Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài: Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp thực hiện giai đoạn sắp tới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện : Ngô Mạnh Dũng

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 1

Lớp : Nhật 1

Khoá : K43F

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hạnh


Hà Nội, 2008

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính tất yếu của đề tài

Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, thì việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đang trở thành một nhu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là mở rộng ra các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU.

Với dân số 127,77 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội đạt khoảng 5,5 nghìn tỷ USD (năm 2007), dự trữ ngoại tệ 1.010 tỷ USD (tháng 2/2008), Nhật Bản hiện là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhật Bản cũng là thị trường có sức mua rất lớn, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng ngày càng tăng cùng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế trong những năm gần đây. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội trong việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước này của các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2007, Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hóa với trị giá khoảng 800 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam là 6,1 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật Bản còn là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam và là nước đứng đầu về vốn thực hiện trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp. Tháng 7/2005, sau chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ giữa hai nước đã nâng lên một tầm cao mới “quan hệ đối tác chiến lược”. Và hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang tích cực đàm phán hai hiệp định rất quan trọng đó là Hiệp định đối tác

kinh tế toàn diện (EPA) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) để dành cho nhau những ưu đãi trong thương mại và đầu tư…

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản chỉ hoàn toàn thuận lợi, không có khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản mặc dù tăng lên khá nhanh trong những năm qua nhưng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, chưa đến 1%. Thị trường Nhật Bản với những rào cản kỹ thuật khắt khe nhất thế giới đang gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận và thâm nhập vào thị trường này. Hơn nữa, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản còn chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN - những nước có cùng lợi thế cạnh tranh như Việt Nam…

Với thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản như vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam, cơ hội và thách thức” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập tốt hơn vào thị trường Nhật Bản.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Một là, làm rõ đặc điểm của thị trường Nhật Bản.

Hai là, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây.

Ba là, phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Bốn là, đề xuất những giải pháp đối với Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam.


3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, lôgíc và lịch sử, tổng kết thực tiễn…

5. Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1:Những lý luận chung về các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài

Chương 2:Thực trạng thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chương 3:Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.


CHƯƠNG 1‌‌

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI


I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm thị trường

Người ta đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường:

Trong kinh tế chính trị học người ta định nghĩa “thị trường là lĩnh vực lưu thông, ở đó hàng hoá thực hiện được giá trị của mình đã được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất”. Định nghĩa này muốn khẳng định giá trị của hàng hoá chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động trao đổi, hoạt động trao đổi này được diễn ra trong quá trình lưu thông – một trong những khâu của quá trình tái sản xuất.

Trong Marketing, khái niệm về thị trường cũng dựa trên nền tảng là sự trao đổi. Theo Philip Kotler: “Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thực sự và những người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm”.

Song đối với các doanh nghiệp, tốt nhất nên hiểu thị trường là nơi có nhu cầu cần được đáp ứng.

2. Chức năng của thị trường

Thị trường có 4 chức năng cơ bản:

Chức năng thừa nhận

Việc tiêu thụ hàng hoá của một doanh nghiệp được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là sự chấp nhận của người mua đối với hàng hoá, dịch vụ.

Mỗi thị trường có sự thừa nhận rất khác nhau về số lượng, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu cách mẫu mã... đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, thị trường còn thừa nhận hành vi trao đổi mua bán giữa các đối tác trên thị trường.

Chức năng thực hiện

Thị trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá; thực hiện hoạt động cung cầu, cân bằng cung - cầu của mỗi loại hàng hoá; thực hiện giá trị của hàng hoá thông qua giá cả... Thông qua chức năng này của thị trường, giá trị trao đổi của các loại hàng hoá được hình thành.

Chức năng điều tiết kích thích

Chức năng này được thể hiện như sau:

- Thông qua nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ, thị trường sẽ hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Mỗi nhà sản xuất, kinh doanh phải dựa vào thị trường để chủ động di chuyển các nguồn lực từ ngành này sang ngành khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác hay từ khu vực này sang khu vực khác để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Hơn nữa, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại, muốn tồn tại trên thị trường các doanh nghiệp buộc phải liên tục đổi mới nhằm tạo ra những sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao hơn và giá thành thấp để được người tiêu dùng chấp nhận. Do vậy, thị trường kích thích các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, phát huy sáng kiến, cải tiến quản lý và trình độ công nghệ để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có sức cạnh tranh ngày càng cao.

- Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế, thị trường hướng dẫn tiêu dùng. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại, thị trường sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về các sản phẩm để họ có thể quyết định lựa chọn sản phẩm nào.

Chức năng thông tin

Thị trường thông tin cho doanh nghiệp về tổng cung và tổng cầu, cân bằng cung - cầu đối với từng loại hàng hoá; thông tin về giá cả hàng hoá; các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường; chất lượng hàng hoá; xu hướng vận động của hàng hoá...

Thông tin từ thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với những nhà quản lý kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đưa ra một quyết định điều tiết nền kinh tế, hay chiến lược sản xuất, kinh doanh đúng đắn thì doanh nghiệp cần phải có thông tin đầy đủ và chính xác. Mà thông tin quan trọng nhất chính là thông tin từ thị trường vì đó là những thông tin khách quan, phản ánh chân thực những biến động không chỉ của thị trường mà còn của cả nền kinh tế.

Trên đây là bốn chức năng của thị trường. Bốn chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi hiện tượng kinh tế trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng này.

3. Mối quan hệ giữa thị trường và doanh nghiệp

Thị trường chính là nơi quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp nên doanh nghiệp luôn luôn phải gắn bó với thị trường. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường thực chất là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với những người tiêu dùng trên thị trường, được thể hiện thông qua các quá trình trao đổi. Các quá trình trao đổi đó được đơn giản hoá bằng hai chu trình.

Chu trình thứ nhất, thị trường và doanh nghiệp trao đổi thông tin với nhau. Thị trường cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết là những thông tin về nhu cầu của thị trường: thị trường cần cái gì? cái đó như thế nào? số lượng là bao nhiêu?... Doanh nghiệp cung cấp cho thị trường thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mà thị trường sẽ được đáp ứng, những lợi ích mà người tiêu dùng sẽ nhận được khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, hoặc người tiêu dùng có thể tìm kiếm các hàng hoá dịch vụ ấy ở đâu?...

Chu trình thứ hai, doanh nghiệp và thị trường trao đổi với nhau về kinh tế. Doanh nghiệp cung cấp cho thị trường những hàng hoá, dịch vụ mà thị trường cần, đồng thời doanh nghiệp nhận được từ thị trường số tiền tương ứng với giá trị những hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp.


4. Vai trò của thị trường nước ngoài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn mong muốn ngày càng mở rộng thị trường. Nhưng nếu doanh nghiệp chỉ kinh doanh ở thị trường nội địa với lượng người tiêu dùng hữu hạn và ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh thì mong muốn đó khó có thể đạt được, thậm chí thị phần còn có nguy cơ bị thu hẹp. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể di chuyển nguồn lực sang lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác hay cũng có thể đầu tư nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới, hoặc những sản phẩm có tính năng vượt trội. Song những việc làm này thường là rất khó, tốn kém và không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, tìm kiếm và phát triển ra thị trường nước ngoài là một giải pháp hữu ích đối với doanh nghiệp trong giai đoạn toàn cầu hoá. Thị trường nước ngoài với đặc điểm vô cùng rộng lớn, đa dạng nhu cầu sẽ mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Gia nhập thị trường thế giới có tác động tích cực tới sự phát triển của doanh nghiệp trên nhiều mặt:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Tham gia thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải lấy nhu cầu của thị trường thế giới làm cơ sở để sản xuất. Quá trình sản xuất hướng về xuất khẩu, hướng ra thị trường nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặt mình trong mối quan hệ cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế, từ đó buộc doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023