Mô Tả Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Nhiễm Hiv Và Sti Ở


được phát phiếu hẹn có mã số của họ và họ dùng phiếu này để nhận kết quả xét nghiệm, tư vấn cá nhân, điều trị STI. Các đối tượng được phát hiện nhiễm HIV và STI sẽ được tư vấn, điều trị và chuyển tới các nơi cung cấp dịch vụ HIV, STI theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các mẫu bệnh phẩm sinh học cần lấy là máu và nước tiểu, do đó các rủi

ro cho sức khỏe của đối tượng rất thấp.

Các can thiệp trong nghiên cứu là các can thiệp cộng đồng, không mang lại rủi ro cho đối tượng nghiên cứu. Các can thiệp này gồm truyền thông tư vấn thay đổi hành vi, phát BKT, BCS, tư vấn điều trị STI miễn phí đều mang lại lợi ích cho đối tượng được can thiệp.

Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

thông qua

2.11. Hạn chế của nghiên cứu

Hoạt động bán dâm là một hoạt động phức tạp và khó kiểm soát. Đề tài chỉ thực hiện ở 4 quận nội thành của Thành phố Hà Nội, do đó kết quả nghiên cứu không thể mở rộng cho toàn bộ các quận huyện của Hà Nội cũng như các tỉnh khác. Hoạt động bán dâm cũng như tình trạng nhiễm HIV/STI và các hành vi có nguy cơ cao trong nhóm này rất khác nhau giữa các tỉnh/ thành phố, giữa thành thị và nông thôn, nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chưa có đủ điều kiện để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình trạng nhiễm HIV/STI cũng như các hành vi nguy cơ của PNBD trên toàn quốc.

Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu can thiệp cộng đồng có so sánh trước sau. Loại nghiên cứu này chỉ sử dụng một nhóm đối tượng nghiên cứu và so sánh các yếu tố được nghiên cứu trước can thiệp với sau can thiệp để xem có sự tác động nào của can thiệp hay không. Việc không sử dụng nhóm chứng trong các nghiên cứu can thiệp cộng đồng là một hạn chế của thiết kế nghiên cứu làm cho việc đánh giá hiệu quả can thiệp không chính xác như có


sử dụng nhóm chứng [25], [39]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các hành vi của PNBD là rất khó khăn. Nhóm này thường là nhóm người bị phân biệt đối xử, kỳ thị, hoạt động bán dâm là trái pháp luật nên việc tiếp cận và giám sát họ rất khó [70]. Hơn nữa, PNBD là nhóm di biến động rất lớn với việc chuyển đổi địa bàn hoạt động phức tạp nên việc chọn nhóm chứng, theo dõi liên tục quần thể suốt thời gian can thiệp, các nghiên cứu trước – sau can thiệp tiến hành trên cùng đối tượng là không khả thi. Trong hoàn cảnh đó, thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có so sánh trước sau trên một nhóm đối tượng nghiên cứu và không sử dụng nhóm chứng là cách khả thi nhất có thể thực hiện để thu thập được các thông tin cần thiết. Trong nghiên cứu này, những đối tượng tham gia điều tra sau can thiệp có thể không hoàn toàn là những đối tượng tham gia điều tra trước can thiệp. Việc chọn những người đã tham gia điều tra trước can thiệp vào điều tra sau can thiệp cũng không khả thi vì không thể bám sát và theo dõi từng đối tượng trong điều tra trước can thiệp để lại yêu cầu họ tham gia điều tra sau can thiệp. Nghiên cứu này đã chọn mẫu một cách đại diện trong địa bàn nghiên cứu trong cả điều tra trước can thiệp và sau can thiệp, sau đó tiến hành so sánh 2 mẫu đại diện này với mong muốn đánh giá được sự thay đổi trước và sau can thiệp. Phương pháp này là khả thi nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp trên địa bàn.

Các nghiên cứu dịch tễ học bao giờ cũng tiềm ẩn các sai số làm kết quả nghiên cứu khác với thực tế. Các sai số ngẫu nhiên có thể được hạn chế nếu cỡ mẫu đủ lớn. Để hạn chế các sai số hệ thống, cần chọn đúng đối tượng nghiên cứu, đảm bảo đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu đầy đủ, chuẩn hóa các công cụ đo lường, hạn chế các sai số nhớ lại, hạn chế sai số báo cáo [21].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng chọn cỡ mẫu đủ lớn để khắc phục được sai số ngẫu nhiên. Để hạn chế sai số hệ thống, chúng tôi áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn chùm ngẫu nhiên và chọn cá thể trong chùm ngẫu


nhiên), dùng các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại tại các phòng xét nghiệm chuẩn. Điều tra viên được đào tạo tập huấn về cách thu thập thông tin, cũng như các câu hỏi trong bảng hỏi dễ hiểu (bộ câu hỏi được thử nghiệm trên thực địa trước khi đưa vào điều tra chính thức) để đảm bảo các thông tin thu được chính xác. Hệ thống đồng đẳng viên được sử dụng trong quá trình lập bản đồ và tiếp cận đối tượng nghiên cứu để đảm bảo các đối tượng tham gia nghiên cứu đúng là đối tượng cần nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi chưa ghi nhận được tỷ lệ đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, cũng như có một số câu hỏi yêu cầu PNBD phải nhớ lại những sự kiện xảy ra khá lâu trước khi được phỏng vấn như số lần được nhận BCS miễn phí, số lần được nghe về tình dục an toàn trong 6 tháng qua. Những vấn đề này có thể phần nào ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.


CHƯƠNG 3


KẾT QUẢ

3.1.Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và STI ở

phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm 2005-2006

3.1.1. Một số thông tin cá nhân của PNBD trước can thiệp

Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của PNBD trước can thiệp



Đặc trưng

Tỷ lệ %

Chung (n=499)

BDĐP

(n=275)

BDNH (n=224)

Nhóm tuổi




≤ 20

9,4

6,5

12,9

21-30

59,1

54,2

65,2

≥ 31

31,5

39,3

21,9

Học vấn




Không biết chữ

0,8

0,7

0,9

Tiểu học

21,6

24,7

17,9

Trung học cơ sở

50,3

48,0

53,1

Trung học phổ thông

27,3

26,6

28,1

Hôn nhân




Chưa từng kết hôn

41,9

36,7

48,2

Đang có chồng

20,8

20,7

21,0

Đã từng có chồng

37,3

42,5

30,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tình trạng nhiễm HIV, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 9


Bảng 3.1 cho thấy trong số PNBD được điều tra trước can thiệp nhóm tuổi từ 21-30 chiếm tỷ lệ lớn nhất (59,1%), nhóm tuổi từ 20 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,4%).

Trình độ học vấn: PNBD Hà Nội có trình độ học vấn THCS chiếm tỷ lệ cao nhất (50,3%), rồi đến nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở lên (27,3%) và nhóm người không biết chữ + trình độ học vấn tiểu học trở xuống (22,4%).


Về tình trạng hôn nhân, 41,9% PNBD chưa từng lập gia đình.Tỷ lệ đã từng có chồng (bao gồm những người li dị, ly thân và góa chồng) là 37,3%. Số đang có chồng chiếm 20,8%.

Tuổi trung bình của PNBD là 28,2, trong đó BDNH trẻ tuổi hơn BDĐP (26,6 tuổi so với 29,6; p=0,0001). Tuổi trung bình khi bắt đầu QHTD của PNBD là 20,1 tuổi, của nhóm BDĐP (20,5 tuổi) và của nhóm BDNH (19,4 tuổi) không khác biệt một cách có ý nghĩa (p=0,42)

Bảng 3.2. Thu nhập của PNBD khi tiếp khách trước can thiệp (VNĐ)


Thu nhập

Chung

(n=499)

BDĐP

(n=275)

