Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 4

nhiều mặt hàng đa dạng được bày bán, mô hình cửa hàng tiện lợi cũng đi theo mô hình kinh doanh “one-stop shopping”. Lý thuyết này là, bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ trong cùng một địa điểm, cửa hàng có thể làm thỏa mãn khách hàng với sự tiện lợi của việc đáp ứng một cách tập trung các nhu cầu của họ trong cùng một cửa hàng. Mô hình kinh doanh “one-stop shopping” này vốn đã rất phổ biến, và các siêu thị cũng áp dụng mô hình kinh doanh tập trung này. Song ưu điểm của các cửa hàng tiện lợi đó là quy mô nhỏ nên không có tình trạng phải xếp hàng chờ phục vụ tại quầy thanh toán. Các cửa hàng tiện lợi này cũng rất dễ dàng tiến hành nhượng quyền thương mại (franchise), bởi lẽ chi phí để xây mới một cửa hàng khá tốn kém. Mô hình cửa hàng tiện lợi cũng đã bắt đầu du nhập vào khu vực miền bắc nước Mỹ và tiếp tục phát triển thông qua việc mua lại, sáp nhập và xây mới.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tiếp tục kế thừa những đặc trưng của các đối thủ cạnh tranh như: siêu thị, các cửa hàng tạp hóa “mom-and-pop”, các cửa hàng bán thức ăn ngon, các hiệu thuốc và các cửa hàng tạp phẩm, các cửa hàng rong bán đồ ăn nhanh, và các trạm cung cấp xăng dầu. Và khi mà phương thức tự phục vụ (self-serve) trong kinh doanh xăng dầu trở nên phổ biến thì các cửa hàng tiện lợi cũng tiến hành bán xăng dầu. Số trạm xăng dầu sụt giảm trong khi con số các cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu tăng lên.

Mô hình cửa hàng tiện lợi đang phải đối mặt với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Các đối thủ cạnh tranh ấy chính là các đối thủ đã được đề cập ở đoạn phía trên, cùng với các đối thủ khác như chuỗi cửa hàng dược phẩm, siêu thị loại siêu nhỏ (superettes), kho hàng, cửa hàng tổng hợp, dịch vụ giao hàng tận nhà và, không thể không nhắc tới một đối thủ quan trọng, chính là các cửa hàng tiện lợi khác.

Vào những năm đầu của thập niên 70, các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: những điều chỉnh về giá cả và tiền lương, sự thiếu hụt xăng dầu và hàng hóa, tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất

kỷ lục, bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ phía mô hình siêu thị với các động thái tăng số giờ mở cửa siêu thị và các đợt giảm giá liên tục. Cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm hạn chế lượng xăng dầu mà cửa hàng tiện lợi có thể cung ứng. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất xảy ra năm 1973 khi giá dầu tăng lên đột ngột từ 20 USD/thùng lên 45-50 USD/thùng do các nước OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries_tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) chủ động ngưng sản xuất dầu và thực hành cấm vận, không cung cấp dầu cho Hoa Kỳ và những nước phương Tây đã ủng hộ Ix-ra-en (Israel) trong cuộc xung đột với Xi-ri (Syrie) và Ai Cập. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai xảy ra năm 1979 khi giá dầu tăng lên gấp đôi từ 50 USD/thùng lên trên dưới 100 USD/thùng (giá dầu sau đó hạ dần và tương đối ổn định từ sau năm 1985 ở mức 20 - 30 USD/thùng); đây là hậu quả của việc các cơ sở sản xuất, khai thác dầu ở Iran bị phá hủy trong cuộc cách mạng Hồi giáo, tiếp sau là cuộc xâm lấn của Iraq vào Iran năm 1980 đã làm việc sản xuất dầu ở cả Iran và Iraq bị hoàn toàn đình trệ, không có dầu để cung cấp cho thế giới. Trong suốt những giai đoạn khủng hoảng năng lượng trầm trọng nhất , các nhà kinh doanh xăng dầu có thể bán tất cả lượng xăng dầu mà họ có thể có được với giá cao nhất, nhưng mức giá bán này phải thấp hơn mức giá trần đang có hiệu lực tại thời điểm đó. Yếu tố chủ yếu làm hạn chế lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu chính là làm thế nào để có được một nguồn cung ứng xăng dầu đầy đủ trong lúc cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn đang diễn ra.

Thật đáng mừng là ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đã đứng vững trước những thử thách nói trên. Khi mà quy mô của các siêu thị ngày càng tăng lên, diện tích của một siêu thị lúc này phải là từ 30.000 đến

50.000 phút vuông (“square feet”, “phút” là đơn vị đo chiều dài của Anh, bằng 0,3048m), tức là khoảng từ 2.787 đến 4.645 mét vuông, diện tích của một đại siêu thị. Vì vậy, rất nhiều các siêu thị cỡ nhỏ hơn đang tồn tại đã bị gạt ra khỏi cuộc cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ. Kết quả là các nhà kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội ngàn vàng này để mở rộng thị phần.

Do ngày càng nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép cung cấp xăng dầu theo phương thức tự phục vụ (self-service), nên con số các cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu cũng tăng lên nhanh chóng. Và các cửa hàng này hướng tới việc tự sở hữu các trang thiết bị xăng dầu chứ không phải kinh doanh trên cơ sở tiền hoa hồng như trước nữa; Vì với việc tự sở hữu này, mức lợi nhuận mà cửa hàng tiện lợi thu được trên một Galông (“gallon”, đơn vị đo lường chất lỏng, bằng 4,54 lít ở Anh và 3,78 lít ở Mỹ) sẽ cao hơn so với khi liên kết với một đối tác khác sở hữu các trang thiết bị xăng dầu đó.

Các chi phí tiếp tục gia tăng để theo kịp với giá năng lượng tăng đột biến; sự cạnh tranh khốc liệt đã kìm hãm lợi nhuận; đồng thời lãi suất cao làm ảnh hưởng đến những quyết định cuối cùng; liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều quy định hơn; tất cả những điều này dẫn tới chi phí kinh doanh cũng gia tăng. Chi phí nhân công cho cửa hàng cũng tăng lên do quy định về mức lương tối thiểu và các chế độ đãi ngộ ngoài lương tăng lên, ngoài ra còn do nhiều nhân tố khác như việc các cửa hàng tiện lợi tăng thêm các sản phẩm và dịch vụ như bán xăng dầu, các món ăn ngon và thực phẩm chế biến sẵn. Vì các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi cần phải thu hút và giữ chân khách hàng hằng ngày nên ngày càng có thêm nhiều các cửa hàng mở cửa vào ngày chủ nhật. Và dĩ nhiên các cửa hàng và các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả đều bị xóa sổ.

Cho đến năm 1976, các cửa hàng bán xăng dầu đều làm ăn có lãi và ngày càng gia tăng về số lượng. Song con số khổng lồ các cửa hàng bán xăng dầu đã tạo ra một cuộc đua tranh quyết liệt, thể hiện ở việc trong khi lượng tiêu thụ xăng dầu ngày càng gia tăng thì lợi nhuận bình quân từ việc kinh doanh xăng dầu lại ngày càng suy giảm . Đến khi các công ty kinh doanh xăng dầu chủ chốt ngừng việc kinh doanh ở nhiều địa điểm, các cửa hàng tiện lợi bỗng chốc trở thành nguồn cung ứng xăng dầu không thể thiếu của người dân trong vùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Do con số cửa hàng tiện ích ngày càng tăng lên, nên bình quân số hộ gia đình mua hàng trên mỗi cửa hàng giảm sút là điều không thể tránh khỏi.

Mức độ bão hòa ngày càng cao và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt dẫn đến lượng khách hàng bình quân trên một cửa hàng giảm xuống; chính vì thế, đa phần các cửa hàng tiến hành tu sửa và nâng cấp nhằm thu hút khách hàng thay vì xây các cửa hàng mới. Và mặc dù phải bỏ ra chi phí cao để đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng nhưng đa số các cửa hàng tiện ích vẫn tiếp tục mở cửa 24 giờ một ngày.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 4

Khi tỷ lệ lạm phát tăng tốc vào những năm cuối của thập niên 70, việc doanh số bán hàng tăng lên đáng kể là cần thiết để duy trì xu hướng tăng trưởng thực của ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách hàng đã vượt qua tốc độ tăng trưởng về số lượng cửa hàng tiện lợi. Xu hướng này phản ánh mức độ tiêu thụ thường xuyên các loại thức ăn nhanh bao gồm bánh Sandwich, cà phê, và các mặt hàng đông lạnh.

Ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tiếp tục tăng trưởng; song doanh số bán hàng và lợi nhuận bị giảm do chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh khốc liệt, chí phí năng lượng gia tăng, chi phí xây mới cửa hàng và chi phí nhân công cao hơn. Việc gia tăng hiệu quả lao động nhằm giảm chi phí nhân công đã góp phần cải thiện lợi nhuận từ việc kinh doanh các chuỗi cửa hàng tiện lợi; điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục nâng cao năng suất lao động của đội ngũ nhân viên trong cửa hàng cũng như trong văn phòng.

Cho đến những năm cuối thập niên 70, doanh số bán hàng thực tế ở mỗi cửa hàng tiện lợi vẫn tăng lên do tốc độ phát triển về doanh số của cửa hàng tiện lợi đã vượt qua tốc độ tăng của tỷ lệ lạm phát. Còn việc một số cửa hàng tiện lợi buộc phải đóng cửa là do trang thiết bị bảo quản lạc hậu, hay muốn thay đổi địa điểm kinh doanh khác hiệu quả hơn hoặc do phải chịu điểm hòa vốn cao hơn; cũng cần phải nói thêm rằng các cửa hàng này có điểm hòa vốn cao hơn là do yêu cầu ngày càng tăng về việc đầu tư các trang thiết bị mới, ví dụ như trang thiết bị bán đồ ăn nhanh.

Hơn 80 phần trăm cửa hàng tiện lợi đã được đầu tư trang thiết bị phục vụ việc bán xăng dầu. Doanh thu bình quân trên một cửa hàng tiện lợi tăng lên, cùng với con số ngày càng nhiều các cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu, đã khẳng định vai trò quan trọng của chuỗi cửa hàng tiện lợi trong việc tiêu thụ xăng dầu. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ hơn, thường có mặt tại các thị trấn nhỏ với ít lưu lượng giao thông hơn, tập trung đẩy mạnh việc tiêu thụ đồ ăn nhanh và cà phê, với kỳ vọng nâng cao đáng kể số lần giao dịch bình quân trên một khách hàng. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn hơn lại muốn tăng tổng khối lượng giao dịch. Chính vì thế hai loại chuỗi cửa hàng tiện lợi nói trên áp dụng các chiến lược bán hàng khác nhau. Chuỗi cửa hàng tiện lợi cỡ lớn hướng đến việc nâng cao giá trị của các lần giao dịch; còn các chuỗi cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ hơn lại tìm cách gia tăng số lần giao dịch.

Để mở rộng kinh doanh đồ ăn nhanh trong các cửa hàng tiện lợi, đây là dòng sản phẩm có lợi nhuận cao hơn, các nhà điều hành đã quyết định bổ sung thêm lò vi sóng, máy bán nước tự động, lò chiên nhúng… vào hệ thống trang thiết bị của cửa hàng. Do đó việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi đòi hỏi nhiều vốn đầu tư hơn và cần phải sử dụng nhiều lao động hơn. Những đồng đô la lợi nhuận có được từ việc kinh doanh dòng sản phẩm đồ ăn nhanh này được tính toán cẩn thận trên cơ sở các chi phí có liên quan, bao gồm chi phí nhân công và lãi suất vay vốn. Xu hướng hoạt động 24 giờ một ngày đã phản ánh sự cần thiết phải tối đa hóa việc sử dụng các trang thiết bị. Ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tập trung bán nhiều đồ ăn nhanh hơn cũng có nghĩa là yêu cầu cao hơn về việc vệ sinh và bảo dưỡng các trang thiết bị hiện đại. Yêu cầu vệ sinh và bảo dưỡng các trang thiết bị của cửa hàng dẫn đến sự xuất hiện của các nhân viên làm việc ca 3, dù cho khi đó cửa hàng có mở cửa phục vụ khách hay không.

Vào năm 1980, con số các cửa hàng tiện lợi mới giảm sút có liên quan đến lạm phát. Lượng tiền nhàn rỗi ít hơn, tỉ lệ lãi suất còn cao và các cửa hàng

vẫn cần phải tăng vốn đầu tư. Nền kinh tế phát triển chậm chạp, điểm hòa vốn bị đẩy lên cao hơn khiến cho việc mở các cửa hàng mới trở nên rất khó khăn. Chính vì vậy, thay vì xây mới, đa số các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi tập trung nâng cấp các cửa hàng đã có để tận dụng giá thuê mặt bằng rẻ hơn.

Mức giá cho thuê mặt bằng tại các cửa hàng tiện lợi mới cao hơn so với các cửa hàng tiện lợi đã có, điều này phản ánh sự gia tăng số tiền đầu tư trong cả hai lĩnh vực đất đai và xây dựng. Sự gia tăng đầu tư này phản ánh yêu cầu cao của các nhà đầu tư về tỷ lệ lãi suất và bảo hiểm lạm phát. Việc thương lượng giảm giá thuê mặt bằng của các cửa hàng hiện có đã đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi.

Năm 1981, kinh tế suy thoái, tỷ lệ lãi suất cao đã kìm hãm sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi. Tỷ lệ lãi suất cao, chi phí thuê mặt bằng lớn, vốn đầu tư ban đầu nhiều cùng với sự đình trệ chung của cả nền kinh tế đã đẩy điểm hòa vốn lên cao hơn; do đó, xu hướng nâng cấp các cửa hàng hiện có thay vì xây mới tiếp tục diễn ra.

Cho đến giữa năm 1982, nền kinh tế thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Giá dầu và lợi nhuận của ngành kinh doanh xăng dầu sụt giảm do cung vượt quá cầu về xăng dầu.

Các siêu kho hàng (super warehouse stores ) trong ngành bán lẻ thực phẩm đã đạt doanh thu hơn 1.000.000 USD mỗi tuần, con số ấn tượng này đã khuấy động ngành kinh doanh thực phẩm. Xu hướng sáp nhập, mua lại và lưu chuyển tài sản đang gia tăng đối với các chuỗi cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tạp phẩm, đồ ăn nhanh.

Khi nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng lên nhưng vẫn dưới mức cầu của những năm thập niên 70 (thế kỷ XX). Doanh thu của các trạm xăng dầu giảm sút do xăng dầu đang rớt giá và do cung vượt cầu về xăng dầu trong một vài năm trở lại đây.

Các nhà bán lẻ thực phẩm tiếp tục xoay sở với sự xuất hiện tràn lan của các mô hình bán lẻ: các siêu kho hàng, siêu cửa hàng tiện lợi, đại siêu thị, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh ở trong cửa hàng tiện lợi, các trạm xăng, các cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ…

Ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi đã đang du nhập các công nghệ mới liên quan đến xăng dầu (gasoline), thanh toán (checkout) và ngân hàng (banking). Ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi đang chú ý đến việc cải thiện khả năng điều hành, kiểm soát chi phí và lợi nhuận. Công nghệ mới trở thành nhân tố chủ chốt tạo nên thành công của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Chương trình du nhập công nghệ mới này có hai mục tiêu chính là tăng số lần giao dịch và tăng giá trị giao dịch trong một lần giao dịch.

Số lượng các cửa hàng tiện lợi mới mở cửa tiếp tục giảm xuống do vốn đầu tư cần thiết để mở một cửa hàng tiện lợi mới tăng lên. Mua lại các cửa hàng có sẵn là cách thức để các chuỗi cửa hàng tiện lợi tiếp tục phát triển. Chi phí mặt bằng ở các vùng nông thôn mới mở tăng lên, hiện tượng này phản ánh sự bão hòa của thị trường thành thị. Tuy nhiên, các công ty vẫn tiếp tục tìm đến thị trường nông thôn để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, vì chi phí đất đai và chi phí xây dựng vẫn ít tốn kém hơn so với các địa điểm ở thành thị. Việc tăng chi phí đất đai và xây dựng cửa hàng đã phản ánh tính cạnh tranh về chính các địa điểm mở cửa hàng. Doanh số hàng năm của một cửa hàng tiện lợi mới nhất thiết phải vượt qua doanh số trung bình của các cửa hàng tiện lợi đã có một lượng đáng kể, để có thể đảm bảo cho sự tái đầu tư.

Chi phí kinh doanh tiếp tục tăng lên, thậm chí tăng nhanh hơn cả giá bán. Hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp đã đạt đến cấp độ cao nhất trong hơn 50 năm qua. Chi phí bảo hiểm cao ngất ngưởng, trách nhiệm pháp lý đối với các bể chứa xăng dầu ngầm trong lòng đất, áp lực từ các nhóm người tiêu dùng liên quan đến đồ uống có cồn và tạp chí dành cho người lớn đã trở thành những nhân tố quan trọng. Các công nghệ mới khiến cho sự cạnh

tranh ngày càng khốc liệt, lực lượng lao động thay đổi và các cơ hội trở nên không chắc chắn; tất cả những điều này đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi.

Chi phí nhân công đã trở thành phần chi phí hoạt động tốn kém nhất và là một tác nhân lớn làm giảm lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Sự khác biệt về thị trường lao động giữa các vùng miền đã trở nên cấp tính khi các chuỗi cửa hàng tiện lợi gia tăng thêm các dịch vụ và thời gian mở cửa. Do đó một số cửa hàng đã gia tăng sự tự động hóa với việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử EFT (Electronic Funds Transfer), máy rút tiền tự động ATM (Automated Teller Machines) và máy quét (Scanning).

Vào thập niên 90 (thế kỷ XX), một số yếu tố, chẳng hạn như chiến tranh vùng Vịnh (the Gulf War), suy thoái kinh tế, nhận thức về môi trường gia tăng, đã gây ảnh hưởng đến ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Những quy định mới của Ủy ban bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency) về các bể chứa ngầm (underground storage tank) đã khiến cho việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi trở nên tốn kém hơn. Ngoài ra còn do nhiều vấn đề có liên quan khác nữa như khấu hao hàng tồn kho, thiếu hụt nhân công, tốc độ thay thế nhân công, các điều luật kinh doanh, dân số lão hóa. Do đó việc khảo sát lại quan niệm về sự tiện lợi và các chiến lược kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trở nên vô cùng quan trọng đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi. .

Để thích ứng với môi trường kinh tế khó khăn hơn trong năm 1992, các công ty đã bắt đầu giảm chi phí hành chính và tổng chi phí, đóng cửa các cửa hàng kinh doanh kém hiệu quả. Chi phí lãi suất thấp hơn , sản lượng xăng dầu cao hơn, lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu tăng lên, bình quân doanh số bán hàng trên mỗi cửa hàng gia tăng kết hợp với chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả; tất cả những yếu tố này đã khiến cho ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đạt được mức lợi nhuận kỷ lục 2,2 tỷ USD năm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022