Đa Dạng Hóa Sản Phẩm, Khai Thác Điểm Mạnh, Tính Độc Đáo Của Sản Phẩm

- Xuất khẩu ủy thác qua các doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Để tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ở giai đoạn 1 thì doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý áp dụng các biện pháp:

- Coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm.

- Giao hàng đúng thời hạn.

- Duy trì mối quan hệ tốt đối với các đối tác, với các văn phòng đại diện của các công ty Nhật Bản.

Giai đoạn 2:

Lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Nhật Bản để trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu với các công ty thương mại Nhật Bản.

Để tổ chức thực hiện giai đoạn 2, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý thực hiện các biện pháp:

- Xây dựng chiến lược sản phẩm và thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp riêng cho sản phẩm.

- Xây dựng đội ngũ chuyên viên mạnh để xúc tiến thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Xây dựng Website của các doanh nghiệp để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nên chuyển sang giai đoạn 2 trong tiến trình thâm nhập thị trường Nhật Bản. Các điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện giai đoạn này là:

Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tại Việt Nam và giải pháp nhằm thực hiện giai đoạn sắp tới - 14

Doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thị trường Nhật Bản trở thành thị trường trọng yếu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải có quy mô lớn.

Có đội ngũ nhân lực giỏi, am hiểu thị trường Nhật Bản hoặc sử dụng chuyên gia Nhật Bản tư vấn trong lĩnh vực sản xuất hoặc kinh doanh.

Có điều kiện về kinh tế và nhân lực mở văn phòng đại diện của công ty tại thị trường Nhật Bản.

2.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm

Do sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản là rất đa dạng lại liên tục thay đổi, vì vậy việc các doanh nghiệp đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên thị trường Nhật Bản nơi mà có quá nhiều luồng hàng hóa khác nhau.


2.3.4. Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác

Từ sự khác biệt về môi trường văn hóa và công nghiệp nên có một số mặt hàng của Việt Nam chưa thể xuất hiện tại thị trường Nhật Bản. Vì thế việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm, cách sử dụng, đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở nên rất quan trọng.

Tại Nhật Bản, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình… được đánh giá là có hiệu quả vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, có một chiến dịch quảng cáo có thể trở nên lãng phí nếu không có sự phối hợp với các chuyên gia trong đúng lĩnh vực và không chuẩn bị một kế hoạch bán hàng hoàn hảo. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là một phần chiến lược tổng thể mà các nhà xuất khẩu nên hợp tác cùng với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý phân phối sản phẩm để tiến hành một cách hiệu quả nhất.

Tham gia hội chợ: Các hội chợ, triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn tính chất, đặc điểm hội chợ chuyên

ngành để việc tham gia hội chợ, triển lãm, lễ hội tại Nhật Bản có hiệu quả thực sự, tránh lãng phí. Tại Nhật Bản, tham gia hội chợ, triển lãm với mục đích là giới thiệu sản phẩm mới, duy trì quan hệ với khách hàng đang kinh doanh và mở rộng quan hệ với các khách hàng mới chứ không khó có cơ hội ký hợp đồng trực tiếp.

2.2.5. Sử dụng các chuyên gia tư vấn Nhật Bản

Trong việc cải tiến mẫu sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành…


KẾT LUẬN


Nhật Bản là một thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Về xuất khẩu, Nhật Bản đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta, với kim ngạch xuất khẩu hơn 6,1 tỷ USD năm 2007, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu chính của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: thủy sản, dệt may, dầu thô, than đá, đồ gỗ, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, bên cạnh việc xuất khẩu hàng hóa đã đạt được những kết quả khả quan thì việc thâm nhập vào thị trường nước này dưới các hình thức khác như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, nhượng quyền thương mại hay bán giấy phép của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, không đáng kể cả về số dự án cũng như vốn thực hiện.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam, xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta với khu vực và thế giới, đỉnh cao là việc chúng ta đã được kết nạp thành thành viên chính thức của WTO và quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày

càng phát triển đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Trước hết là đưa hàng hóa vào thị trường nước này dưới hình thức xuất khẩu, sau đó là chiếm lĩnh thị nước bằng các hình thức khác. Tuy nhiên, để thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản không phải là việc dễ dàng. Nhật Bản luôn được coi là một trong những thị trường khắt khe nhất trên thế giới, trong khi đó các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, hơn nữa còn vấp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt của các nước trong khu vực... Đó là những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này.

Bài viết này đã giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đó là: làm rõ đặc điểm của thị trường Nhật Bản; tổng hợp thông tin và số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam dưới các hình thức: xuất khẩu, đầu tư trực tiếp, liên doanh và nhượng quyền thương mại; phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản trong bối cảnh hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả thâm nhập thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Sách và giáo trình:

1. GS, TS. Trần Minh Đạo, PGS.TS. Vũ Trí Dũng(2007), Marketing quốc tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, 146-158, trường đại học Kinh tế quốc dân.

2. PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS. Đào Ngọc Tiến, ThS. Vũ Thị Hiền (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê.

3. GS, TS. Bùi Xuân Lưu, PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải(2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản lao động – xã hội, trường đại học Ngoại thương.

4. Trường đại học Ngoại thương(2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, Nhà xuất bản giáo dục, 39 - 42.

5. GS. TS. Võ Thanh Thu, PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân(2004), Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu những ngành hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

6. Lưu Ngọc Trinh(2005), Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản, Nhà xuất bản thế giới.

7. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(2000), Kinh doanh với thị trường Nhật Bản, Nhà xuất bản lao động, 20 - 217.

8. Edwin O.Keischauer(2000), Nhật Bản – Câu chuyện về một quốc gia, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, Viện nghiên cứu thế giới.

9. Ken Arakawa(2003), Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản – Các vấn đề về nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 9 - 46.

10. Kunio Yoshihara(1991), Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội.

11. Trung tâm thông tin xã hội quốc gia – Bộ Kế hoạch và đầu tư(2006), Các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ kinh tế với Việt Nam, Nhà xuất bản thông tấn, 120 - 126.

12. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 2005, 2006 và 2007, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

II. Các trang Web:

1. Bộ Ngoại giao Việt Nam: www.mofa.gov.vn

http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040818111106/ns08040314450

3

2. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư: fia.mpi.gov.vn

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=238&

aID=537

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=238& aID=536

http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=238& aID=524

3. Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn

http://www.customs.gov.vn/Default.aspx?tabid=396

4. Tổng cục Thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn

- Niên giám thống kê tóm tắt năm 2007:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=7142

- Niên giám thống kê năm 2006:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=6106

- Niên giám thống kê năm 2005:


http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=5690

- Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005):

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=5692

5. Trung tâm thông tin thương mại – Bộ công thương: www.vinanet.com.vn

http://www.vinanet.com.vn/Country.aspx?area=69

6. Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản: www.meti.go.jp http://www.meti.go.jp/english/report/index.html http://www.meti.go.jp/english/statistics/index.html

7. Bộ Tài chính Nhật Bản: www.customs.go.jp http://www.customs.go.jp/toukei/download/index_d121_e.htm

8. Cục thống kê Nhật Bản: http://www.stat.go.jp

- Statistical Handbook of Japan 2007:

http://www.stat.go.jp/english/data/handbook/index.htm

- Japan Statiscal Yearbook 2008:

http://www.stat.go.jp/english/data/nenkan/index.htm

- Historical Statistics of Japan:

http://www.stat.go.jp/english/data/chouki/index.htm

9. Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO): www.jetro.go.jp

http://www.jetro.go.jp/en/stats/statistics

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí