Tư Liệu Hán Nôm Tại Phủ Tiên Hương:


+ Đại tự, câu đối:

Cũng theo kết quả khảo sát của Dương Văn Vượng, tại phủ Vân Cát, khi ông khảo sát còn lưu giữ được 17 bức đại tự và hàng chục đôi câu đối cổ sơn son thiếp vàng ca ngợi thân thế, công lao, đức hạnh của Thánh Mẫu để tỏ lòng kính ngưỡng của cộng đồng và thiện tín thập phương đối với Mẫu. Khi chúng tôi khảo sát, trong phủ này đã có thêm một số đại tự, câu đối mới được bổ sung. Ngoài ra, tại phủ còn một số cuốn thư, đại tự, câu đối mới được cung tiến và đắp trên nghi môn, cột biểu trong những lần trùng tu gần đây.

Tương tự như bia ký, hệ thống đại tự, câu đối tại phủ Vân Cát cũng khá phong phú, đa dạng, đặc biệt chú trọng việc khẳng định truyền thống thờ Mẫu tại Vân Cát, tiêu biểu như:

Giáng sinh từ 降 生 祠 - Đền giáng sinh.

Đản sinh cố trạch 誕 生 故 宅 - Nhà cũ, nơi đản sinh Thánh Mẫu. Tiên nhân cựu quán 仙 人 舊 館 - Quê cũ của người tiên.

雲 葛 是 始 浦 葛 是 终 人 知 有 母 之 親 直 北 关 山 皆 赤 子,壬 辰 而 生 丙 辰 而 化 世 仰 維 神 之 著 塈 南 声 教 沐 鴻 恩.

Vân Cát thị thủy, Phố Cát thi chung, nhân tri hữu Mẫu chi thân, trực Bắc quan san giai xích tử,

Nhâm Thìn nhi sinh, Bính Thìn nhi hóa, thế ngưỡng duy thần chi trứ, kị Nam thanh giáo mộc hồng ân.

Vân Cát giáng trước, Phố Cát giáng sau, người biết đức mẹ thân tình, Bắc ải xa xôi yêu như con đỏ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Sinh năm Nhâm Thìn, hóa năm Bính Thìn, đời đời nhờ cậy thánh - thần, trời Nam ngưỡng vọng tắm gội ơn lành.

(Câu đối do Tổng đốc Nam Ninh, Cổ Hoan Đông Cao Long Cương, Cao Xuân Dục, hiệu Tử Phát soạn, khắc vào mùa đông năm Ất Mão - 1915)…

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 8

Ngoài ra, trong phủ còn có một số văn khắc Hán Nôm được khắc trên thượng lương, bát hương, đồ nghi trượng…

+ Sắc phong:


Tại phủ Vân Cát, hiện không còn sắc phong nguyên bản (vật thật) do các triều phong tặng. Tuy nhiên, theo Bản kê thần sắc xã Vân Cát, tổng Đồng Đội,

huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 雲 葛 社 神 敕), ký

hiệu kho: TSHN - Tư liệu Viện Thông tin khoa học xã hội, do địa phương lược kê vào khoảng nửa đầu thế kỷ XX thì ở thời điểm kê khai, xã Vân Cát có 23 đạo sắc. Tuy nhiên, bản kê chỉ kê khai ngày, tháng, năm, triều vua phong sắc, số bản được phong, không kê khai rõ nội dung sắc phong cho vị thần nào. Về thông tin kê khai, có thể lược thuật như sau: Ngày mùng Ba tháng Bảy năm Dương Hòa thứ 8 (1642) phong 1 đạo; ngày Mười tám tháng Tư năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) phong 2 đạo; ngày Hai mươi bốn tháng Sáu nhuận năm Chính Hòa thứ 4 (1683) phong 1 đạo; ngày Mười sáu tháng Hai năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) phong 1 đạo; ngày Mười hai tháng Bảy năm Bảo Thái thứ 3 (1722) phong 1 đạo; ngày Mùng mười tháng Mười hai năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1731) phong 1 đạo; ngày Mười sáu tháng Hai năm Long Đức thứ 2 (1733) phong 1 đạo; ngày Hai mươi bảy tháng Tám năm Vĩnh Hựu nguyên niên (1735) phong 1 đạo; ngày Hai mươi bảy tháng Giêng năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740) phong 1 đạo; ngày Hai mươi tám tháng Ba năm Cảnh Hưng nhị niên (1741) phong 1 đạo; ngày mùng Tám tháng Tám năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767) phong 1 đạo; ngày Mười sáu tháng Năm năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) phong 1 đạo; ngày Hai mươi ba tháng Ba năm Chiêu Thống nguyên niên (1787) phong 1 đạo; ngày mùng Bốn tháng Sáu năm Cảnh Thịnh nguyên niên (1793) phong 1 đạo; ngày Mười sáu tháng Sáu năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) phong 1 đạo; ngày Mười bảy tháng Mười hai năm Tự Đức thứ 3 (1850) phong 1 đạo; ngày mùng ba tháng Mười năm Tự Đức thứ 10 (1857) phong 1 đạo; ngày Hai mươi bốn tháng Mười một năm Tự Đức thứ 33 (1880) phong 1 đạo; ngày mùng Một tháng Bảy năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) phong 1 đạo; ngày Mười tám tháng Mười một năm Thành Thái nguyên niên (1889) phong 1 đạo; ngày Mười một tháng Tám năm Duy Tân thứ 3 (1909) phong 1 đạo; ngày mùng Tám tháng Sáu nhuận năm Duy Tân thứ 5 (1911) phong 1 đạo. Đặc biệt, theo Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội

