TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
********* O0O ********
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây:
Nguyên nhân và giải pháp
SV thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang Lớp : Trung 1
Khóa : K42 E
GV hướng dẫn : THS. Đào Thị Thu Giang
HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007
BẢNG 2.1. DIỄN BIẾN GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU TỐI ĐA
ĐVT: Đồng/lít và Đồng/Kg-FO
Thời điểm áp dụng | Xăng 83 | Xăng 90 | Xăng 92 | Xăng 95 | Diesel 1%S | Diesel 0,5%S | Dầu mazut | FO3S | Dầu hỏa | |
Năm 2003 | ||||||||||
1 | Từ 18/02 | 5.200 | 5.400 | 5.600 | 5.900 | 4.300 | 4.400 | 3.200 | 3.300 | 4300 |
Năm 2004 | ||||||||||
1 | Từ 22/02 | 5.600 | 5.800 | 6.000 | 6.300 | 4.550 | 4.650 | 3.400 | 3.600 | 4600 |
2 | Từ 19h 19/06 | 6.600 | 6.800 | 7.000 | 7.300 | 4.750 | 4.850 | 3.570 | 3.700 | 4800 |
3 | Từ 19h 01/11 | 7.100 | 7.300 | 7.500 | 7.800 | 4.750 | 4.780 | 3.570 | 3.700 | 4800 |
Năm 2005 | ||||||||||
1 | Từ 12h ngày 29/03 | 7.600 | 7.800 | 8.000 | 8.300 | 5.500 | 4.000 | 4.150 | 4900 | |
2 | Từ 12h ngày 03/07 | 8.400 | 8.600 | 8.800 | 9.100 | 6.500 | 4.700 | 4.850 | 6500 | |
3 | Từ 18h ngày 17/08 | 9.600 | 9.800 | 10.000 | 10.300 | 7.500 | 5.200 | 5.350 | 7500 | |
4 | Từ 6h ngày 22/11 | 9.100 | 9.300 | 9.500 | 9.800 | 7.500 | 5.200 | 5.350 | 7.5 | |
Năm 2006 | ||||||||||
1 | Từ 20h ngày 27/04 | 10.600 | 10.800 | 11.000 | 11.300 | 7.900 | 5.500 | 5.650 | 7.900 | |
2 | Từ 16h ngày 09/8 | 11.600 | 11.800 | 12.000 | 8.600 | 8.600 | ||||
3 | Từ 17h ngày 12/9 | 10.600 | 10.800 | 11.000 | ||||||
4 | Từ 6/10 | 10.100 | 10.300 | 10.500 | ||||||
Năm 2007 | ||||||||||
1 | Từ 13/1 | 9.700 | 9.900 | 10.100 | ||||||
2 | Từ 6/3 | 10.600 | 10.800 | 10.600 | ||||||
3 | Từ 7/5 | 10.400 | 11.600 | 11.800 | 12.100 | |||||
4 | Từ 16/08 | 10.900 | 11.100 | 11.300 | 11.600 | |||||
5 | Từ 12/9 | 10.600 | 10.800 | 11.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong quá thời gian qua - nguyên nhân và giải pháp - 2
- Xăng Dầu Là Đối Tượng Hàng Hóa Có Đặc Tính Riêng.
- Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô Và Tình Hình Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Trong Nước.
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Ghi chú: Giá đã bao gồm thuế GTGT và phí xăng dầu.
Nguồn: Cục quản lý giá- Bộ Tài Chính.
35
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục biểu đồ.
Biểu đồ 1.1. Mức tiêu thụ dầu của các khu vực trên thế giới. 6
Biểu đồ 1.2. So sánh lượng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu 16
Biểu đồ 2.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 26
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 30
Biểu đồ 2.3. Biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007. 31
Biểu đồ 2.4. Giá dầu thô giao ngay trên thị trường thế giới. 38
Danh mục bảng biểu.
