Phân Bố Nhiễm Chlamydia Theo Nhóm Tuổi Trước Can Thiệp


25%

22,1

20

15,3

16,7

15

12,8

≤ 20 tu i

10,2

11,1

10,3

10 8,2 8,2

21-30 tu i

≥31 tu i

5


0

Chung

MDĐP

MDNH


Biểu đồ 3.6. Phân bố nhiễm Chlamydia theo nhóm tuổi trước can thiệp

Biểu đồ 3.6 cho thấy trong số những người ≤ 20 tuổi có 12,8% nhiễm Chlamydia. Tỷ lệ nhiễm trong nhóm tuổi 21-30 là 15,3% và nhóm tuổi ≥ 31 tuổi là 10,2%. Trong nhóm BDĐP, tỷ lệ nhiễm trong nhóm tuổi ≤ 20 tuổi là 16,7%, trong nhóm tuổi 21-30 là 22,1% và nhóm ≥ 31 tuổi 11,1%. Trong nhóm BDNH, tỷ lệ nhiễm trong nhóm tuổi ≤ 20 tuổi là 10,3%, còn trong 2 nhóm tuổi 21-30 và ≥ 31 tuổi đều có tỷ lệ nhiễm là 8,2%.


25 %

22,8

20

15

14,4

13,4

14 14,5

11,5

11,6

10 8,5

6,5

Chưa có chồng

Đang có chồng Đã từng có chồng

5


0

Chung

MDĐP

MDNH


Biểu đồ 3.7. Phân bố nhiễm Chlamydia theo tình trạng hôn nhân trước can thiệp (n=499)


Biểu đồ 3.7 cho thấy: tỷ lệ nhiễm Chlamydia trong nhóm chưa từng kết hôn (chưa có chồng) là 14,4%, nhóm đang có chồng là 11,5% và nhóm đã từng có chồng là 13,4%. Trong nhóm BDNH, những người chưa từng kết hôn và những người đang có chồng có tỷ lệ nhiễm dưới 10% (6,5% và 8,5%) và những người đã từng có chồng (bao gồm đã li dị/ li thân/ góa chồng) có tỷ lệ nhiễm 11,6 %. Trong nhóm BDĐP, những người chưa từng kết hôn cỏ tỷ lệ nhiễm cao hơn (22,8%) những người đang có chồng (14%) và những người đã từng có chồng (14,5%).


3.1.2.3. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV và các STI

Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ nhiễm STI theo tình trạng nhiễm HIV trước CT


Tỷ lệ nhiễm

HIV (-) (n=416)

HIV (+) (n=83)

P

SL

%

SL

%

Lậu

9

2,2

0

0

0,17*

Chlamydia

58

13,9

9

10,8

0,45

Giang mai

4

1,0

0

0

0,48*

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 10

* Fisher exact test Theo bảng 3.3, trong những người bị nhiễm HIV, không ai nhiễm lậu và giang mai. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trong những người bị nhiễm HIV là 10,8% trong những người không bị nhiễm HIV là 13,9%


3.1.3. Các hành vi nguy cơ nhiễm HIV và STI của PNBD tại 4 quận Hà Nội năm 2005 -2006

3.1.3.1. Tuổi bán dâm, thời gian hành nghề và số lượng bạn tình của PNBD


Bảng 3.4. Tuổi bán dâm, thời gian hành nghề và số lượng bạn tình


Đặc trưng

Chung (n=499)

BDĐP

(n=275)

BDNH (n=224)

p

Tuổi bắt đầu bán dâm





Trung bình

24,2

25,2

22,9

0,0001

Độ lệch chuẩn

5,9

6,7

4,5


Thời gian hành nghề





Trung bình

4,1

4,4

3,7

0,047

Độ lệch chuẩn

3,9

4,1

3,5


Số lượng bạn tình/tháng





Trung bình

21,7

21,2

22,3

0,59

Độ lệch chuẩn

20,0

18,9

21,4


Số lượng khách lạ/tháng





Trung bình

14,8

15,3

14,2

0,52

Độ lệch chuẩn

17,6

17,6

17,4


Số lượng khách quen/tháng





Trung bình

5,5

4,9

6,3

0,07

Độ lệch chuẩn

7,6

5,7

9,4



Bảng 3.4 cho thấy khi PNBD khoảng 24 tuổi, họ bắt đầu bán dâm. Tuổi trung bình khi bắt đầu bán dâm của BDĐP cao hơn so với BDNH (25,2 so với 22,9; p=0,0001, t test). Thời gian bán dâm trung bình là 4,1 năm, nhóm BDĐP là 4,4 năm, lâu hơn BDNH (3,7 năm) (p=0,047, t test). Mỗi tháng, PNBD được điều tra trước can thiệp có 21,7 bạn tình, 14,8 khách lạ và 5,5 khách quen. Số khách quen và số khách lạ hàng tháng của BDĐP không khác biệt với BDNH.