tổng các xã thần sắc 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 各 社 敕, Thư viện Viện Nghiên

cứu Hán Nôm, ký hiệu AD. A16/ 29, mục Thần sắc xã Vân Cát, ngoại trừ 01 sắc phong cho Lý Nam Đế ngày Mười tám tháng Tư năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), còn có


14 đạo sắc phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Công chúa, Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Công chúa dưới thời Lê, gồm: sắc ngày mùng Ba tháng Bảy năm Dương Hòa thứ 8 (1642), phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa; sắc ngày Mười tám tháng Tư năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), phong cho Liễu Hạnh Công chúa; sắc ngày Hai mươi bốn tháng Sáu nhuận năm Chính Hòa thứ 4 (1683), phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng… Công chúa; sắc ngày mười sáu tháng Hai năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705), phong cho Mã Hoàng… Công chúa; sắc ngày Mười hai tháng Bảy năm Bảo Thái thứ 3 (1722), phong cho Mã Hoàng Công chúa; sắc ngày Mùng mười tháng Mười hai năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730), phong cho Mã Hoàng… Công chúa; sắc ngày Mười sáu tháng Hai năm Long Đức thứ 2 (1733), phong cho Mã Hoàng Công chúa; sắc ngày Hai mươi bảy tháng Tám năm Vĩnh Hựu nguyên niên (1735), phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa; sắc ngày Hai mươi bảy tháng Giêng năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740), phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng… Công chúa; sắc ngày Hai mươi tám tháng Ba năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Công chúa; sắc ngày mùng Tám tháng Tám năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), phong cho Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Công chúa; sắc ngày Mười sáu tháng Năm năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng… Công chúa; sắc ngày Hai mươi hai tháng Ba năm Chiêu Thống nguyên niên (1786), phong cho Liễu Hạnh Mã Vàng… Công chúa; sắc ngày mùng Bốn tháng Sáu năm Cảnh Thịnh nguyên niên (1793), phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng… Công chúa [177].

Ngoài hệ thống bia ký, đại tự, câu đối sắc phong kể trên, trong phủ còn có một số văn khắc trên cấu kiện gỗ, chuông, đồ tế tự, con dấu và một số mẫu công văn - sớ sách, khoa cúng…

Điển qua niên đại của các sắc theo bản kê khai, có thể nhận thấy, các sắc kể trên của xã Vân Cát đều nằm trong khung niên đại từ nửa đầu thế kỷ XVII đến khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII. Theo đó, như có căn cứ để phỏng đoán, có lẽ, bản kê khai này được thực hiện vào cuối thời Lê (không thể trước năm 1793) hoặc đầu thời Nguyễn (không có sự xuất hiện của các sắc thời Nguyễn). Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ về nội dung chi tiết và đặt trong khung lịch sử đương đại, sẽ thấy một số điểm “chênh” về tính xác thực lịch sử, cần phải có sự lý giải thỏa đáng. Về vấn đề


này, xin được trở lại làm rõ trong nội dung phần sau.

