Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 12

nhà máy lọc, hóa dầu trong hoàn cảnh hiện nay là thực sự cần thiết. Hơn nữa, ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng này là một phần nhằm duy trì và kéo dài thời gian sử dụng chúng trong tương lai. Với Nhà nước, cần đảm bảo dự trữ quốc gia nhằm điều hòa cung- cầu, kiểm soát thị trường chặt chẽ để tránh liên kết độc quyền về giá hoặc đầu cơ tăng giá, quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu…Ngoài ra Việt Nam cũng cần học tập của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…về kinh nghiệm bình ổn giá cả trong nước và xây dựng thị trường xăng dầu phát triển theo cơ chế thị trường. Xây dựng môi trường tự do cạnh tranh, phát triển thị trường xăng dầu trong nước để ổn định giá cả là yêu cầu khách quan của nền kinh tế trong thời đại mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


KẾT LUẬN


Đối với toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, những quan ngại về an ninh năng lượng trong những năm gần đây không ngừng gia tăng. Kỷ nguyên dầu rẻ đã hoàn toàn chấm dứt và trong tương lai khả năng giá dầu trở lại mức ban đầu là không thể. Với đặc điểm nổi bật là thị trường nhập khẩu xăng dầu 100%, sự tăng giảm giá xăng dầu nước ta trong thời gian qua biến động hầu như cùng chiều với giá dầu thô thế giới song mức độ không giống nhau.

Khóa luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như sau:

1. Xăng dầu là nguồn năng lượng có vị trí chiến lược trong các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ như giao thông vận tải, sản xuất than, điện, thép...an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Đối với tất cả các quốc gia, xăng dầu là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là nhu cầu không thể thiếu của một xã hội hiện đại.

2. Thị trường xăng dầu nước ta mới hình thành khoảng hơn một thế kỷ song đã có nhiều thay đổi về quy mô, tính chất và cả về số lượng, chất lượng của chủ thể tham gia. Thị trường xăng dầu nước ta đang có khuynh hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu, thay đổi về hình thức tổ chức quản lý, rời bỏ sự quản lý về giá của Nhà nước để tiến tới xây dựng một thị trường tự do cạnh tranh, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

3. Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển khá, GDP tăng tương đối trong khoảng 7,5%-8,4%. Tuy vậy, chỉ số giá cả hàng hóa (CPI) trong những năm qua luôn không ổn định. Trong đó, những biến động về giá của mặt hàng xăng dầu là một trong những nguyên nhân tạo nên biến động của chỉ số CPI trong thời gian qua.

4. Trong giai đoạn 2003-2007, diễn biến giá cả xăng dầu ở thị trường trong nước tương đối phức tạp. Do tác động của giá dầu thô thế giới, giá xăng dầu trong nước tuy có sự kiểm soát của Nhà nước song vẫn không ngừng tăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

cao. Trước tình hình đó, Nhà nước đang tiến tới áp dụng quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia, vừa đáp ứng được xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay.

5. Nguyên nhân cơ bản của việc giá xăng dầu bất ổn trong thời gian qua là do những biến động liên tục của giá dầu thô thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng thế giới nói chung và trong nước nói riêng không ngừng tăng cũng dẫn đến nguồn cung ngày càng giảm và có xu hướng cạn kiệt.

Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 12

6. Biến động giá xăng dầu có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội như: tạo ra sức ép tăng giá đối với các mặt hàng và ngành hàng có liên quan, nguy cơ gây lạm phát, tạo ra sức ép không nhỏ đối với ngân sách Nhà nước. Đồng thời nó cũng là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng hiện tượng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu trong thời gian qua.

7. Trước tình hình bất ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian qua, các giải pháp cần thiết đã và đang được áp dụng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới đời sống-xã hội. Trong điều kiện hiện tại của nước ta, việc cần thiết nhất là phải có các nhà máy lọc hóa dầu nhằm đảm bảo một phần nguồn cung trong nước. Tiếp đó, song song với việc sử dụng tiết kiệm nguồn xăng dầu hiện có cần tích cực nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới thay thế. Nhà nước cần tăng cường mức dự trữ xăng dầu quốc gia để luôn bảo đảm nguồn cung trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và điều hành giá cả mặt hàng này, mở rộng và khuyến khích cho thị trường xăng dầu tự do phát triển.

Tóm lại, những nghiên cứu, tổng hợp và phân tích về biến động giá cả xăng dầu trong khóa luận này nhằm tìm hiểu vấn đề chung đang được xã hội quan tâm. Thông qua đó góp phần tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất nhằm bình ổn giá cả xăng dầu trên thị trường, cũng là nhằm mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong thời gian tới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Đỗ Quang Hưng, Trần Kim Đỉnh, Ngô Vĩnh Bình (2006), 50 năm Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 1956-2006, NXB Chính trị QG.

2. Báo cáo kết quả thanh tra về NSNN cấp bù lỗ hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp (2007), Phòng thanh tra 5- Thanh tra Bộ Tài chính.

3. Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng dầu và thuế nhập khẩu xăng dầu 2003-2007, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính.