3.1.3.2. Hiểu biết về HIV của PNBD ở Hà nội trước can thiệp

Bảng 3.5. Kiến thức cơ bản về HIV của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2006



Kiến thức về HIV

%


p

Chung

(n=499)

BDĐP

(n=275)

BDNH

(n=224)

Từng nghe giới thiệu về HIV/AIDS

87,2

85,5

89,3

0,20

Tự cho bản thân có nguy cơ mắc

HIV cao

25,7

29,8

20,5

0,02

Hiểu biết cơ bản đầy đủ về HIV

43,1

36,4

51,3

0,001

QHTD chung thủy làm giảm nguy

cơ lây nhiễm HIV

81,6

77,8

86,2

0,02

Luôn sử dụng BCS đúng cách làm

giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

83,8

81,1

87,1

0,07

Dùng chung BKT khi TCMT làm

tăng nguy cơ lây nhiễm HIV

80,0

79,6

80,4

0,84

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng

không làm lây nhiễm HIV

66,3

61,5

72,3

0,01

Muỗi hoặc côn trùng cắn không

truyền HIV

56,3

50,9

62,9

0,007


Bảng 3.5 cho thấy trong điều tra trước can thiệp, 87,2% PNBD đã từng nghe giới thiệu về HIV/AIDS. Tỷ lệ PNBD cho rằng bản thân có nguy cơ cao nhiễm HIV chiếm 25,7%. Tỷ lệ này trong nhóm BDĐP là 29,8%, cao hơn BDNH (20,5%) một cách có ý nghĩa (p= 0,02). Tỷ lệ PNBD trước điều tra có được các hiểu biết cơ bản đầy đủ về HIV không cao, chiếm tỉ lệ 43,1% PNBD được điều tra. Tỷ lệ này trong nhóm BDNH cao hơn BDĐP (51,3% so với 36,4%, p=0,001). 81,6% PNBD hiểu được chung thủy với 1 bạn tình không


nhiễm HIV và bạn tình này không có bạn tình khác làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, 83,8% hiểu được vai trò của BCS trong phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và 80% PNBD biết rằng dùng chung BKT khi TCMT làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Nhận thức về vai trò bảo vệ của BCS trong phòng chống HIV cũng như nguy cơ khi dùng chung BKT của nhóm BDNH và BDĐP không khác biệt một cách có ý nghĩa (p= 0,07 và p= 0,84). Tỷ lệ PNBD phủ nhận các quan điểm sai lầm về HIV thấp hơn (66,3% hiểu được sử dụng nhà vệ sinh công cộng không làm lây nhiễm HIV và 56,3% hiểu rằng muỗi hoặc côn trùng cắn không truyền HIV). Nhìn chung, tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi của BDNH về HIV cao hơn BDĐP.

Bảng 3.6. Tỷ lệ PNBD làm xét nghiệm HIV



Đặc điểm

Tỷ lệ %


p

Chung (n=435)

BDĐP

(n=235)

BDNH (n=200)

Biết nơi làm XN HIV bí mật, tự

nguyện

34,9

40,4

28,5

0,01

Đã từng XN HIV

43,0

39,6

47,0

0,12

Đã từng XN HIV tự nguyện

32,4

28,5

37,0

0,06


Theo bảng 3.6, tỷ lệ PNBD biết nơi xét nghiệm HIV bí mật tự nguyện là 34,9%, tỷ lệ này ở BDĐP cao hơn BDNH (40,4% so với 28,5%, p=0,01). Số PNBD đã từng xét nghiệm HIV chiếm 43%. Tỷ lệ đã từng xét nghiệm HIV ở nhóm BDĐP tương tự nhóm BDNH (39,6% so với 47%, p=0,12). 32,4% PNBD làm XN HIV một cách tự nguyện.


3.1.3.3. Kiến thức về STI và thái độ xử trí khi có dấu hiệu nhiễm STI của PNBD trước can thiệp


Bảng 3.7. Tỷ lệ PNBD nhận biết được các triệu chứng STI trước CT



Triệu chứng STI

Chung

(n=499)

BDĐP

(n=275)

