền lương cho nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho quản lý đội, chi phí hội họp, tiếp khách (ban điều hành, ban giám đốc,...), các chi phí bằng tiền khác và chi phí của các đơn vị thầu phụ nhỏ lẻ khác (các đơn vị nhận lại một phần công việc mà Anh Phong đã được nhận)
2.2.2 Thực trạng phương pháp kế toán
2.2.2.1. Thực trạng kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a) Đặc điểm
Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp của công ty thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp.
Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.
Nguồn NVL cung cấp cho sản xuất của Công ty chủ yếu là do mua ngoài.
Để đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm trong công tác thu mua NVL, những vật tư có thể mua từ nhà cung cấp trong nước phục vụ công trình thường được mua ngay tại các đơn vị của công ty cung cấp tin cậy, lâu dài nơi công trường đang thi công hoặc những địa phương lân cận. Sau đó vật tư được đưa thẳng đến chân công trình hoặc nhập kho NVL tại công trường tùy vào thỏa thuận khi mua.
b) Phân loại
Vật liệu của công ty bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ có nội dung và công dụng khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán tổng hợp cũng như hạch toán chi tiết tới từng loại, từng thứ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nên kế toán cần phải phân loại. Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu dựa trên nội dung kinh tế vai trò của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu cụ thể là:
NVL chính: là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xây dựng, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của công trình. Các NVL chính ở đây có thể là đá, xi măng, cát, sỏi, gạch, sắt, thép,...
Vật liệu phụ: là các vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm, vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quá trình xây lắp nhằm tăng chất lượng công trình như phụ gia, bê tông, sơn, đinh, dây, bột màu,...
c, Quy trình hạch toán
Sau khi cán bộ kĩ thuật tính mức dự toán về nguyên vật liệu, trình lên chỉ huy trưởng. Chỉ huy trưởng xem xét, và làm đề nghị cung cấp vật tư (phụ lục 2.3) trình lên ban giám đốc. Sau khi ban giám đốc duyệt mức dự toán nguyên vật liệu đó sau đó giao cho phòng vật tư tiến hành mua.
Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng cho công trình. Trường hợp các đơn vị thi công tự đi mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. Hợp đồng mua bán (phụ lục 2.4), phiếu xuất kho (phụ lục 2.5) và chứng từ liên quan như hoá đơn GTGT (phụ lục 2.6) hoặc hoá đơn bán hàng trực tiếp, hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán.
Theo quy định của Công ty nguyên vật liệu chính được bảo quản tại các kho (nơi thực hiện dự án) . Hoặc được đưa thẳng vào sử dụng (không qua kho).
Hàng ngày, căn cứ vào toàn bộ chứng từ: Hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT mua vật tư phát sinh trong tháng kế toán đội xây lắp lập Bảng tổng hợp chi tiết vật tư của từng công trình thi công.
Bảng tổng hợp chi tiết vật tư (Phụ lục 2.7) là chứng từ kê khai các vật tư mua và sử dụng phục vụ thi công công trình trong tháng của từng công trình, hạng mục công trình chi tiết từng đội xây lắp.
Kế toán tiếp nhận hóa đơn, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn mua vào. Sau đó tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán.
Tài khoản chi phí nguyên vật liệu: sử dụng Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Các vật tư chính có giá trị lớn như cát, đá, xi măng,…thì yêu cầu nhập kho
152. Các vật tư phụ và nhỏ lẻ như: đinh, ốc, que hàn,…thì cho thẳng vào chi phí công trình 621.
Máy tự động đưa số liệu vào sổ kế toán liên quan: Báo cáo nhập xuất tồn vật tư (theo giá) (phụ lục 2.8), Sổ chi tiết TK 621 (phụ lục 2.9), Sổ cái TK 621.
định.
Sau khi nhập liệu xong, kế toán sẽ sắp xếp và lưu giữ chứng từ theo đúng quy
Kế toán nguyên vật liệu thông qua kết quả hạch toán chi phí vật liệu tiêu hao
thực tế theo từng nơi phát sinh, cho từng đôí tượng chịu chi phí thường xuyên kiểm tra đối chứng với định mức và dự toán để phát hiện kịp thời những lãng phí mất mát hoặc khả năng tiết kiệm vật liệu của công trình, xác định nguyên nhân, người chịu trách nhiệm để xử lý hoặc khen thưởng kịp thời.
Quy trình hạch toán chứng từ vật tư tại Công ty có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Đề nghị cung cấp vật tư Trình duyệt giám đốc
Phòng vật tư tiến hành mua và
giao đến chân công trình
Phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn tài chính
Hạch toán từ phần mềm kế
Sổ nhật kí chung
Sổ chi tiết TK
Sổ cái TK 621
Sơ đồ 2.3: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ví dụ: Ngày 28/04/2021 công ty Anh Phong có mua nguyên vật liệu phục vụ thi công là Xi măng The visai bao PCB40, của công ty cổ phần Long Thành Đức để phục vụ thi công hạng mục vỉ hè PK5 – Dự Án Vinhomes Smart City. Với tổng tiền hàng là 171.818.815. Giá chưa bao gồm VAT. Chưa trả tiền cho người bán.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 00005030 (Phụ lục 2.6) . Sau đó tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán.
Kế toán hạch toán:
Nhập kho: Vinhomes Smart City Nợ TK 152: 171.818.815 đồng
Có TK 3311: 171.818.815 đồng
Nợ TK 1331: 17.181.818 đồng
Có TK 3311: 17.181.818 đồng