Bảng 1.1. Diễn biến giá dầu thô trong thời kỳ khủng hoảng 9
Bảng 1.2. Mức độ hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển. 14
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả chỉ tiêu của Petrolimex 2000-2004 18
Bảng 2.1. Diễn biến giá bán lẻ xăng dầu tối đa( 2003-2007) 35
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Kể từ khi dầu mỏ được tìm thấy trên Trái đất, một kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng đã thực sự bắt đầu. Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu mỏ- trong đó có xăng dầu trở thành nguồn năng lượng không thể thiếu đối với loài người. Xăng dầu là nhiên liệu thiết yếu cho tất cả các loại phương tiện vận tải hiện đại, giúp con người thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong sản xuất, gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vì vậy, xăng dầu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, thương mại.
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người tăng mạnh. Những tác động của cung- cầu và một số nhân tố khách quan khác khiến giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng mạnh, kéo giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, Việt Nam là nước nhập khẩu 100% xăng dầu nên trực tiếp chịu ảnh hưởng của những biến động giá xăng dầu thế giới. Trong những năm gần đây, giá cả xăng dầu trong nước luôn luôn trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất và tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, một vấn đề được đặt ra là cần tìm ra những nguyên nhân gây biến động giá từ đó rút ra các giải pháp cần thiết nhằm ổn định thị trường xăng dầu nội địa. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, em chọn đề tài : “Tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây- Nguyên nhân và giải pháp.” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
-Tìm hiểu vị trí, vai trò và đặc điểm của mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam trong những năm gần đây.
- Đi sâu nghiên cứu tình hình giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa giai đoạn 2003-2007 để có một cái nhìn tổng quan nhất về những biến động của mặt hàng này trong thời gian qua. Qua đó phân tích những ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế- xã hội trong nước và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng giá cả tăng giảm thất thường nêu trên.
- Tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động giá xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm bình ổn giá cả trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của khóa luận chủ yếu là phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa tài liệu, phương pháp so sánh…Các số liệu được sử dụng trong khóa luận được thống kê từ nhiều nguồn tài liệu : các loại văn bản của Bộ Tài chính, các bài nghiên cứu, trao đổi, các bài phân tích đánh giá trên các tạp chí, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng…Ngoài ra từ những số liệu có sẵn tác giả tự tổng hợp thành các bảng thống kê, biểu đồ so sánh, hệ thống nhằm cụ thể hóa nội dung cần phân tích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu nội địa; diễn biến giá cả trên thị trường xăng dầu; các chính sách của Nhà nước có liên quan tới quản lý giá cả và mặt hàng xăng dầu như: Nghị định, quy định, các văn bản luật và dưới luật có liên quan. Ngoài ra đề tài cũng đi vào phân tích khái quát diễn biến giá cả dầu thô thế giới, tình hình giá cả các loại hàng hóa nói chung nhằm làm nổi bật nội dung vấn đề nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đi sâu nghiên cứu về những diễn biến giá cả của mặt hàng xăng dầu trên thị trường Việt Nam. Để phân tích nội dung
được tập trung, chi tiết với những diễn biến mới nhất trên thị trường xăng dầu, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 09/2007.
5. Kết cấu khóa luận.
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu như trên, khóa luận được xây dựng gồm 3 chương. Cụ thể, ngoài lời mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo…luận văn có kết cấu như sau:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam.
Chương II: Tình hình biến động giá cả trên thị trường xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 và tác động của nó tới nền kinh tế trong nước.
Chương III: Một số giải pháp nhằm bình ổn giá xăng dầu trong nước trong thời gian tới.
Do điều kiện và khả năng có hạn nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô có đóng góp, chỉ bảo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Th.S Đào Thị Thu Giang đã hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn thiện khóa luận này. Em cũng xin cám ơn thư viện Quốc gia- Hà Nội, thư viện trường ĐH Ngoại thương, chú Lê Văn Thái- cán bộ Cục quản lý giá-Bộ Tài chính đã cung cấp rất nhiều số liệu và tài liệu quan trọng được sử dụng trong đề tài.
Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2007
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG XĂNG DẦU VÀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM.
I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
1. Nguồn gốc, vị trí của xăng dầu trong đời sống kinh tế- xã hội nói chung.
Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, loài người đã tìm thấy dầu mỏ xuất hiện lộ thiên ở rất nhiều nơi trên trái đất. Tuy nhiên, thời đó dầu mới chỉ được khai thác bằng phương pháp sơ khai và thường được sử dụng trong chiến tranh, sau đó là sản xuất muối ăn. Cho tới thế kỷ 19, người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp để khai thác lấy chất đốt cho đèn thay thế các loại chất đốt trước kia là dầu cá voi và nến bằng mỡ. Từ giữa thế kỷ 19 một số nhà khoa học đã áp dụng nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Người ta bắt đầu đi tìm kiếm những mỏ dầu lớn và cho tới khi nhà địa chất Hoa Kỳ Edwin L.Drake phát hiện ra mỏ dầu lớn đầu tiên tại Pennsylvania vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 đã đánh dấu một bước ngoặt cho ngành năng lượng toàn cầu. Kể từ đó, dầu mỏ trở thành nguồn năng
lượng không thể thiếu đối với con người.1
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu chủ yếu cho các phương tiện vận tải. Thông qua quá trình lọc hóa dầu người ta thu được các sản phẩm của dầu mỏ và sử dụng chúng vào các mục đích khác nhau, trong đó nhiều nhất là các sản phẩm xăng dầu. Trước đây, các sản phẩm của xăng dầu chủ yếu để làm chất đốt,
1Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u_m%E1%BB%8F,tra cứu 10/09/2007.
xăng dùng làm chất tẩy các vết bẩn trên quần áo…Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế -xã hội và khoa học kỹ thuật, xăng dầu đã xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như vận tải, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp v.v...Ngày nay trong bất kỳ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào cũng chứa một lượng chi phí xăng dầu nhất định, tùy theo nhu cầu sử dụng chi phí lớn nhỏ cũng khác nhau.
Một trong những ngành tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất đó là ngành giao thông vận tải. Tất cả các phương tiện giao thông hiện đại như xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy…hiện nay đều phải sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu để vận hành, các loại dầu bôi trơn để bảo dưỡng máy móc. Trên thực tế, cho tới nay vẫn chưa có một loại nhiên liệu nào dùng cho động cơ có thể thay thế tốt hơn và hiệu quả hơn nhiên liệu xăng dầu. Do đó, trong giá thành sản phẩm ngành vận tải, chi phí xăng dầu chiếm xấp xỉ 40% tổng giá thành, trong ngành sản xuất nhiệt điện, chi phí xăng dầu chiếm 22-25% tổng giá thành, đối với các ngành sản xuất công nghiệp, chi phí xăng dầu khoảng 5-17%, ngành nông nghiệp chi phí xăng dầu chiếm ít hơn, khoảng 3-15% 2. Riêng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chi phí xăng dầu cho ngành này chiếm từ 70-80% tổng phí của một chuyến đi biển. Có thể thấy chi phí xăng dầu là một bộ phận chi phí quan trọng trong giá thành sản phẩm. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng giá thành đồng thời chính là một bộ phận trong cấu thành giá trị sản phẩm.
Đối với các ngành sản xuất vật chất như sản xuất xi măng, than, thép, điện, dệt may, xăng dầu được dùng trong các dây chuyền sản xuất để tiến hành các hoạt động sản xuất, bảo đảm cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, hiệu quả. Ví dụ, các loại dầu bôi trơn dùng để kéo dài tuổi thọ cho máy móc, các loại dầu mỡ được sử dụng nhằm mục đích bảo dưỡng và hạn chế hao mòn thiết bị.
2 Nguyễn Đình Cát, Bí mật thế giới dầu mỏ, báo Nhân dân (2006)