2.1.4.2. Tư liệu Hán Nôm tại phủ Tiên Hương:

+ Bia ký:

Tại Viện Thông tin khoa học xã hội hiện đang lưu trữ tài liệu mang ký hiệu kho: TSHN 2927: Bản kê bia xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh

Nam Định (南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 仙 鄉 社 碑 記), được chức sắc địa phương

kê khai vào khoảng cuối thế kỷ XX. Tại thời điểm kê khai, phủ Chính (Tiên Hương) có 5 bia dựng ở bên trái phủ (mỗi bia đều 2 mặt) và 3 bia dựng ở bên phải phủ (mỗi

bia cũng đều 2 mặt), tộng cộng 8 bia, gồm: Bản huyện cúng ngân bi ký 本 縣 供 銀

碑 記 (Bia ghi việc cúng tiền của bản huyện), khắc ngày Mười tám tháng Sáu năm

Duy Tân thứ 8 (1914); Quan lại cúng ngân bi 官 吏 供 銀 碑 記 (Bia ghi việc cúng

tiền của quan lại), khắc ngày Mười tám tháng Sáu năm Duy Tân thứ 8 (1914); Dân tộc cúng ngân bi ký 民 族 供 銀 碑 記 (Bia ghi việc cúng tiền của người trong họ),

khắc ngày Mười tám tháng Sáu năm Duy Tân thứ 8 (1914); Biền hội phụng điền bia 弁 會 奉 田 碑 (Bia ghi việc cúng ruộng của Hội Biền binh), khắc ngày Hai mươi bốn tháng Hai năm Minh Mệnh thứ 15 (1834); Tiên Hương linh từ bi 仙 鄉 靈 詞 碑 (Bia đền thiêng Tiên Hương), khắc ngày Mười tám tháng Ba năm Thành Thái thứ 4 (1893); Thập phương cúng ngân bi ký 十 方 供 銀 碑 記 (Bia ghi việc cúng

tiền của thập phương), khắc ngày Mười tám tháng Sáu năm Duy Tân thứ 8 (1914); Cung tiến điền thạch bi 恭 薦 田 石 碑 (Bia đá ghi việc cúng ruộng), khắc ngày mùng Mười tháng Tư năm Minh Mệnh thứ 9 (1828); Bản hương điền bi 本 鄉 田 碑

(Bia ghi về ruộng đất của bản hương), khắc ngày mùng Bảy tháng Ba năm Thành Thái thứ tư (1893).

Cũng như nội dung kê khai văn bia đương thời của nhiều địa phương khác, Bản kê bia xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định chỉ kê được số lượng văn bia, liệt kê tên bia, kèm theo đó là thời điểm khắc, không đề cập cụ thể đến nội dung văn bia.

Theo kết quả khảo sát thực địa của Dương Văn Vượng, tại thời điểm ông khảo sát, ở phủ Tiên Hương còn 15 bia ký, được dựng tập trung trong hai tòa


phương du, mang niên đại trong khoảng thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX), gắn với lịch sử hình thành và tồn tại của phủ. Hiện nay, vị trí các bia vẫn được yên vị tại đó nhưng do tác động của nhiều yếu tố, một số bia đã khá mờ, khó có thể nhận diện được hết nội dung văn tự.

Kết quả khải cứu, phiên dịch của ông cũng đã được tập hợp và công bố trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua tư liệu Hán Nôm [51]. Trên nền kết quả này, có thể điểm qua về nội dung cơ bản của văn bia tại phủ Vân Cát sau:

1). Biền hội phụng điền bi 弁 會 奉 田 碑 - Bia cúng ruộng của Hội Biền

binh, khắc năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), do Tri phủ phủ Nghĩa Hưng Nguyễn Văn Nghị soạn, với nội dung lược thuật như sau: Kính ngưỡng đền thiêng, đội ơn Thần nữ mà mỗi khi ra biển vào bờ luôn gặp gió thuận, trời quang, sóng yên, biển lặng, Hội Biền binh thủy quân cung tiến vào đền số ruộng 1 mẫu 6 sào, 1 đôi tàn màu hồng, 1 chiếc quán tẩy, 1 chiếc sập đá để bày tỏ nỗi niềm, mong tiếp tục nhận được sự chở che của Thánh Mẫu.

2). Cung tiến thạch bi 供 進 石 碑 - Bia ghi việc cung tiến, khắc năm

Minh Mệnh năm thứ 19 (1838), ghi việc thanh đồng Nho cung tiến cho phủ số ruộng 2 sào 6 thước - trị giá 30 quan, lại công đức lo việc dựng phủ 30 quan cổ tiền, xây xựng bậc đá 100 quan, thanh đồng Hương công đức 2 quan, thanh đồng Danh công đức 10 quan…

3). Bia không đề, khắc năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), ghi việc ông Nguyễn Đăng Dung, người xã Tái Dương, tổng Bằng Lăng, huyện Thượng Phúc, phủ Thường tín tỉnh Hà Nội cùng với vợ con cúng tiến xây dựng phủ 42 quan; Nguyễn Xuân Hào, Chánh tổng tổng Trọng Vĩnh, huyện Đại An cung tiến dựng phủ 10 quan, xây bậc đá 5 quan…

4). Bia không đề, khắc năm Tự Đức thứ 14 (1861), do Tiến sĩ Trần Huy Côn, người Thiên Bản soạn, ghi việc Vệ Trung Thủy ngẫm rằng, mỗi khi ra khơi vào bến chẳng biết cầu vọng vào đâu, chỉ biết nương nhờ cửa Mẫu nên đã cúng ruộng cho phủ để lo giỗ Mẫu…

5). Cung tiến bi ký 供 進 碑 記 - Bia ghi việc cung tiến, khắc năm Tự


Đức năm thứ 19 (1866), ghi việc thủ từ của phủ Tiên Hương là Cao Thị Cẩn cùng dân và họ sửa đền, gồm thượng điện, nội điện, hành lang, xong việc, khắc bia ghi tên người cúng tiền, trong đó có một nửa là lính thủy ở Nam Định…

6). Tiến cúng điền bi 供 進 田 碑 - Bia cung tiến ruộng, dựng năm Thành

Thái thứ 4 (1892), ghi việc thủ từ phủ Chính là Ni Cẩn cùng thiện tín thập phương cúng ruộng cho phủ, trong đó có 3 mẫu 3 sào để dân sở tại làm lễ và 3 sào giao cho Lý trưởng gánh việc đốc lễ…

7). Bia không đề, khắc năm Thành Thái thứ 4 (1892), do Cửu phẩm Phạm Đình Kỳ soạn, ghi việc, phủ Mẫu trong xã trước đây vốn đã có ruộng hương hỏa nhưng hoa lợi thu được không đủ làm lệ, hằng năm tiến hành phải bổ bán hết sức vất. Vì vậy, quyết định để thêm số ruộng 2 mẫu 1 sào 7 thước, lại thêm 600 quan tiền để cho vay lấy lãi làm giỗ Mẫu.

8). Dân tộc cúng ngân bi ký 民 族 供 銀 碑 記 - Bia ghi việc người trong

họ cúng tiền, khắc năm Duy Tân năm thứ 8 (1914), ghi tên những người trong họ Trần cung tiến vào phủ, trong đó có chép: Trưởng phái họ Trần dòng dõi Mẫu là ông Trần Bình Hành - Cử nhân khoa Tân Mão, Huấn đạo huyện Việt Yên, Hàn lâm viện Biên tu. Lầu vọng nguyệt, lầu chuông, gác trống trước cửa phủ vốn là ruộng của họ Trần, tổng diện tích 4 sào.

9). Bản huyện cúng ngân bi ký 本 縣 供 銀 碑 記 - Bia ghi việc công đức

tiền trong bản huyện, khắc năm Duy Tân thứ 8 (1914), ghi việc dân xã Tiên Hương cùng 12 tổng của huyện Vụ Bản, tổng Đồng Đội cúng tiền vào việc tu sửa đền - phủ, đồng thời liệt kê rõ tên những người cung tiến…

10). Thập phương cúng ngân bi ký 十 方 供 銀 碑 記 - Bia ghi việc cúng

tiền công đức của thập phương, khắc năm Duy Tân năm thứ 8 (1914), ghi việc các thiện tín thập phương cúng tiền tu bổ đền Chính - phủ Tiên Hương, trong đó có ông Đặng Văn Đốc, Chánh tổng tổng Vỉ Nhuế, nơi


Mẫu giáng sinh lần thứ nhất.

11). Quan lại cúng ngân bi ký 官 吏 供 銀 碑 記 - Bia ghi việc các quan công đức tiền, khắc năm Duy Tân thứ 8 (1914), ghi tên quý quan đóng góp tiền tu bổ đền Chính - phủ Tiên Hương. Trong đợt tu bổ này, có sự tham gia của ông Đoàn Triển, Tổng đốc Nam Định, cùng các vị Tổng đốc, Tuần phủ ở Nghệ An, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, các quan Đốc học, tiến sĩ về hưu, các quan Học chính, các quan chủ chốt của các tỉnh, huyện…

12). Bia không đề, khắc năm Duy Tân thứ 9 (1915), do Đoàn Triển, Tổng đốc Nam Định soạn, ghi việc khi ông về Nam Định nhậm chức Tổng đốc, người họ Trần trong làng đến trình việc xin tu bổ đền và mong ông ủng hộ. Việc được chấp thuận, cùng tiến hành xây 4 tòa theo kiểu mới, sửa 9 tòa lầu tả hữu vu, mở rộng tường bao, đắp hoa biểu, tạo nguyệt hồ. Trong đợt tu bổ này, những người đốc công gồm: Huấn đạo huyện Việt Yên Trần Bình Hành, Tú tài Thanh Oai Nghiêm Đinh Dao và Bắc Kỳ dân Hội nghị viên Trần Bá Hợp…

13). Tiên Hương phủ từ tự điền bi ký 仙 鄉 府 祠 祀 田 碑 記 - Bia ghi

ruộng hương hỏa đền - phủ Tiên Hương, khắc năm Khải Định thứ 10 (1925), do Tri huyện Vụ Bản Đặng Huy Hoàn soạn, ca ngợi Thánh Mẫu Tiên Hương là vị thần nữ rất thiêng, giáng sinh xuống đất Thiên Bản. Dưới thời Lê, bà Trịnh Thái phi là người khởi xướng lập ra hội hoa trượng để tạ ơn Mẫu, huyện hào có giao số ruộng tư diện tích 1 mẫu 8 sào 5 thước cho dân sở tại canh tác lấy hoa lợi lo việc giỗ Mẫu.

14). Bản huyện tập phúc phả tự điền bi 本 縣 集 福 譜 記 田 碑 - Bia ghi

việc cúng ruộng phục vụ việc thờ tự của Hội Tập phúc trong huyện, khắc năm Bảo Đại thứ 5 (1930), do Trần Lê Thăng, người làng soạn, ghi: Dưới thời Minh Mạng, tiền nhân cúng ruộng có khắc mộc bài biểu dương, lâu ngày mục nát, nay cho khắc bia ghi lại. Số ruộng vốn đã giao cho dân sở tại canh tác lấy hoa lợi lo việc giỗ Mẫu vào mùng Ba tháng Ba, gồm 1 mẫu 5 sào. Cỗ giỗ gồm có 1 lợn con và 100 bánh giày, cùng


hoa quả tùy theo điều kiện…

15- Vụ Bản huyện biền bi ký 務 本 縣 弁 碑 記 - Bia ghi việc Hội Biền binh huyện Vụ Bản, khắc năm Bảo Đại thứ 9 (1934), do Trần Xuân Thiều, Đốc học Bắc Ninh đã về hưu soạn, ghi việc: Trước đây, các biền binh đã cúng ruộng lo việc giỗ Mẫu, mỗi khi tế lễ còn được biếu lộc. Nay lại cúng thêm 5 sào và 20 đồng để sửa vọng lâu, lầu chuông, gác trống…

+ Đại tự, câu đối:

Cũng theo kết quả khảo sát của Dương Văn Vượng, tại thời điểm ông khảo sát, ở phủ Tiên Hương hiện còn lưu giữ 15 bức đại tự và hàng chục câu đối, một số cuốn thư cổ sơn son thếp vàng ca ngợi thân thế, công lao, đức hạnh của Thánh Mẫu để tỏ lòng kính ngưỡng của thiện tín thập phương đối với Mẫu.

Gần đây, trong phủ, đã bổ sung thêm khá nhiều hoành phi câu đối mới được cung tiến hoặc đắp lại trên nghi môn, cột biểu trong những lần trùng tu gần đây. Về nội dung và hình thức, đại tự, cuốn thư, câu đối tại phủ Tiên Hương cũng rất phong phú, đa dạng, tập trung ca ngợi Thánh Mẫu, bày tỏ niềm tin, sự kính ngưỡng Thánh Mẫu, đặc biệt, còn có một số đại tự do người Hoa cung tiến, tiêu biểu như:

Từ ân viễn tí 慈 恩 遠 庇 - Mây lành che phủ muôn nơi.

(Đại tự do Lâm Thông Ký kính dâng năm Tự Đức thứ 31 - 1878).

Từ vân phúc hải 慈 恩 覆 海 - Mây lành che phủ biển khơi.

(Đại tự do Trầm Bính Thành kính dâng năm Quang Tự thứ 19 - 1893)

三 世 輪 迴 于 潙 汭 于 雲 葛 于 峨 山 五 百 餘 年 光 實 錄,歷 朝 葩 袞 為 帝 女 為 大 王 為 眾 母 亿 千 萬 古 奠 名 邦.

Tam thế luân hồi, vu Vỉ Nhuế, vu Vân Cát, vu Nga Sơn, ngũ bách dư niên quang thực lực,

Lịch triều ba cổn, vi đế nữ, vi đại vương, vi chúng mẫu, ức thiên vạn cổ điện danh bang.

Ba kiếp luân hồi, xuống Vỉ Nhuế, xuống Vân Cát, xuống đất Nga Sơn, hơn năm trăm năm qua, sự tích mãi sáng ngời thực lục,

Các triều phong tặng, là con vua, là đại cương, là mẹ tối thượng, dẫu ngàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023