BDNH

(n=224)

p

Tiền cho một lần QHTD

Trung bình

Độ lệch chuẩn


130.000

106.000


97.000

82.000


173.000

117.000


0,0001

Tiền cho một lần qua đêm Trung bình

Độ lệch chuẩn


352.000

210.000


282.000

163.000


440.000

228.000


0,0001


Theo bảng 3.2, số tiền nhóm BDNH nhận được cho 1 lần QHTD cao hơn nhóm BDĐP (173.000 đ so với 97.000 đ; p=0,0001, t test) và cho 1 lần qua đêm cũng cao hơn nhóm BDĐP (440.000 đ so với 282.000 đ; p=0,0001)


3.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV và STI của PNBD tại Hà nội 2005-2006

3.1.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV


T l hi n nhi m HIV (%)

25

22,5

20

16,6

15


10

9,4

5


0

Chung

MDĐP

MDNH


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD trước can thiệp

Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong số 499 PNBD được điều tra năm 2005- 2006, 16,6 % nhiễm HIV, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm BDĐP là 22,5% và nhóm BDNH là 9,4%.


%

30

27,8

25

22,8

21,3

20


15

11

≤ 20 tu i

21-30 tu i

≥31 tu i

10

8,2

5

3,4

0

Chung

MDĐP

MDNH

16,917,2

12,8


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm tuổi của PNBD (n=499)


Theo biểu đồ 3.2, trong nhóm BDĐP, những người từ ≤ 20 tuổi có tỷ lệ nhiễm HIV là 27,8%, nhóm 21-30 tuổi là 22,8% và những người ≥ 31 tuổi là 21,3%. Trong nhóm BDNH, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm ≤ 20 tuổi là 3,4 %, nhóm 21-30 tuổi là 11% và nhóm ≥ 31 tuổi là 8,2%. Xét chung cả 2 nhóm, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm ≤ 20 tuổi là 12,8%, nhóm 21-30 tuổi là 16,9% và nhóm từ 31 tuổi trở lên là 17,2%;


%

30


25

26,3

23,8

20

19,7

18,3

15,8

16,7

15

11,6

Chưa có chồng

Đang có chồng Đã từng có chồng

10

8,3 8,5

5


0

Chung

MDĐP

MDNH


Biểu đồ 3.3. Phân bố nhiễm HIV theo tình trạng hôn nhân của PNBD (n=499)

Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD chưa từng kết hôn (chưa có chồng) là 15,8%, nhóm đang có chồng là 18,3% và nhóm đã từng có chồng là 16,7%. Trong nhóm BDĐP, tỷ lệ nhiễm HIV trong số những người đang có chồng là 26,3%, chưa từng kết hôn là 23,8% và những người đã từng có chồng là 19,7%. Trong nhóm BDNH, tỷ lệ nhiễm HIV trong số những người đang có chồng là 8,5%, chưa lập gia đình là 8,3% và nhóm đã từng có chồng là 11,6%.


%45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

40

34,4

22,5

13,7

9,4

12,7

MDĐP MDNH Có Không Có Không

SDMT SDMT TCMT TCMT


Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm đối tượng và hành vi SDMT của PNBD trước can thiệp


Theo biểu đồ 3.4, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm BDĐP là 22,5 % và trong nhóm BDNH là 9,4% (p=0,0001). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm SDMT cao hơn nhóm không SDMT (34,4 % so với 12,7%, p=0,0001). Những người có TCMT có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn người không TCMT (40% so với 13,7%, p=0,0001)


3.1.2.2. Tỷ lệ hiện nhiễm STI



20

18

16

14

12

10

8

6

17,5

13,4

8,5

4

2

0

0,8

1,8

1,1

1,8

1,8

0,4

Chung MDĐP MDNH

T l nhi m giang mai T l nhi m l u T l nhi m chlamydia


Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm STI trong PNBD ở Hà Nội trước can thiệp


Theo biểu đồ 3.5, tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm PNBD trước can thiệp là 0,8%. Tỷ lệ nhiễm trong nhóm BDĐP là 1,1% và BDNH là 0,4%, không khác biệt (p=0,39). Tỷ lệ nhiễm lậu là 1,8%, tỷ lệ nhiễm ở nhóm BDĐP và BDNH đều là 1,8%. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia là 13,4%, trong nhóm BDĐP là 17,5% và nhóm BDNH là 8,5% (p=0,003).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022