4. Luật cạnh tranh 2005 có hiệu lực từ 01/07/2005.

5. Nguyễn Đình Cát, Bí mật thế giới dầu mỏ, báo Nhân dân (2006).

6. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của luật Cạnh tranh 2005.

7. Nghị định 55/2007/CP-TTg, ngày 31/05/2007 về quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu.

8. Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống tham nhũng.

9. Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 về thi hành một số điều của Luật cạnh tranh.

10.Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu.

11.Quyết định 06/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 về ban hành quy chế tính giá hàng hóa, tài sản, dịch vụ.

12.Pháp lệnh giá 2002 có hiệu lực từ 01/07/2002.

13.Tạp chí Thương mại: từ năm 2005-2007, Nxb.Bộ Thương mại.

14. Tạp chí Thị trường giá cả: từ năm 2003-2007, Nxb.Ban vật giá Chính phủ.

15.Thời báo Kinh tế Việt Nam: từ năm 2003-2007.


- 1 -


Tài liệu website:


Website tiếng Việt.

1. Bách khoa toàn thư mở Việt Nam: http://vi.wikipedia.org

2. Báo điện tử Việt Nam : http://vietnamnet.vn/

3. Báo công nghiệp tiếp thị: http://irv.moi.gov.vn

4. Báo tiền phong: www.tienphongonline.com.vn

5. Báo tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn

6. Trang thông tin thương mại Việt Nam:

http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn

7. Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn

8. Website Bộ Công thương: http://www.moi.gov.vn

9. Website Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

10. Website Bộ Ngoại giao: http://www.mofa.gov.vn.

11. Website Diễn đàn doanh nghiệp: www.dddn.com.vn

12. Website Tổng công ty xăng dầu Việt Nam: www.petrolimex.com.vn

13. Website Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn

14. Việt báo: http://vietbao.vn


Website tiếng Anh.

1. Bách khoa toàn thư thế giới: http://en.wikipedia.org

2. Cơ quan thông tin năng lượng thế giới: http://www.eia.doe.gov/

3. Website của Ngân hàng thế giới: www.worldbank.org



DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC

Lời nói đầu................................................................................................- 1 -

Chương I. Một số vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam

I. Vị trí, vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội. .........................................................................................................................................- 4 -

1.Nguồn gốc, vị trí của xăng dầu trong đời sống kinh tế- xã hội nói chung. .......................................................................... - 4 -

2.Vai trò của xăng dầu trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. ........................................................................................................ - 6 -

2.1. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển. ...................................................................................- 6 -

2.2. Vai trò của xăng dầu đối với các quốc gia xuất nhập khẩu xăng dầu.....................................................................................- 8 -

II. Đặc điểm của mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nước ta. .........- 11 - 1. Đặc điểm chung của mặt hàng xăng dầu.............................................. - 11 - 1.1. Phân loại xăng dầu . ...........................................................- 11 -

1.2. Xăng dầu là đối tượng hàng hóa có đặc tính riêng..............- 14 -

2. Một số đặc điểm của thị trường xăng dầu nước ta............................... - 15 -

2.1. Thị trường xăng dầu nước ta là thị trường nhập khẩu 100%. .- 16 -

2.2. Các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu trên thị trường trong nước hiện nay. ..........................................................................- 18 -

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả xăng dầu trong nước..................... - 20 -

3.1. Biến động giá xăng dầu thế giới và các chính sách thương mại quốc tế. .....................................................................................- 20 -

3.2. Chính sách kinh tế vĩ mô và tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong nước. ...............................................................................- 22 -

Chương II. Tình hình biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2003-2007 và tác động của nó tới nền kinh tế trong nước


I. Tình hình biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.............................................................................................................................- 26 -

1. Tình hình phát triển kinh tế trong nước và những biến động trên thị trường giá cả hàng hóa nói chung trong giai đoạn 2003-2007.............. - 26 -

2. Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007.......................................................................................... - 33 -

2.1. Tình hình biến động giá xăng dầu trong nước trong giai đoạn 2003-2007.................................................................................- 33 -

2.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế thị trường.................................................................................- 38 -

II. Nguyên nhân cơ bản gây nên biến động giá cả xăng dầu trong nước trong giai đoạn 2003- 2007..........................................................................................................- 40 -

1. Tác động của biến động giá xăng dầu thế giới trong thời gian qua. - 40 -

2. Nhu cầu về xăng dầu ngày càng gia tăng của xã hội ........................... - 43 -

3. Chính sách quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu . ............ - 46 -

III. ảnh hưởng của sự biến động giá xăng dầu tới phát triển kinh tế- xã hội nước ta trong thời gian qua..............................................................................................- 48 -

1. Biến động giá xăng dầu tạo ra sức ép đối với đời sống kinh tế- xã hội. . - 48 - 2. Giảm nguồn thu từ ngân sách Nhà nước. ............................................. - 51 -

3. Xuất hiện tình trạng đầu cơ và buôn lậu xăng dầu .............................. - 52 - 4. Nguy cơ lạm phát. .................................................................................. - 54 -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022