BDNH

(n=224)

p

SL

%

SL

%

SL

%


Triệu chứng chảy mủ sinh dục

318

63,7

174

63,3

144

64,3

0,81

Triệu chứng đi tiểu buốt

141

28,3

83

30,2

58

25,9

0,29

Triệu chứng loét sùi sinh dục

72

14,4

53

19,3

19

8,5

0,001

Triệu chứng đau bụng dưới

101

20,2

54

19,6

47

21

0,71

Không biết triệu chứng STI nào

89

17,8

54

19,6

35

15,6

0,24

Biết 4 triệu chứng STI

11

2,2

10

3,6

1

0,4

0,02


Theo bảng 3.7, 63,7% PNBD biết rằng chảy mủ sinh dục là triệu chứng của STI. Các triệu chứng đi tiểu buốt, loét sùi sinh dục và đau bụng dưới được nhận biết ít hơn (chiếm tỷ lệ lần lượt là 28,3%, 14,4% và 20,2%). Có 17,8% PNBD không biết một triệu chứng STI thường gặp nào, chỉ 3,6% trong nhóm BDĐP và 0,4% trong nhóm BDNH biết 4 triệu chứng.


6%0


50

49,6

46,5

44

40


30

20

20

TS loét sùi

sinh d c

12,8

10

4

TS ch y m

sinh d c

0

Chung

MDĐP

MDNH

Biểu đồ 3.8. Tiền sử nhiễm STI của PNBD ở Hà Nội trước can

thiệp (n=499)


Theo biểu đồ 3.8, có tới 46,5 % PNBD có tiền sử chảy mủ sinh dục và 12,8% có tiền sử loét sùi sinh dục trong vòng 1 năm trước khi được phỏng vấn. Tỷ lệ có tiền sử chảy mủ sinh dục trong nhóm BDĐP không khác biệt so với trong nhóm BDNH (p=0,22). BDNH có tiền sử loét sinh dục ít hơn so với BDĐP (4% so với 20%, p=0,0001).


Bảng 3.8. Thái độ xử trí khi có các biểu hiện STI trong lần gần đây nhất


Cách xử trí

n

%

Đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế nhà nước

20

11,0

Đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tư nhân

50

27,5

Tự đi đến hiệu thuốc để mua thuốc

120

65,9

Tự chữa ở nhà

53

29,1

Không làm gì

22

12,1

Dùng BCS trong thời gian có triệu chứng

24

13,2


Bảng 3.8 cho thấy, trong số những người trả lời về cách xử trí của họ khi có các triệu chứng STI, chỉ 11% đến khám tại các phòng khám nhà nước và 27,5% đến khám tại các phòng khám tư nhân. 65,9% tự mua thuốc tại các quầy thuốc để điều trị, 29,1% tự chữa ở nhà và 12,1% không xử trí gì. Chỉ có 13,2% có dùng BCS khi QHTD trong thời gian có các biểu hiện bệnh.

Khi nhiễm STI, 79,4 % BDĐP tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc để tự điều trị, cao hơn tỷ lệ này trong nhóm BDNH (57,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,003 (Chi bình phương test)

3.1.3.4. Hành vi sử dụng BCS của PNBD trước can thiệp


Bảng 3.9. Tính sẵn có của bao cao su năm 2005-2006



Tỷ lệ PNBD

%


p

Chung (n=499)

BDĐP

(n=275)

BDNH (n=224)

Đã từng sử dụng BCS

99,0

98,5

99,6

0,39

Có thể có BCS < 15 phút

97,8

97,5

98,2

0,82

Biết rằng tại nơi đón khách

có sẵn BCS

80,6

78,2

83,5

0,24

Có mang theo BCS khi

được phỏng vấn

2,0

3,3

0,4

0,03

Bảng 3.9 cho thấy 99% PNBD đã từng sử dụng BCS và 97,8% PNBD có được BCS trong vòng 15 phút (97,5% nhóm BDĐP và 98,2% nhóm BDNH). Khoảng 80% các nơi đón khách của PNBD đều có sẵn BCS (78,2% trong nhóm BDĐP và 83,5% trong nhóm BDNH). Tuy nhiên, chỉ có rất ít (2%) PNBD có mang theo BCS khi được phỏng vấn.

Bảng 3.10. Tỷ lệ PNBD biết các địa điểm cung cấp BCS



Địa điểm cung cấp BCS

Chung (n=499)

BDĐP

(n=275)

BDNH (n=224)


p

SL

%

SL

%

SL

%

Hiệu thuốc

456

91,4

254

92,4

202

90,2

0,38

Đồng đẳng viên

167

33,5

105

38,2

62

27,7

0,01

Cơ sở y tế

62

12,4

43

15,6

19

8,5

0,02

Quán bar, nhà hàng KS

141

28,3

72

26,2

69

30,8

0,25

Theo bảng 3.10, 91,4% PNBD biết có thể mua BCS tại hiệu thuốc. 33,5% PNBD biết rằng họ có thể có BCS thông qua các đồng đẳng viên, 28,3% cho rằng có thể có BCS tại các quán bar, nhà hàng, khách sạn và 12,4% tại các cơ sở y tế.

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí