Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 2

nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để tạo những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có giá thành rẻ. Điều này rất có lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tự hoàn thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tìm kiếm khách hàng mới: Thị trường nước ngoài rất rộng lớn, nhu cầu đa dạng vì vậy sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất sẽ có nhiều khả năng đáp ứng được nhu cầu của một nhóm khách hàng nào đó trên thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp dù đã quen thuộc với khách hàng trong nước nhưng với khách hàng nước ngoài, nó có thể rất mới lạ và hấp dẫn người tiêu dùng, từ đó tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Cho phép doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn chín muồi hoặc suy tàn trên thị trường nội địa khi được đưa ra bán trên thị trường nước ngoài có thể bắt đầu một vòng đời mới, kéo dài thời gian tồn tại của nó trên thị trường, từ đó tối đa hoá doanh số bán cho doanh nghiệp.

- Cho phép doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất: Khi thị trường nước ngoài được mở ra sẽ cho phép doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn hơn, từ đó có được lợi thế nhờ quy mô bằng việc tận dụng được công suất của máy móc, nhà xưởng và khai thác được lợi thế về chi phí của đường cong kinh nghiệm. Do vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể tìm kiếm lợi thế vị trí bằng cách di chuyển các hoạt động sản xuất, kinh doanh đến những nơi chúng hoạt động hiệu quả nhất.

- Trải rộng thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh: Nếu một doanh nghiệp chỉ kinh doanh ở một thị trường nhất định thì khi thị trường đó gặp phải những rủi ro như: khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị, chính sách của nhà nước thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp, hay gia tăng đối thủ cạnh tranh... thì sẽ gây ra hậu quả rất trầm trọng cho hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Do vậy, để giảm bớt những rủi ro do thị trường các doanh nghiệp nên mở rộng phạm vi kinh doanh sang thị trường nhiều nước. Mặt khác, khi hoạt động ở thị trường nước ngoài doanh nghiệp còn có thể tận dụng được những chính sách ưu đãi mà nước sở tại dành cho doanh nghiệp, giảm cường độ cạnh tranh...‌

II. CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

Hiện nay, có 5 phương thức chủ yếu để thâm nhập thị trường nước ngoài bao gồm:

1. Xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá là hình thức đầu tiên của quá trình thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hoạt động tiêu thụ những hàng hoá được sản xuất trong nước ra thị trường bên ngoài. Phần lớn các công ty bắt đầu mở rộng ra thị trường thế giới bằng hình thức xuất khẩu rồi sau đó mới chuyển từ phương thức này sang các phương thức khác.

Ưu điểm

Phương thức xuất khẩu có hai ưu điểm rõ nét. Một là, tránh được chi phí đầu tư cho các hoạt động sản xuất ở nước sở tại, mà các chi phí này thường là khá lớn. Hai là, có thể thực hiện được lợi thế quy mô và lợi thế vị trí bằng việc sản xuất sản phẩm ở một địa điểm tập trung và sau đó xuất khẩu sang các thị trường khác.

Nhược điểm

Xuất khẩu cũng có một số nhược điểm. Thứ nhất, các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ cơ sở của công ty ở chính quốc có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường nước ngoài. Thứ hai, chi phí vận chuyển cao có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp hàng hóa cồng kềnh. Hơn nữa, các hàng rào thuế quan cũng có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn. Thứ ba, những rủi ro bắt nguồn từ

nguyên nhân ít kinh nghiệm xuất khẩu, ít am hiểu thị trường của các công ty mới bắt đầu xuất khẩu.

Xuất khẩu có hai hình thức là xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thông qua các tổ chức độc lập trong nước. Các tổ chức độc lập đó là các trung tâm bán buôn trong nước, các công ty thương mại, các đại lý đặt trong nước, người mua thường trú, người môi giới xuất nhập khẩu, đại lý xuất khẩu của người sản xuất, công ty quản lý xuất khẩu...

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thẳng cho người mua hay người nhập khẩu ở thị trường nước ngoài. Có nhiều dạng xuất khẩu trực tiếp như: phòng xuất khẩu của công ty chịu trách nhiệm bán hàng ở thị trường nước ngoài, chi nhánh thương mại, người bán hàng lưu động, đại lý và nhà phân phối đặt ở nước ngoài...

Bảng 1.1: Những lợi thế và hạn chế của các hình thức xuất khẩu



Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu trực tiếp


Lợi thế

- Giảm chi phí cho việc bán hàng

- Mức độ rủi ro thấp

- Tính linh hoạt cao

- Tiếp xúc trực tiếp với thị trường

- Mức độ kiểm soát sản phẩm, giá cả cao

- Khả năng bán hàng cao hơn


Hạn chế

- Khả năng chớp cơ hội thấp

- Khó kiểm soát việc phân phối

- Ít liên hệ với thị trường

- Chi phí cho lực lượng bán hàng cao

- Mức độ rủi ro cao

- Bị ràng buộc vào thị trường nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 2

Hiện nay, xuất khẩu gián tiếp được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phổ biến do mới tham gia vào thương mại quốc tế và khả năng mở rộng thị

trường bằng các con đường khác còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, hình thức này phù hợp với nguồn lực hạn chế và kinh nghiệm xuất khẩu thấp của các doanh nghiệp nước ta.

Hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian xuất khẩu còn có những ưu điểm khác:

Thứ nhất, giúp cho người xuất khẩu thâm nhập nhanh chóng vào thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng công ty quản lý xuất khẩu có nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài, do đó giảm bớt được rủi ro gắn liền với việc bán hàng trong một môi trường xa lạ.

Thứ hai, người sản xuất có thể nhận được sự hỗ trợ ngay về tài chính khi các thoả thuận mua bán được thông qua.

Thứ ba, việc chuyên môn hoá hoạt động trong nước có thể làm tăng hiệu quả của hoạt động đó và tạo ra những cơ hội đem lại lợi nhuận lớn hơn. Khi khách hàng nước ngoài đã quan tâm đến một loại sản phẩm của công ty thì họ cũng có thể có nhu cầu mua loại sản phẩm khác do công ty sản xuất. Vì đa số người mua thích làm việc với số ít người cung cấp nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch và các chi phí liên quan đến quá trình mua.

2. Chuyển nhượng giấy phép (licence)

Chuyển nhượng giấy phép là việc người sản xuất ký hợp đồng với bạn hàng nước ngoài với nội dung trao cho họ quyền sử dụng một quy trình sản xuất, một nhãn hiệu, một sáng chế hay bí quyết kinh doanh có giá trị thương mại. Một công ty với công nghệ, bí quyết và có trình độ chất xám cao có thể sử dụng các thoả ước cấp giấy phép để làm tăng thêm khả năng lợi nhuận của mình mà không phải tiến hành bất cứ một hoạt động đầu tư nào với một chi phí rất hạn chế. Trên thực tế, việc cấp giấy phép thường đưa lại một khoản thu vô tận đối với việc đầu tư. Còn các chi phí ở đây bao gồm chi phí ký kết thoả ước và kiểm soát việc thực hiện chúng.

Ưu điểm

- Doanh nghiệp không chịu chi phí phát triển và chịu rủi ro thấp khi thâm nhập thị trường nước ngoài. Chuyển nhượng giấy phép là một sự lựa chọn hay cho doanh nghiệp thiếu vốn để phát triển ở nước ngoài. Thêm vào đó, chuyển nhượng giấy phép còn phù hợp với các doanh nghiệp không muốn bỏ nguồn lực vào thị trường không quen thuộc hoặc thị trường bất ổn về chính trị. Ngoài ra, nó còn được sử dụng khi một doanh nghiệp mong muốn tham gia vào thị trường nước ngoài nhưng bị cấm vì chính sách hạn chế đầu tư của nước sở tại, hạn ngạch nhập khẩu hoặc đánh thuế nhập khẩu cao...

- Chuyển nhượng giấy phép cũng có thể đẩy mạnh việc phổ biến các sản phẩm và công nghệ mới. Ví dụ, khi hãng máy tính Apple đưa ra phần mềm kỹ thuật số trợ giúp cá nhân Newton vào mùa thu năm 1993, công ty đã cấp giấy phép sản xuất sản phẩm này cho hãng Sharp, Matsushita và một số công ty khác. Các nhà quản lý của Apple tin tưởng rằng những hãng này sẽ tạo ra các sản phẩm có liên quan và do vậy có thể thúc đẩy sự tiêu thụ của Newton.

Nhược điểm

- Việc chuyển nhượng giấy phép khiến cho công ty cấp giấy phép phải tiết lộ bí quyết công nghệ của mình cho bên nhận giấy phép do đó công ty sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát đối với công nghệ. Ví dụ, công ty RCA cấp giấy phép cho một số công ty Nhật Bản bao gồm cả Sony, Natsushita... về sản xuất TV màu. Sau đó, các công ty Nhật đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ, cải tiến và sử dụng nó để xuất khẩu trở lại thị trường Mỹ.

- Phương thức này không tạo ra cho công ty một sự giám sát chặt chẽ cần có đối với các quá trình sản xuất và marketing cũng như chiến lược ở các thị trường nước ngoài nhằm thực hiện lợi thế qui mô, lợi thế vị trí và tác động kinh nghiệm.

- Để cạnh tranh trên thị trường thế giới, một doanh nghiệp có thể phải sử dụng chiến lược toàn cầu bằng cách dùng lợi nhuận kiếm được ở quốc gia này để hỗ trợ cạnh tranh với đối thủ ở quốc gia khác. Chuyển nhượng giấy phép

hạn chế khả năng này của doanh nghiệp, nó không cho phép doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận của hợp đồng này để hỗ trợ các hợp đồng chuyển nhượng khác nhau.

3. Nhượng quyền thương mại (franchising)

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên nhượng quyền chấp nhận trao quyền và cung cấp các hỗ trợ cho bên nhận quyền để bên đó bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoảng thời gian và phạm vi địa lý nhất định. Quyền được nhượng bao gồm quyền sử dụng các bí quyết nghề nghiệp; cách thức tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ; tên thương mại; nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ; khẩu hiệu kinh doanh; biểu tượng của bên nhượng quyền và quyền sử dụng các trợ giúp khác để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Ưu điểm

Các ưu điểm của việc nhượng quyền thương mại tương tự như chuyển nhượng giấy phép. Đặc biệt, người nhượng quyền không phải chịu những chi phí và rủi ro gắn liền với việc mở rộng thị trường nước ngoài. Chính người nhận phải chịu các khoản chi phí và rủi ro đó. Như vậy, việc nhượng quyền thương mại cho phép một công ty dịch vụ có thể thực hiện chiến lược toàn cầu với chi phí thấp.

Nhược điểm

Nhược điểm của phương thức này cũng ít hơn so với chuyển nhượng giấy phép. Người bán quyền kinh doanh thường là các công ty dịch vụ nên ít có nhu cầu phối hợp hoạt động giữa các thị trường để đạt lợi thế quy mô và hiệu ứng kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc bán quyền kinh doanh có thể hạn chế khả năng phối hợp chiến lược toàn cầu của công ty. Mặt khác, bán quyền kinh doanh đòi hỏi phải quản lý và kiểm soát gắt gao chất lượng dịch vụ cung ứng. Trên thực tế, những người mua quyền kinh doanh thường không quan tâm

đầy đủ đến chất lượng dịch vụ và do đó, làm giảm uy tín toàn cầu của công ty. Để khắc phục nhược điểm này, công ty có thể thành lập công ty con ở mỗi thị trường hay khu vực mà nó đang mở rộng hoạt động.

4. Liên doanh

Liên doanh là sự thành lập của doanh nghiệp do sự liên kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập khác.

Việc tham gia liên doanh với một hoặc một số đối tác nội địa có thể coi là một hình thức mở rộng hơn cả các hoạt động xuất khẩu và cấp phép khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Ưu điểm

Ưu điểm của sự lựa chọn này là việc kết hợp thế mạnh của các bên lại với nhau, cũng như chia sẻ rủi ro giữa các đối tác. Tuy nhiên khi lựa chọn phương thức này, một công ty cần có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường nội địa, hệ thống phân phối sản phẩm và khả năng tiếp cận với các nguồn nhân công và nhiên nguyên liệu giá rẻ… Ngoài ra, hình thức liên doanh có thể là phương thức duy nhất để thâm nhập vào thị trường của một quốc gia, nếu như chính phủ của đất nước đó đưa ra các luật lệ nhằm bảo vệ các công ty trong nước, ngăn cấm sự kiểm soát của các công ty nước ngoài, song lại cho phép liên doanh.

Nhược điểm

Những nhược điểm đối với việc tham gia liên doanh là khá lớn. Song bất lợi chủ yếu đối với hình thức mở rộng thị trường này là những chi phí cao của việc quản lý và phối hợp hoạt động cùng đối tác. Và cũng như trường hợp cấp giấy phép, một đối tác liên doanh cũng có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Bên cạnh đó ngoài sự khác biệt về văn hóa hay cách thức quản lý thì thái độ ứng xử của các bên cũng có thể là những thách thức khó vượt qua đối với cả hai bên.

5. Đầu tư trực tiếp

Một trong những hình thức được áp dụng rộng rãi nhất khi tham gia vào thị trường thế giới là việc tiến hành đầu tư 100% vốn của các công ty nước ngoài. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thành lập mới hay thôn tính các công ty. Hình thức này đòi hỏi những cam kết chặt chẽ nhất về các nỗ lực đầu tư, song nó có tốc độ bành trướng thị trường nhanh, kiểm soát và thu lợi nhuận được nhiều hơn.

Ưu điểm

Việc đầu tư 100% vốn cũng có một số ưu điểm giống như trường hợp tham gia liên doanh như: tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tránh các hàng rào thuế quan và hạn ngạch, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ sản xuất… Việc thành lập các công ty con sẽ làm giảm thiểu rủi ro gắn liền với việc mất khả năng kiểm soát và giám sát công nghệ. Hơn nữa, nó tạo ra cho công ty một kiểu kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác nhau và do đó nâng cao khả năng phối hợp toàn cầu, thực hiện lợi thế quy mô, lợi thế vị trí và tác động kinh nghiệm cũng như hỗ trợ cạnh tranh giữa các thị trường.

Nhược điểm

Đầu tư trực tiếp là phương thức tốn kém nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài. Công ty mẹ phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro của việc thành lập các nhà máy ở nước ngoài. Có 2 loại rủi ro: rủi ro kinh tế vĩ mô và rủi ro kinh tế vi mô. Rủi ro kinh tế vĩ mô ít gặp hơn nhưng nếu có, nó ảnh hưởng đến tất cả các công ty. Đó là những vấn đề về kinh tế và chính trị và là mối đe dọa đối với các khoản tiền đầu tư doanh nghiệp đã bỏ ra. Chúng có nguồn gốc là những sự kiện chính trị hay quân sự, hoặc một sự bất ổn định về tài chính và được thể hiện bởi sự trưng dụng hay quốc hữu hóa hoặc hạn chế tự do chuyển vốn, lao động… Ngược lại, những rủi ro kinh tế vi mô là mối đe dọa to lớn đối với doanh thu và lợi nhuận hơn là đối với việc thu hồi vốn bỏ ra. Đó có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023